intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Hoan Hỷ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:49

317
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam" có kết cấu nội dung gồm 2 chương: Chương 1 lý luận chung và cơ sở pháp lý của tội chống người thi hành công vụ, chương 2 tình hình, nguyên nhân và một số giải pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam

  1.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay  tội phạm chống người thi hành công vụ  gia tăng với nhiều  tính chất, mức độ, nhiều loại công cụ  phương tiện khác nhau. Đe dọa đến tính  mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ. Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam  hiện hành đã thể  hiện thái độ  thông qua việc quy định hành vi chống người thi   hành công vụ là tội phạm, tuy nhiên tùy vào tính chất và  mức độ nguy hiểm của  hành vi, phụ  thuộc vào các khách thể  bị  xâm hại cũng như  động cơ, mục đích   của người phạm tội, nhà làm luật đã xây dựng các điều luật, các khoản khác  nhau đối với những hành vi có dấu hiệu "chống người thi hành công vụ". Pháp  luật hình sự hiện hành quy định về xử lý đối với tội phạm này đã khá chặt chẽ,  tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế như hình phạt còn nhẹ chưa  đủ  sức răn đe, quy định xử  lý còn bỏ  lọt tội phạm, văn bản hướng dẫn không  còn phù hợp… Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  hành  vi  chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự  Việt Nam  là thật sự  cần  thiết. Thông qua việc nghiên cứu này có thể tìm ra hướng hoàn thiện những quy  định của pháp luật hình sự trong việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu  tranh, phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ và tiến tới hạn chế,  đẩy lùi loại tội phạm này có hiệu quả. Do đó người viết đã chọn đề  tài “Tội   chống người thi hành công vụ  trong luật hình sự  Việt Nam ”   làm  đề  tài  nghiên cứu của mình . 2.Phạm vi, mục tiêu nghiên cứu           Nội dung nghiên cứu tập trung làm rõ cơ sở lý luận của tội chống người   thi hành công vụ, tìm hiểu tình hình tội phạm hiện nay, làm rõ nguyên nhân của   1
  2.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam tội phạm  và  từ  đó đề  xuất một số  giải pháp đấu tranh, phòng chống với tội  phạm này 2
  3.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam               Như đã trình bày ở trên, tội phạm chống người thi hành công vụ ngày  càng tăng với tính chất, mức độ  ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, người viết  nghiên cứu về tội phạm này nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tội phạm.  Từ  đó đề  xuất một số  giải pháp góp phần cho công tác đấu tranh, ngăn ngừa  với loại tội phạm này có hiệu quả 3.Phương pháp nghiên cứu            Trong  quá  trình  nghiên  cứu  người  viết  nhận  thấy  rằng  có  không  ít  tác  giả  đã nghiên cứu, bình luận về  tội phạm chống người thi hành công vụ  như: Đinh  Văn Quế, Phạm Văn Beo, … Tham khảo những ý  kiến phân tích,  bình  luận  của các  công  trình  nghiên  cứu  này,  các  sách,  báo,  tạp  chí  chuyên  ngành  và  các  tài  liệu  có liên quan cùng với sự  hiểu biết của bản thân để  đi  sâu phân tích, tìm hiểu tội phạm này. Kết hợp phương pháp phân tích luật viết, dựa vào khả năng tư duy của  bản thân  và  dựa trên những quy định của pháp luật nhằm phân tích, làm rõ  bản chất của tội phạm. Phân tích, so sánh quan điểm của một số nhà nghiên cứu để tìm ra quan   điểm   mà người viết đồng tình nhất  và nêu lên một số  quan điểm của bản  thân nhận xét, đánh giá về tội phạm này. Nghiên cứu tình hình thực tế của tội phạm để tìm ra nguyên nhân, từ đó  đề  xuất một số  giải pháp trong đấu tranh, phòng chống góp phần ngăn chặn   và đẩy lùi tội phạm này. 4. Kết cấu đề tài         Nội dung hai chương của  đề  tài bao gồm: Chương 1: Lý luận chung và cơ sở pháp lý của tội chống người thi hành  công vụ Chương  2:  Tình  hình,  nguyên  nhân  và  một  số  giải  pháp  đấu  tranh,  phòng  chống  tội phạm chống người thi hành công vụ Vì thời gian nghiên cứu có hạn, việc tìm kiếm tài liệu còn hạn chế, đây  2
