Đề tài: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
lượt xem 22
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: tổ chức thương mại thế giới', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
- Luận văn Đề tài: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
- Mục lục LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3 Chương 1: ................................................................ .......................................... 5 TỔNG QUAN CHUNG VỀ WTO ..................................................................... 5 I. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổ chức thương mạ i Thế G iới (WTO) . 5 II. Cơ cấu của tổ chức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) .................... 8 1. Mục tiêu: ...................................................................................................... 8 2. Chức năng: ................................................................................................... 8 3. Nguyên tắc cơ bản: ......................................................................................... 9 4. Cơ cấu tổ chức của WTO ............................................................................. 12 5. Cơ chế vận hành của WTO ........................................................................... 15 III. Nội dung chính các hiệp đ ịnh của WTO ..................................................... 16 1. Thương mại Hàng hoá ................................ .................................................. 17 2. Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đ ến thương mại (TRIMs) ............. 19 3. Thương mại dịch vụ ..................................................................................... 20 4. Quyề n sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mạ i (TRIPS) .............................. 23 5. Cơ chế giải quyết tranh chấp ................................ ........................................ 24 Chương 2: ................................................................ ........................................ 29 I. Lịch sử gia nhậ p WTO của Việt Nam ........................................................ 29 1. Tiế n trình Việt Nam gia nhập WTO phải trải qua 6 giai đoạn .................... 29 2. Các mốc đánh dấu chặ ng đường gia nhập WTO của Việt Nam .................. 30 II. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ................................................. 31 1. Về cam kết đa phương................................................................................ 31 2. Cam kết về thuế nhậ p khẩ u ................................ ........................................ 34 3. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ........................................................ 35 Thuận lợi và khó khăn khi Việ t Nam gia nhập WTO .............................. 39 III. 1. Những khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO................................. .......... 39 2. Những thuậ n lợi khi Việt Nam gia nhập WTO ........................................... 41 Chương 3: ................................................................ ........................................ 43 I. Thành tựu đạt được sau 5 năm gia nhập WTO ........................................... 43 II. Khó khăn ..................................................................................................... 48
- III. Giải pháp .................................................................................................... 49 KẾT LUẬN ................................ ...................................................................... 52 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia không ngừng hội nhập, WTO là một đặc trưng cho quá trình toàn cầu hóa. WTO là tên viết tắt của “Tổ chức thương mại Thế Giới”, khi gia nhập vào tổ chức này các thành viên sẽ bị ràng buộc các điều khoản, đổi lại họ sẽ hưởng được những đặc quyền mà các nước không phải là thành viên sẽ không có. Mục đích của việc thành lập WTO là tạo một thị trường kinh tế cạnh tranh công bằngtự do, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại. Bất kể là một quốc gia mạnh hay yếu khi gia nhập vào tổ chức này sẽ được đãi ngộ như nhau. WTO là xu thế của thời đại mà hầu hết các nước trên thế giới đều hướng tới. Hiện nay các nước có nền kinh tế phát triển đều là thành viên của WTO. 11/1/2007 một bước ngoặc mới mở ra cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Sự kiện này đã đ ánh dấu kinh tế Việt Nam mở cửa, đó là một bước tiến trong quá trình hội nhập của chúng ta. Vị thế Việt Nam sẽ dần được nâng cao, thế giới sẽ nhìn thấy sự năng động của nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO là đ òn bẩy cho quá trình công hiện hóa hiện đại hóa đất nước, tiến nhanh đến nền kinh tế công nghiệp hiện đại, cùng các cường quốc bước vào nền văn minh mới nền văn minh công nghệ. WTO là gì? Cơ cấu tổ chức như thế nào? Nguyên tắc hoạt đ ộng ra sao? Việt Nam phải kí những cam kết gì để được hưởng lợi ích từ tổ chức này? Nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào khi là thành viên của WTO? Đâu là cơ hội để Việt Nam tận dụng để phát triển đất nước, đâu là khó khăn thử thách mà Việt Nam cần có chiến lược vượt qua? Giải pháp nào cho những khó khăn đó? Và Việt Nam đã đạt đ ược những thành tựu gì sau khi gia nhập WTO? Đó là nội dung mà nhóm 4 đ ã tìm hiểu và trình bài dưới đây.
- Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ WTO I. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) Sau Chiến tranh Thế giới II, nhằ m khôi phục sự phát triể n kinh tế và thương mạ i, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quố c tế, đồ ng thời với sự ra đời của các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và gắn bó chặt chẽ với các định chế này. Ban đầu, các nước dự k iến thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên mô n thuộc Liên Hiệp Quốc. Tháng 2/1946, Hội đồ ng Kinh tế - Xã hộ i Liên Hiệp Quốc triệu tập mộ t Hộ i nghị Liên Hiệ p Quốc về Thương mại và Việc làm với mục tiêu dự thảo Hiế n c hương cho Tổ chức Thương mạ i Quố c tế. Dự thảo Hiế n chương thành lập ITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mạ i thế giới mà còn mở rộ ng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạ n chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ. Công việc chuẩn bị c ho hiến chương này đã được các quốc gia tiến hành trong năm 1946 và 1947. Từ tháng 4 đến tháng 10/1947, các nước đã tiế n hành một hộ i nghị chuẩn bị toàn diện. Tại hội nghị này, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các công việc liên quan đến hiến chương thành lập ITO, các nước còn tiến hành đàm phán đ ể giả m và ràng buộc thuế quan đa phương. Trong vòng đàm phán đầu tiên, các nước đã đưa ra được 45.000 nhân nhượng thuế quan có ảnh hưởng đến khố i lượng thương mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoả ng 1/5 tổng giá trị thương mại Thế giới. Các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và "tạ m thời" một số quy tắc thương mại trong Dự thảo Hiến chương ITO nhằ m bảo vệ giá trị của các nhân nhượng nói trên. Kết quả trọn gói gồ m các quy định thương mạ i và các nhân nhượng thuế q uan được đưa ra trong "Hiệp đinh chung về Thuế quan và Thương mạ i (GATT)". Theo dự kiế n, Hiệp định GATT sẽ là mộ t hiệp định phụ trợ nằ m trong Hiến chương ITO. Cho đến thời điểm cuối 1947, Hiế n chương ITO vẫn chưa được thông qua. Chiến tranh Thế giới II vừa kết thúc, các
- nước đều muố n sớm thúc đẩy tự d o hoá thương mạ i và bắt đầu khắc phục những hậu quả của các biện pháp bảo hộ còn sót lại từ đầu những năm 1930. Do vậy, ngày 23/10/1947, 23 nước đã ký "Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời (PPA)", có hiệu lực từ 1/1/1948, thông qua nghị định thư này, Hiệp định GATT đã được chấp nhận và thực thi. Trong thời gian đó, Hiến chương ITO vẫ n tiếp tục được thảo luận. Cuối cùng, tháng 3/1948, Hiến chương ITO đ ã được thông qua tại Hộ i nghị về Thương mạ i và Việc làm của Liên Hiệp Quốc tại Havana. Tuy nhiên, quốc hộ i của một số nước đã không phê chuẩ n Hiế n chương này. Đặc biệt là Quốc hội Mỹ rất phản đối Hiến chương Havana, mặc dù Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò rất tích cực trong việc nỗ lực thiế t lập ITO. Tháng 12/1950, Chính phủ Mỹ chính thức thông báo sẽ không vận độ ng Quốc hộ i thông qua Hiến chương Havana nữa, do vậy trên thực tế, Hiến chương này không còn tác dụng. Và mặc dù chỉ là tạ m thời, GATT trở thành công cụ đ a phương duy nhất điề u chỉnh thương mạ i quốc tế từ năm 1948 cho đ ến tậ n năm 1995, khi Tổ chức Thương mạ i Thế giới (WTO) ra đời. Trong 48 năm tồ n tại, GATT đã tổ chức 8 vòng đàm phán: Địa điểm/Tên C hủ đề đàm phán Số nước Năm Thuế quan 23 1947 Geneve Thuế quan 13 1949 A nnecy Thuế quan 38 1951 Torquay Thuế quan 26 1956 Geneva Geneva Thuế quan 26 1960-1961 (Vòng Dillon) Thuế quan và các biện pháp chố ng Geneva 62 1964-1967 bán phá giá (Vòng Kenedy) Thuế quan, các biện pháp phi thuế Geneva 102 1973-1979 quan và các hiệp định “khung” (Vòng Tokyo) Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan,dịch vụ, đ ầu tư, sở hữu trí tuệ Geneva giải quyết tranh chấp, hàng dệt, 123 1986-1994 (Vòng Uruguay) nông nghiệ p, thành lập WTO, v.v....
- Năm vòng đàm phán đầu tiên chủ yế u tập trung vào đàm phán giả m thuế quan. Bắt đầu từ Vòng đàm phán Kenedy, nộ i dung của các vòng đàm phán mở rộng dần sang các lĩnh vực khác. Vòng đàm phán cuối cùng "Vòng Uruguay" đã mở rộ ng nộ i dung sang hầ u hết các lĩnh vực của thương mại bao gồ m: thương mạ i hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... Có thể nói, trong 48 năm tồ n tạ i của mình, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy và đ ảm bảo thuậ n lợi hoá và tự do hoá thương mạ i thế giới. Số lượng các bên tham gia cũng tăng nhanh. Cho tới trước khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1/1/1995, GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập. Nộ i dung của GATT ngày mộ t bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giả m thuế quan cho tới các biệ n pháp phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đ ến năm 1995, mức thuế trung bình của các nước phát triể n chỉ còn khoả ng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát triển còn khoả ng 15%. Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp đ ịnh GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đ ổi và cập nhật để thích ứng với điề u kiệ n thay đổi của môi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định riêng biệt cũng đạt được trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp định Thương mại đa phương về Thương mạ i Hàng hoá. Vòng đ àm phán Uruguay cũng thông qua mộ t loạt các quy định mới điều chỉnh thương mại Dịch vụ và Quyề n Sở hữu Trí tuệ liên quan đến thương mạ i. Một trong những thành công lớ n nhất của vòng đàm phán lần này là, cuối Vòng đàm phán Uruguay, các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization , viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Geneve, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhắm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do hóa thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai
- Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 16 tháng 12 năm 2011, WTO có 155 thành viên. II. Cơ cấu của tổ chức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 1.Mục tiêu: Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ c ho sự phát triể n ổn định, bề n vững và bảo vệ môi trường; Thúc đẩy sự phát triể n các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mạ i đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đ ảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triể n nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mạ i quố c tế, phù hợp với nhu cầu phát triể n kinh tế của các nước này và khuyế n khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới; Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đả m các quyề n và tiêu chuẩn lao động tối thiể u được tôn trọng. 2.Chức năng: Theo Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản như sau: - Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và tiến hành các mục tiêu của Hiệp định này và các Hiệp đ ịnh thương mại đa biên khác, cũng như các Hiệ p định nhiề u bên. - Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước này về các vấ n đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO, và thực thi kết quả của các cuộc đàm phán đó. - Giả i quyết tranh chấp giữa các nước thành viên trên cơ sở Quy định và Thủ tục Giả i quyết Tranh chấp. - Thực hiệ n rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại
- - Nhằ m đạt được một sự nhất quán hơn nữa trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, khi thích hợp, WTO sẽ p hối hợp với IMF, WB và các cơ quan của các tổ chức này. 3. Nguyên tắc cơ bản: WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tương đ ối phức tạp, bao gồ m trên 60 hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầ u hết các lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy vậ y, tất cả các văn bả n đó đều được xây dựng trên cơ sở năm nguyên tắc cơ bản của WTO. a. Thương mại không có sự phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các quy định về chế độ Đãi ngộ Tố i huệ quố c và Đãi ngộ Quốc gia: Đãi ngộ Tố i huệ quốc (MFN): Đãi ngộ Tối huệ quố c (Most Farvoured Nation-MFN) là một nguyên tắc cơ bản của WTO, được nêu trong Điều I - Hiệp định GATT, điề u II - Hiệ p định GATS và điều IV - Hiệp đ ịnh TRIPS. Theo nguyên tắc MFN, WTO yêu cầu mộ t nước thành viên phả i áp dụng thuế q uan và các quy đ ịnh khác đối với hàng hoá nhập khẩ u từ các nước thành viên khác nhau (hoặc hàng hoá xuất khẩ u tới các nước thành viên khác nhau) một cách bình đ ẳng, không phân biệt đ ối xử. Điều đó có nghĩa là nế u một nước thành viên dành cho sả n phẩm từ bất kỳ nước thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đ ãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đ ãi đó cho sản phẩ m tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. WTO cũng cho phép các nước thành viên được duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc này. Đãi ngộ Quốc gia (Nation T reatment - N T): Trong khi nguyên tắc MFN yêu cầ u một nước thành viên không được phép áp dụng đố i xử phân biệ t giữa các nước thành viên thì nguyên tắc NT yêu cầ u một nước phải đ ối xử bình đ ẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc này quy định rằng, bất kỳ một sản phẩ m nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giớ i (đ ã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tạ i cửa khẩu) sẽ đ ược hưởng sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩ m tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc MFN và NT lúc đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương mạ i hàng hoá, sau khi WTO ra đời thì nó được mở rộ ng cả sang thương mạ i dịch vụ,