  4.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam cũng là lần đầu tiên người viết nghiên cứu một đề tài mang tính khoa học. Do   đó, cũng không tránh khỏi những thiếu sót khi   phân tích, tổng hợp, đánh giá  các vấn đề  như  các quy định của luật hay tình hình, nguyên nhân của tội   phạm chống người thi hành công vụ. Người viết mong nhận được ý kiến   đánh giá, nhận xét từ phía quý Thầy, Cô để  bài viết được hoàn thiện hơn, có   khả năng áp dụng vào  thực tế, góp phần hạn chế cũng như đấu tranh, phòng  chống tội phạm nói chung  và  tội phạm chống người thi hành công  vụ  nói  riêng một cách có hiệu quả. 3
  5.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT  NAM  CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG  VỤ 1.1  Lý luận chung tội  về chống người thi hành công vụ 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tội chống người thi hành hành công vụ  Trong Bộ  luật Hình sự  đầu tiên của nước ta BLHS 1985, tội chống  người thi hành công vụ được quy định tại Chương VIII: Các tội xâm phạm an   toàn, trật tự  công cộng và trật tự  quản lý hành chính, mục C, Điều 205 như  sau: “Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành   công vụ  cũng như  dùng mọi thủ  đoạn cưỡng ép họ  thực hiện những hành vi   trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định  ở  Điều 101 và Điều   109…” Trên cơ  sở  kế  thừa tư  tưởng của BLHS 1985, BLHS 1999 đã quy định  tội chống người thi hành công  vụ  tại Điều 257, Chương XX: Các tội xâm  phạm trật tự quản lý hành chính. BLHS 1999 quy định nhóm các tội xâm phạm  trật tự  quản lý hành chính thành một chương riêng là sửa đổi mang tính tích   cực so với BLHS 1985. Việc quy định như vậy đã cụ thể hơn, rõ ràng hơn, thể  hiện đầy đủ  tính chất nguy hiểm của các loại tội phạm này, từ  đó đề  ra   đường lối xử lý phù hợp hơn, tương ứng với tính chất của từng loại tội phạm  cụ thể. Khoản 1 Điều 257 BLHS 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe   dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ  đoạn khác cản trở  người thi hành công vụ   thực hiện công vụ của họ  hoặc ép buộc họ  thực hiện hành vi trái pháp luật,   thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến   GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 4                               SVTH  Phan Thiết Kế
  6.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam ba năm”.Qua đó, có thể hiểu tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng  vũ  lực,đe   dọa  dùng  vũ  lực  hoặc  dùng  các  thủ  đoạn  khác  nhằm  cản  trở  người thi hành  công vụ thực hiện công  vụ  của họ  cũng như  ép buộc họ  phải thực hiện hành  vi trái  pháp luật, gây trở ngại đến hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan nhà  nước. Người thi hành công vụ  là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan   nhà nước hoặc tổ  chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ  của mình và   cũng có thể  là những công dân được huy động làm nhiệm vụ  (như: tuần tra,   canh gác...) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung   của nhà nước, của xã hội. Và theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà  nước năm 2009 thì:  “Người thi hành công vụ  là người được bầu cử, phê   chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ  nhiệm vào một vị  trí trong cơ  quan nhà nước để   thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác   được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan   đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”.Như vậy, để xác định  là người thi hành công vụ cần thỏa mãn hai yếu tố: ­ Một là, về chủ thể, người thi hành công vụ phải là cán bộ, công chức,   viên chức của cơ quan nhà nước, tổ  chức chính trị, tổ  chức chính trị  ­ xã hội,   tổ  chức chính trị  ­ xã hội ­ nghề  nghiệp, tổ  chức xã hội hoặc cũng có thể  là   một công dân bất kỳ  được cơ  quan nhà nước có thẩm quyền huy động, yêu   cầu thực hiện nhiệm vụ. ­ Hai là, về phạm vi nhiệm vụ thực hiện, chỉ có thể được coi là thi hành  công vụ  khi công việc mà họ  làm phải là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ  GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 5                               SVTH  Phan Thiết Kế
  7.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam của các cơ  quan nhà nước, các tổ  chức nhằm phục vụ  lợi ích chung của nhà  nước, của xã hội. Như vậy, thi hành công vụ tức là làm nhiệm vụ công, nghĩa  là vì lợi ích chung của nhà nước, của xã hội. Ví dụ  như  Cảnh sát giao thông   đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, kiểm lâm đang tuần tra bảo vệ rừng Tóm lại, chống người thi hành công vụ  là hành vi dùng vũ lực, đe dọa   dùng  vũ  lực hoặc các thủ  đoạn khác nhằm cản trở  người thi hành công vụ   thực   hiện   công   vụ   của   họ   hoặc   ép   buộc   họ   thực   hiện   hành   vi   trái   pháp   luật.1Khi xã hội phát triển đến một mức độ  nào đó, các  quan hệ xã hội ngày  một phức tạp, thì tất yếu  sẽ có những hành vi chống người thi hành công vụ  của những người muốn lựa chọn cách thức thỏa mãn nhu cầu trái với lợi ích  của toàn xã hội. Qua nghiên cứu, hành vi chống người thi hành công vụ tuy đa  dạng nhưng đều có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi lệch chuẩn vì chủ  thể của hành vi đã thực hiện điều nhà nước, pháp luật ngăn cấm. Thứ hai, hành vi chống người thi hành công vụ  xâm hại tới nhiều quan hệ  xã hội được  nhà nước, pháp luật bảo vệ. Thứ ba, hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện với lỗi cố ý  và với những động cơ, mục đích khác nhau. Thứ  tư, các hình thức của hành vi chống người thi hành công  vụ  rất đa  dạng, tất cả  những  động cơ, mục đích trên đều được thể  hiện thông qua  những hành vi sau: Chống đối; cản trở; uy hiếp và đe dọa. Thứ năm, chủ thể của hành vi chống người thi hành công vụ là bất kì ai mà  quyền lợi của họ  bị  hạn chế  bởi người thi hành công vụ  hoặc vì lý do công  vụ, hoặc họ  là người đang bảo vệ một lợi ích bất hợp pháp tránh khỏi sự can  1 Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn “ Từ điển pháp lý hình sự  NXB Tư pháp năm 2003 GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 6                               SVTH  Phan Thiết Kế
  8.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam thiệp của những người thực thi công vụ. 1.1.2 Nguyên nhân và điều kiện  phạm tội chống người thi hành công  vụ Đối tượng chống người thi hành công vụ  rất đa dạng, từ  số  đối tượng  phạm  tội  nguy  hiểm,  có tiền án, tiền sự, côn đồ, càn quấy đến  đối  tượng  phạm tội lần đầu, thanh thiếu niên mới lớn. Các vụ chống đối người thi hành  công vụ không chỉ  xảy ra ở  các thành phố  lớn mà còn diễn biến phức tạp  ở  nhiều địa phương khác trên toàn quốc, trong đó có cả vùng thôn quê, vùng sâu,  vùng xa, nhức nhối nhất  là tại  các địa phương đang đô thị  hóa, xảy  ra  tranh  chấp đất đai hoặc giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án lớn.  