- quyền sở hữu trí tuệ liên quan đế n thương mại và các lĩnh vực khác, tuy vậ y mức độ áp dụng của quy tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau. Là những cấu thành cơ bả n của nguyên tắc không phân biệt đố i xử giữa các thành viên Tổ chức Thương mạ i quốc tế (WTO), tuy nhiên, trong các quy định của WTO, yêu cầu này được áp dụng ở mức độ khác nhau theo từng lĩnh vực: - Trong thương mạ i hàng hoá: MFN và NT được áp dụng tương đố i toàn diệ n và triệt để. - Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những lĩnh vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tuỳ thuộ c vào kết quả đ àm phán các cam kết cụ thể. - Trong lĩnh vực đ ầu tư: WTO chưa có một hiệp định đầu tư đa biên, mớ i đạt được Hiệp đ ịnh về các Biệ n pháp đầu tư liên quan đến thương mại, và quy chế MFN và NT chỉ giới hạ n ở Hiệp định này. Tuy nhiên, trong luậ t pháp đầu tư nước ngoài của các nước, quy chế MFN và NT được áp dụng phổ b iến và trên nhiề u lĩnh vực. - Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ : các đãi ngộ quốc gia trên đ ã được thể chế hoá cụ thể và phổ biến trong các công ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ. b. Chỉ bảo hộ bằng thuế quan Trong WTO, việc bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa không bị ngăn cấm. Tuy nhiên, WTO đưa ra một nguyên tắc là các nước chỉ đ ược thực hiệ n bảo hộ chủ yếu thông qua thuế q uan, c hứ không được sử dụng các biệ n pháp thương mạ i khác. Mục tiêu của nguyên tắc này đ ể đả m bảo sự minh bạch c ủa việc bảo hộ và giảm thiểu những tác dụng bóp méo thương mạ i phát sinh. c. Tạo d ựng mộ t nền tảng ổn định cho thương mại Một nguyên tắc cơ bả n của WTO là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định cho thương mại quốc tế, thông qua việc các nước ràng buộc thuế quan của mình. Các nước chỉ có thể tăng thuế quan sau khi đã tiến hành đàm phán lạ i và đ ã đền bù thoả đáng cho lợi ích các bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó. Đ ể đảm bảo nguyên tắc này, các nước thành viên WTO còn có nghĩa vụ phả i minh bạch hoá các quy định thương mạ i của mình, phả i thông báo mọ i biệ n pháp đang áp dụng và ràng buộc chúng (tức là cam kết sẽ không thay đổ i theo chiều hướng bất lợi cho thương mại, nế u thay đ ổi phả i được thông báo, tham vấn và bù trừ hợp lý). Tính dự báo được nhằm giúp các nhà kinh doanh nắm rõ
- tình hình hiện tạ i cũng như xác định được cơ hộ i của họ trong tương lai. Nguyên tắc này giúp cho môi trường kinh doanh có tính ổn định và lành mạnh. d. Thương mạ i ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán WTO đ ảm bảo thương mạ i giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Kể từ năm 1948 đến nay, G ATT, mà nay là WTO, đã tiến hành 8 vòng đ àm phán để giả m thuế quan, gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường. Để thực hiệ n nguyên tắc thương mại ngày càng tự do này, WTO đ ảm nhận chức năng là diễ n đàn đàm phán thương mạ i đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại. Trước Hộ i nghị Bộ trưởng WTO ngày 30/11-3/12 tạ i Seattle, các nước thành viên WTO đã kỳ vọ ng sẽ có thể đ ưa ra mộ t vòng đàm phán mới có tên là Vòng đàm phán Thiên niên kỷ nhằ m mục tiêu tự do hoá thương mại một cách toàn diệ n và sâu rộng hơn nữa. Song do bất đồng quan điể m giữa các quốc gia thành viên nên Hộ i nghị này đã không thể đưa ra một Tuyên bố chung về các nộ i dung và lịch trình đàm phán cụ thể. Trong thờ i gian gần đây, các nước đã có nhiề u nỗ lực để thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại đa phương hơn nữa, và trong tháng 2/2000 vừa qua, WTO đã nhất trí tiến hành đàm phán tự do hoá thương mạ i dịch vụ và nông sản bắt đầu từ tháng 2 và tháng 3/2000. e. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Tất cả các Hiệp định của WTO như về nông nghiệp, dịch vụ, quyề n sở hữu trí tuệ... đều nhằ m mục tiêu tạo một môi trường cạ nh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các quố c gia. f. Hạn ch ế số lượng hàng nhập khẩ u Theo quy định của WTO, các nước sẽ loại bỏ tất cả hạn chế số lượng đối vớ i hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, WTO cũng cho phép các nước thành viên được áp dụng các hạn chế nhập khẩu trong mộ t số trường hợp ngoại lệ như: - Nước nhập khẩu gặp khó khăn về cán cân thanh toán. - Có căng thẳng về ngoạ i hố i (do nhu cầu nhập khẩu vì mục tiêu phát triể n tăng mạ nh, hoặc do các nước này thiế t lập hay mở rộ ng hoạt độ ng sản xuất trong nước). Khi các nước áp dụ ng các ngoại lệ này, các hạn chế số lượng phải được áp dụng trên cơ sở không có sự phân biệt đối xử. g. Nguyên tắc "khước từ" và khả năng áp dụng các hành động khẩn cấp
- Khi tình hình kinh tế hay thương mại của một nước gặp khó khăn nhất thời, WTO cho phép các nước thành viên được tạm thời miễ n không thực hiện những nghĩa vụ nhất định. WTO cũng cho phép các chính phủ được áp dụng các biệ n pháp tự vệ khẩ n cấp trong những trường hợp quy đ ịnh. Các thành viên có thể áp dụng các hạn chế nhập khẩu hay tạ m ngừng các nhân nhượng thuế quan đối với những sản phẩ m cụ thể khi nhập khẩ u các sản phẩ m này tăng mạnh, gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hạ i nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước. h. Các thoả thuận thương mại khu vực WTO thừa nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằ m mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Các liên kết như vậ y được chấp nhận là mộ t ngoạ i lệ của nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quố c (MFN) theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằ m đả m bảo các thoả thuậ n này tạo thuận lợi cho thương mạ i giữa các nước liên q uan song không làm tăng các hàng rào cản trở thương mại vớ i các nước ngoài liên kết. i. Điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển Với 2/3 số thành viên của mình là các nước đang phát triể n và các nề n kinh tế chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đố i xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia này, với mục tiêu đả m bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mạ i đa phương. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đ ang phát triển, các nề n kinh tế chuyể n đổi những linh hoạ t và ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này. 4. Cơ cấu tổ chức của WTO a) Hội nghị bộ trưởng: Hội nghị bộ trưởng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên của WTO. Hội nghị bộ trưởng họp hai năm một lần. Hội nghị bộ trưởng là cơ quan quyền lực cao nhất của WTO. Hội nghị bộ trưởng sẽ thực thi các chức năng của WTO và thực hiện hiện những hành động cần thiết để thực thi các chức năng này. Khi một thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị bộ trưởng cũng có quyền đưa ra những quyết định về
- tất cả các vấn đề thuộc các hiệp định đa biên, theo trình tự ra quyết định được quy định tại Hiệp định thành lập WOT và các hiệp định đa biên. Tính đến thời điểm 12/2005, WTO đã tổ chức được 6 kỳ hội nghị. Hội nghị bộ trưởng lần thứ nhất tổ chức tại Singapore vào tháng 12/1996; lần thứ hai tại Geneva, Thuỵ Sỹ, tháng 5/1998; lần thứ 3 tại Seatle, Mỹ, tháng 12/1999; lần thứ 4 tại Doha, Qatar, tháng 11/2001; lầ n thứ 5 tại Cancun, Mehico, tháng 9/2003; lần thứ 6 tại Hongkong, tháng 12/2005. b) Ðại hội đồng: Ð ại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng thì chức năng của Hội nghị bộ trưởng sẽ do Ð ại hội đồng đảm nhiệm. Như vậy, có thể hiểu Ðại hội đồng là cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng. Khi cần thiết, Ð ại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Khi cần thiết, Ð ại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan rà soát chính sách thương mại. Như vậy, các hoạt động hàng ngày trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội nghị bộ trưởng thuộc trách nhiệm giải quyết của 3 cơ quan: - Ð ại hội đồng. - Cơ quan giải quyết tranh chấp. - Cơ quan rà soát chính sách thương mại. Nhưng theo như quy định của WTO, thực chất, cả 3 cơ quan này chỉ là một. Tức là tuỳ theo từng trường hợp cụ thể: Ð ại hội đồng nhóm họp với các chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan giải quyết tranh chấp hay là của Cơ quan rà soát chính sách thương mại. Cơ quan giải quyết tranh chấp giám sát việc thực thi các thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các thành viên (quy định tại Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp). Cơ quan rà soát chính sách thương mại tiến hành việc phân tích các chính sách thương mại của các nước thành viên (quy định tại Cơ chế rà soát chính sách thương mại).
- c) Các hội đồng; các uỷ ban; các nhóm công tác: Các hội đồng: Các hội đồng trực thuộc Ðại hội đồng, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Ðại hội đồng. Các hội đồng cũng bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Ðại hội đồng có các hội đồng sau: - Hội đồng thương mại hàng hoá - Hội đồng thương mại dịch vụ - Hội đồng về các khía cạnh liên quan đ ến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Chức năng của các hội đồng là giám sát việc thực hiện các hiệp định liên quan đến lĩnh vực của mình. Các hội đồng sẽ nhóm họp khi cần thiết. Các hội đồng này thành lập ra các cơ quan cấp dưới theo yêu cầu. Các u ỷ ban: Hội nghị bộ trưởng thành lập ra các uỷ ban. Các uỷ ban cũng bao gồm các đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Các uỷ ban này đảm nhiệm các chức năng được quy định trong các hiệp định của WTO hoặc các chức năng do Ðại hội đồng giao cho. Tuy cũng trực thuộc Ðại hội đồng nhưng thẩm quyền hoạt động của các uỷ ban hẹp hơn so với các hội đồng. Ðại hội đồng có các uỷ ban sau: - Uỷ ban về thương mại và môi trường. - Uỷ ban về thương mại và phát triển. - Uỷ ban về hiệp định thương mại khu vực. - Uỷ ban về các hạn chế nhằm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. - Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản trị. Các nhóm công tác: Các nhóm công tác cũng trực thuộc Ðại hội đồng nhưng cấp độ nhỏ hơn và hẹp hơn so với các uỷ ban. Ðại hội đồng có nhóm công tác sau: - Nhóm công tác về gia nhập tổ chức. - Nhóm công tác về quan hệ giữa thương mại và đầu tư.