Những  tội  phạm chống người thi hành công  vụ  có  xu  hướng gia tăng  mạnh, xâm hại đến nhiều khách thể  khác nhau, nhưng nhìn chung đều  ảnh   hướng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân  người thi hành công vụ, có những  tội  phạm còn gây  hại đối  với người thân  của người thi hành công vụ  để  gây sức ép, hoặc để  trả  thù người thi hành  công vụ. Những hành vi như vậy được thực hiện do nhiều nguyên nhân khách  quan và chủ quan, chủ yếu bởi những nguyên nhân sau Do đặc thù của hoạt động thi hành pháp luật, những người thi hành công  vụ thường xuyên phải đối mặt với các loại tội phạm, các vấn đề bức xúc của  xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích của các tầng lớp, các bộ phận dân cư Các chế tài quy định trong Bộ luật Hình sự nằm trong các điều luật có dấu  hiệu chống người thi hành công vụ còn chưa thực sự nghiêm khắc, nhiều quy  định liên quan đến hoạt động của lực lượng thi hành công vụ còn chưa  kịp thời  được bổ sung, sửa đổi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 7                               SVTH  Phan Thiết Kế
  9.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam Nguyên nhân cuối cùng là về phía bản thân người thi hành công vụ, đôi khi   lực lượng thi hành công vụ khi thực thi nhiệm vụ có thái độ ứng xử chưa đúng  mực, khả năng thuyết phục quần chúng và các đối tượng khác không cao hoặc  có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây ức chế cho người dân, dẫn đến một số  vụ chống người thi hành công vụ 1.1.3 Lịch sử  hình thành và phát triển  tội chống người thì hành công vụ  trong luật hình sự Việt Nam  Trong  bất cứ  thời kỳ  nào,  hành vi  chống người thi hành công  vụ    cũng  diễn ra,  bởi  sẽ    có những  người  vì bảo vệ  lợi ích  riêng của mình  mà   đi  ngược   lại với lợi ích của toàn  xã  hội. Trong  giai đoạn  này, không có một  văn  bản  nào  quy  định  về    một  tội phạm  riêng,  cụ    thể  cho hành vi  chống  người thi hành công vụ, mà đều nằm rải rác trong các văn bản quy định về  một nhóm tội nào đó. Hành vi chống người thi hành công vụ  đượ c thể  hiện  trong các quy định của các văn bản như Sắc lệnh số  26­SL ngày 25/2/1946  trừng trị  tội phá  hoại công sản; Sắc lệnh số  27­SL ngày 28/02/1946 trừng  trị  các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Sắc lệnh số 133­SL ngày 20/01/1953  trừng trị  những tội xâm phạm an ninh đố i  nội và an toàn đối ngoại của nhà  nước; Sắc lệnh số 151­SL ngày 12/4/1953 tr ừng  trị địa chủ chống pháp luật;  Thông  tư  số  442­TTg  ngày  19/01/1955  về  tổng  kết  án  lệ  một số  tội  phạm  thông thường… Trong giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1985, các điều luật trong phần các tội  phạm   của   BLHS   1985,  đồng  thời   được   cụ   thể   hóa   trong   Nghị   quyết   số  04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao  hướng  dẫn  áp dụng một số  quy định trong phần các tội phạm của Bộ   luật  GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 8                               SVTH  Phan Thiết Kế
  10.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam Hình sự 1985. Điều này đã chứng tỏ  hơn nữa mức độ  nguy hiểm của hành vi  chống người thi hành công vụ, sự nhức nhối về  mặt xã hội của một bộ  phận  người dân  coi  thường kỷ  cương phép nước  và  thái độ  của nhà làm luật thể  hiện  ở  việc quy định những hành vi này là Tội phạm, có những mức chế  tài  tương thích đối với từng loại tội cụ thể.            Trong phần các tội phạm của BLHS 1985, dấu  hiệu chống người thi  hành công  vụ  được quy  định ở  chương: Các tội xâm phạm an ninh quốc  gia  (mục A: Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia); Các tội xâm  phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự  của con người; Các tội xâm  phạm an toàn, trật tự  công cộng và trật tự quản lý hành chính (mục B: Các tội  xâm phạm trật tự  công cộng; mục C: các tội xâm phạm trật tự  quản lý hành  chính). Tuy  nhiên BLHS 1985 là lần pháp điển hóa đầu tiên các quy định của  pháp luật hình sự, nên mức độ mở rộng phạm vi điều chỉnh cụ thể của hành vi  chống người thi hành công vụ vẫn còn hạn chế Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, nước ta đã có những bước tiến  quan  trọng về  chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, để  đáp  ứng kịp thời  với tình hình thực tế của đất nước ngày 21/11/1999 Quốc hội nước ta đã thông   qua Bộ luật Hình sự  mới thay thế  cho BLHS 1985, Bộ luật Hình sự  này gồm  24 chương với 344 điều. Trong đó,  tội chống người thi hành công vụ  được  quy tại Điều 257, Chương XX: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính   với nội dung như sau: “1. Người nào dùng  vũ  lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ  đoạn   khác cản  trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc   GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 9                               SVTH  Phan Thiết Kế
  11.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba   năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Xuất phát từ  thực tiễn xét xử  cho thấy, nhiều trường hợp người phạm   tội không dùng vũ lực, cũng không đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành  công vụ  nhưng vẫn cản trở  được việc thi hành công vụ  của họ  mà không bị  xử lý vì không được quy định trong Điều 205 BLHS 1985 nên khi ban hành Bộ  luật Hình sự  năm 1999 các nhà làm luật đã quy định thêm hành vi “dùng thủ   đoạn khác” ở Điều 257 để xử lý các hành vi này. Đây là một quy định tiến bộ  của Bộ luật Hình sự năm 1999 so với BLHS 1985.  Như vậy so với Bộ luật hình sự năm 1985, BLHS hiện hành đã mở rộng  hơn phạm vi tác động  và  điều chỉnh đến những hành vi phạm tội  đối  với  người thi hành công vụ, đồng thời áp dụng những chế   tài nghiêm khắc hơn,  triệt để hơn đã đánh dấu sự hoàn thiện của pháp luật trong việc bảo  vệ quyền  và lợi ích hợp pháp của người thi hành công vụ, trừng trị  và răn đe, giáo dục  kịp thời đến những hành vi phạm tội. Đây cũng là những cơ  sở  pháp lý quan  trọng  và  cần thiết phù hợp với tình hình xã hội để  cơ  quan chức năng thực   hiện nhiệm vụ  của mình trong thực tiễn xét  xử  khi  những hành vi chống  người  thi  hành công vụ  đang  xảy  ra  ngày   càng nhiều, các hành vi có sự  đa  dạng, phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi và  các đối tượng  thực hiện tội phạm  ngày một trẻ hóa về độ  tuổi  Năm 2009 Bộ luật hình sự 1999 đã được sửa đổi bổ sung,  quy định nhiều  điểm mới . Tuy nhiên lại không có sửa đổi bổ  sung điều luật tội chống người   thi hành  người công vụ. Đến 2015 Bộ  luật hình sự  lại được sửa đổi bổ sung ,   GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 10                               SVTH  Phan Thiết Kế
  12.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam đến lần này, thì Quốc hội đã sửa đổi Điều 257 BLHS 1999 thành Điều 330 Tội  chống người thi hành công vụ theo luật hình sự 2015 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở  người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện  hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt  tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm  đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 1.2 Quy định pháp luật về tội chống người thi hành công vụ trong  luật hình sự Việt Nam           1.2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ Các tội phạm có dấu hiệu chống người thi hành công vụ tuy được quy định ở  những chương, những điều khác nhau, với những hành vi khách quan khác nhau  nhưng xét  về  mặt lý luận cấu thành  tội  phạm, các mặt khách quan, mặt chủ  quan, khách thể  và chủ  thể  có những điểm chung nhất định.Việc đi vào cụ  thể  từng yếu tố  cấu thành tội phạm, qua đó làm sáng tỏ  các dấu hiệu pháp lý hình  sự  và trách nhiệm hình sự  đối với từng tội phạm cụ  thể  để  dễ  dàng phân biệt  tội phạm này đối với tội phạm khác cũng như các trường hợp không phải là tội  phạm là một việc hết sức cần thiết. Các tội phạm có dấu hiệu "chống người thi  GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 11                               SVTH  Phan Thiết Kế