- - Nhóm công tác về tác động qua lại giữa thương mại và chính sách cạnh tranh. - Nhóm công tác về minh bạch trong chi tiêu chính phủ. - Nhóm công tác về thương mại, nợ và tài chính. - Nhóm công tác về thương mạ i và chuyển giao công nghệ. d. Ban thư ký của WTO: Ban thư ký của WTO đặt tại Geneva. Ban thư ký có khoảng 550 nhân viên. Nhân viên của Ban thư ký do Ban thư ký tuyển dụng qua thi tuyển. Ð iều kiện trước tiên là phải thông thạo 3 ngoại ngữ là ngôn ngữ chính thức của WTO là Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Ð ứng đầu Ban thư ký là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc của WTO do Hội nghị bộ trưởng bổ nhiệm, quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, điều kiện phục vụ và thời hạn phục vụ của Tổng giám đốc. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 4 năm.Tổng giám đốc sẽ bổ nhiệm các thành viên của Ban thư ký. Dưới Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc. Các vụ chức năng của Ban thư ký trực thuộc Tổng giám đốc hoặc một Phó tổng giám đốc. Ban thư ký có nhiệm vụ: - Trợ giúp về mặt hành chính và kỹ thuật cho các cơ quan chức năng của WTO (các hội đồng, các uỷ ban, ...) trong việc đ àm phán và thực thi các hiệp định. - Trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển và kém phát triển. - Thống kê và đưa ra phân tích về tình hình, chính sách và triển vọng thương mại thế giới. Hỗ trợ các quá trình giải quyết tranh chấp và rà soát chính sách thương - mại. - Tiếp xúc và hỗ trợ các nước thành viên mới trong quá trình đàm phán gia nhập; tư vấn cho các chính phủ muố n trở thành thành viên của WTO. 5. Cơ chế vận hành của WTO
- Tổ chức thương mại thế giới họp 2 năm một lần dưới hình thức Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên. Ngoài các cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, còn có các cuộc họp của Ðại hội đồng. Trong các cuộc họp của WTO, việc ra quyết định đ ược tiến hành trên cơ sở đồng thuận. Ðây là một thông lệ của GATT 1947 (tổ chức tiền thân của WTO) trước kia và được WTO tiếp tục sử dụng. Cơ chế "đồng thuận" khác với cơ chế "biểu quyết". ở cơ chế biểu quyết (có thể biểu quyết bằng bỏ phiếu, bằng giơ tay, bằng ấn nút điện tử...) quyết định được thông qua kể cả khi không có đ ược 100% số phiếu tán thành, mà tuỳ theo quy định của mỗi tổ chức, mỗi cuộc họp, khi đạt được một tỷ lệ phiếu thuận (tán thành) nhất định thì quyết định đã được thông qua. "Ðồng thuận" là cơ chế ra quyết định mà tại thời điểm thông qua quyết định đó không có thành viên nào (có mặt tại phiên họp) chính thức phản đối quyết định đ ược dự kiến. Ví dụ, tại thời điểm 12/2005, WTO có 148 thành viên, nếu Hội nghị bộ trưởng họp và ra một quyết định nào đó, quyết định đ ược thông qua nếu tất cả 148 nước thành viên đều không phản đối về quyết định đó thì gọi là đồng thuận. "Ðồng thuận" cũng khác với "nhất trí". Nhất trí là biểu quyết với 100% tán thành, tức là đạt được 100% số phiếu thuận. Nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng và Ðại hội đồng, mỗi thành viên của WTO có một phiếu. Cộng đồng châu Âu thực hiện quyền bỏ phiếu thì họ sẽ có số phiếu tương đương với số lượng thành viên của cộng đồng là thành viên của WTO. Các quyết định của Hội nghị bộ trưởng và Ðại hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số phiếu. III. Nội dung chính các hiệp định của WTO C ác t hành v iên W TO đ ã k ý k ế t k ho ả ng 3 0 h i ệ p đ ị nh k hác n hau đ i ề u c h ỉ nh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp đ ịnh này nằ m trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mạ i Thế giới WTO) được ký kết tại Marr akesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bố n phụ lục đó bao gồm các hiệ p định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế,
- cơ chế giả i quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mạ i của các nước thành viên, các thỏa thuận t ự n guy ệ n c ủ a m ộ t s ố t hành v iên v ề mộ t s ố v ấ n đ ề k hông đ ạ t đ ư ợ c đ ồ ng t hu ậ n t ạ i d i ễ n đ àn c hung. C ác n ư ớ c m u ố n t r ở t hành t hành v iên c ủ a W TO p h ả i k ý k ế t v à p hê chuẩ n hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏ a thuậ n tự nguyện. - Hiệp định chung về Thuế q uan và Thương mại 1994 (GATT 1994) - Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) - Hiệp định về Các khía cạnh liên q uan đến Thương mạ i của Quyền sở hữu Trí tuệ (TRIPS) - Hiệp định về các Biện pháp Đ ầu tư liên quan đén Thương mạ i (TRIMs) - Thỏa thuậ n về cơ chế giả i quyết tranh chấp 1. Thương mại Hàng hoá Hiệp định chủ c hốt điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng hoá của WTO là GATT 1994. N ội dung cơ bản của GATT: GATT đưa ra các nguyên tắc cơ bả n để tiến hành thương mạ i hàng hoá giữa các nước thành viên, đó là nguyên tắc MFN, NT, không hạn chế số lượng, các hiệp định thương mạ i khu vực, các điều khoản ưu tiên và ưu đãi dành cho các nước đang và chậ m phát triể n, các quy tắc về đàm phán, ràng buộc thuế q uan và đàm phán lại... GATT cũng có các điề u khoản cơ bả n về các vấn đề chống bán phá giá, xác định trị giá hải quan, trợ cấp, tự vệ k hẩn cấp... tuy nhiên những điề u khoản này chưa đầy đủ và chi tiết, sau này chúng đã được cụ thể hoá thành các hiệp định riêng biệt. Mục tiêu cơ bản của GATT là tạo cơ sở để tiến hành giảm thuế quan không ngừng và ràng buộc chúng. Đ ến khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, các nước thành viên đã đưa ra các cam kết ràng buộc thuế đ ối với hầ u hết các mặt hàng công nghiệp nhậ p khẩu. Sau Vòng đ àm phán Uruguay, các nước phát triển cam kết tiến hành cắt giả m thuế quan hàng công nghiệp từ 6,3% xuống còn trung bình là 3,8% trong vòng 5 năm, tính từ 1/1/1995. Giá trị hàng hoá nhập khẩu vào các nước này được miễ n thuế hoàn toàn lê n tới 44% (từ 20%). Số lượng các sản phẩ m phả i chịu thuế suất hải quan cao giảm xuống, số dòng thuế nh ập khẩu từ tất cả các nước phải chịu
- thuế suất trên 15% giả m từ 7% xuố ng còn 5% (riêng đối với các nước đang phát triển thì mức giảm này là từ 9% xuố ng 5%). Ngày 26/3/1997, 40 nước chiế m 92% thương mạ i thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã nhất trí miễ n thuế và các loạ i phí khác cho tất cả các sản phẩ m công nghệ thông tin nhập khẩ u kể từ năm 2000. Số lượng các dòng thuế được ràng buộc cũng tăng nhanh. Các nước phát triển cam kết ràng buộc 99% dòng thuế của họ (từ mức 77%), các nước đang phát triển ràng buộc 73% (từ 21%), các nền kinh tế chuyển đ ổi 98% từ (73%). Như vậ y, nộ i dung chủ yế u của GATT là giả m và ràng buộc thuế quan hàng công nghiệp. Ngoài các danh mục ràng buộ c thuế quan của các nước thành viên, GATT tạo cơ sở đ ể tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán giả m thuế hơn nữa trong tương lai. GATT còn bao gồ m cả các cam kết mở cửa thị trường của các quố c gia. Các cam kết này là mộ t phầ n không thể tách rời của Hiệp định GATT. Bên cạ nh đó, GATT cũng quy định những thủ tục cần thiết như tham vấ n, bồi thường khi một nước muố n rút bỏ một ràng buộc thuế quan của mình, trong những trường hợp đặc biệt, cụ thể. GATT cũng có các quy định về các vấ n đề như định giá tính thuế, hạ n chế số lượng, tự vệ khẩn cấp, trợ cấp, bảo vệ cán cân thanh toán, gia nhập, rút lui, miễn trừ... Tuy vậ y, trong khuôn khổ của GATT thì các vấn đề này chưa được đề cập chi tiết, cụ thể, theo kịp tình hình thương mạ i quố c tế. Vì vậy, sau Vòng đàm phán Uruguay, các nước thành viên đã nhấ t trí đưa ra các hiệp định cụ thể về các vấn đề này, bao gồ m: - Hiệp định Nông nghiệp (AoA) - Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh Dịch tễ (SPS) - Hiệp định Dệt may (ATC) - Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật Cản trở Thương mại (TBT) - Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đ ến Thương mại (TRIMs) - Hiệp định Chống Phá giá (Anti-dumping) - Hiệp định Trị giá Hải quan (ACV) - Hiệp định về G iám định Hàng hoá trước khi xuố ng tầu (PSI) - Hiệp định về Q uy tắc Xuất xứ (Rules of Origin) - Hiệp định về G iấy phép Nhập khẩu (Import Licensing) - Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng (SCM) - Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ (AoS)
- 2. Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) Trước đ ây, khi bắt đầu Vòng đ àm phán Uruguay, các bên có tham vọ ng đi dến mộ t hiệp định đầu tư đa phương tương đối toàn diện, đ ề cập đến cả các vấn đề chính sách có tác độ ng tới lưu chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài, vấ n đề áp dụng các nguyên tắc của GATT là Đãi ngộ quố c gia (cho các công ty nước ngoài được hưởng các quyền lợi tương tự như các công ty trong nước về đầu tư, thành lập và hoạt động trong nộ i địa) và nguyên tắc Tối huệ quốc (không cho phép các nước phân biệt đối xử giữa các nguồn đ ầu tư khác nhau) trong đầu tư. Tuy nhiên, những đề xuất, mặc dù được các nước phát triển rất ủng hộ, đã vấp phải sự phản đối mạ nh mẽ từ phía các nước đang phát triển, với lý do là khuôn khổ GATT không cho phép đàm phán các vấn đề đầu tư và nếu tiế n hành đàm phán thì phải đ ưa cả vấn đ ề buôn bán giữa các công ty xuyên quố c gia như giá chuyển nhượ ng, các biệ n pháp hạn chế kinh doanh và các hành vi khác vào phạ m vi đàm phán. Kết quả là trong vòng đàm phán này, các nước chỉ đề cập đ ến đ ầu tư trong một phạm vi