  13.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam hành công vụ"  sẽ  được phân tích đánh giá qua bốn yếu  tố:  khách thể  của  tội  phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ  thể  của   tội  phạm và mặt chủ  quan  của tội phạm. Trong đó Tội chống người thi hành công vụ  (Điều 257 BLHS) là  tội phạm điển hình và mang tính bản chất nhất của hành vi chống người thi   hành công vụ, được pháp luật Hình sự quy định thành một tội phạm riêng, mang  đặc điểm dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể 1.2.1.1Khách thể của tội chống người thi hành công vụ Khách thể  của tội phạm này là xâm phạm đến các hoạt động của Nhà  nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ  mà trực tiếp đó  là nhiệm vụ  của những người đang thi hành công vụ.  Đối tượng cụ thể ở đây  là người thi hành công vụ, là người đã, đang bắt đầu thực hiện nhiệm vụ  và  nhiệm  vụ  chưa kết  thúc.  Trường  hợp  người thi hành công  vụ  chưa  bắt  đầu  thực hiện hoặc đã kết thúc nhiệm vụ của mình mà bị xâm hại, sẽ không thuộc  trường  hợp  được quy định trong  điều luật  này  mà  sẽ  bị  xử  lý  theo  các  tội  tương ứng. Người thi hành công vụ đang thi hành nhiệm vụ của mình một cách  hợp pháp, mọi cách thức, thủ tục thực thi phải tuân thủ các bước đã được pháp   luật quy định. Vì vậy, nếu người có hành vi xâm phạm đến các đối tượng mà  việc thực hiện công vụ  của họ  trái với quy định hiện hành đó, cũng sẽ  không  thuộc trường hợp quy định của điều luật này. Do vậy, nhóm các quan hệ xã hội bị hành vi chống người thi hành công  vụ  xâm hại là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính. Đó có   thể là các quan  hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà   nước thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành trên các lĩnh vực khác nhau  của đời sống xã hội như  người tham gia giao thông với cảnh sát giao thông   GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 12                               SVTH  Phan Thiết Kế
  14.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam đang làm nhiệm vụ, các hộ  buôn bán với cán bộ  quản lý thị  trường đang làm  công tác kiểm tra hàng hóa theo quy định của pháp luật... hay các quan hệ phát  sinh trong quá trình các cá nhân  và  tổ  chức được nhà nước trao quyền thực  hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong những trường hợp cụ thể  do pháp luật quy định, như  quan hệ  phát sinh trong lĩnh vực giữ   gìn  trật tự  đường phố trên địa bàn các xã, phường, thị trấn mà Nhà nước trao cho các đội  quản lý trật tự, tổ dân phòng quản lý. Đối tượng tác động của tội phạm là người thi hành công vụ và thông qua  đó là tác động gián tiếp đến công vụ  mà người thi hành công vụ  đó phải thực  hiện. Trong thực tiễn, đối tượng tác động của tội phạm này thường là cán bộ  thuế, cảnh sát giao thông, đội viên dân phòng, cán bộ  công an, kiểm sát, toà án,  thi hành án và các cán bộ  chính quyền địa phương... đang thực hiện nhiệm vụ  công. 1.2.1.2Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường không phải là chủ thể đặc  biệt, chỉ  cần hội đủ  các điều kiện theo quy định của pháp luật là có thể  trở  thành chủ  thể  của tội phạm này. Các điều kiện đó là tuổi chịu trách nhiệm  hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS và điều kiện về không thuộc trường   hợp  không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự  theo quy định