hẹp - các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Trong số rất nhiều các biệ n pháp đầu tư có tác động bóp méo thương mại, Hiệp định TRIMs không cho phép các nước thành viên áp dụ ng 5 biện pháp được coi là vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quố c gia và không hạ n chế số lượng sau đây: Các TRIMS không phù hợp với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, tức là gây ra sự phân biệt đối xử giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩ u: - Yêu cầu các doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩ m có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồ n cung cấp trong nước. - Yêu cầu doanh nghiệp chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩ m nhập khẩu được giới hạn trong mộ t tổng số tính theo số lượng hoặc giá trị sản phẩ m nộ i địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu. Các TRIMS không phù hợp với điều XI - Hiệp đ ịnh GATT về nghĩa vụ loạ i bỏ các biệ n pháp hạn chế định lượng đ ối với xuất, nhập khẩu: - Hạ n chế việc doanh nghiệp nhập khẩ u dưới hình thức hạ n chế chung hoặc hạn chế trong một tổng số liên quan đ ến số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước mà doanh nghiệp đó xuất khẩ u.
- - Hạn chế việc doanh nghiệp nhậ p khẩu bằng cách hạ n chế khả năng tiếp cận đến nguồ n ngoại hối liên quan đ ến nguồ n thu ngoạ i hố i của doanh nghiệ p này. - Hạn chế việc doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu các sản phẩ m cho dù được quy định dưới hình thức sản phẩ m cụ thể hay dưới hình thức số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp. Các nước được hưởng mộ t khoả ng thời gian chuyể n tiếp đ ể loạ i bỏ dần dần các biện pháp nêu trên. Thời gian chuyển tiếp với các nước phát triển là 2 năm, với các nước đang phát triể n là 5 năm và các nước chậm phát triển là 7 năm, tính từ ngày 1/1/1995. 3. Thương mại dịch vụ Ngày nay, hoạt đ ộng thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên WTO được điều chỉnh bởi Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS). GATS bao gồ m: - Các quy định và nguyên tắc chung được trình bày trong Hiệp định chung - Các phụ lục của GATS và các quyế t định cấp Bộ trưởng Phụ lục về Miễn trừ MFN Phụ lục về Di chuyể n của tự nhiên nhân của dịch vụ Phụ lục về Dịch vụ Vận tải hàng không Phụ lục về Dịch vụ tài chính Phụ lục về Vậ n tải biển Phụ lục về Viễ n thông cơ bản - Các cam kết của từng nước về các lĩnh vực dịch vụ cụ thể, về áp dụng MFN, NT và mở cửa thị trường trong các lĩnh vực đó. N ội dung cơ bản của Hiệp định GATS Hiệp định GATS bao gồ m 29 điề u khoản, quy định các quy tắc và nghĩa vụ cơ bản. Các lĩnh vực dịch vụ đ ược điều chỉnh bởi GATS bao gồ m mộ t diện rộ ng với 11 ngành và 155 tiểu ngành, được phân định thống nhất theo danh mục CPC (Danh mục phân loại sản phẩ m theo tiêu chuẩ n Liên hợp quốc). GATS đề cập đến lĩnh vực rộng lớ n này qua bốn phương thức cung cấp dịch vụ: - C ung cấp d ịch vụ qua biên giới: Dịch vụ được cung cấp thông qua sự vậ n động của bả n thân dịch vụ đó xuyên biên giới, tức là được cung cấp từ lãnh thổ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO "
33 p | 645 | 354
-
Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới"
115 p | 408 | 203
-
Đề tài "Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO"
19 p | 206 | 81
-
ĐỀ TÀI:" Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế "
75 p | 230 | 77
-
Đề Tài Giới Thiệu Tổ chức thương mại thế giới WTO
69 p | 220 | 67
-
ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới tới ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012”
91 p | 162 | 31
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
105 p | 134 | 29
-
Đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
168 p | 128 | 28
-
Đề tài ”Dự báo về tác động của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ Việt Nam – Những giải pháp đề xuất”
78 p | 131 | 25
-
Luận văn: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật Việt Nam
98 p | 141 | 24
-
Đề tài: “Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển.”
65 p | 116 | 23
-
Tiểu luận: Sở hữa trí tuệ và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO
13 p | 89 | 14
-
Luận văn Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
83 p | 97 | 14
-
Đề tài " Dự báo về tác động của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ Việt Nam – Những giải pháp đề xuất "
72 p | 96 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
160 p | 62 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan
106 p | 48 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới
123 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn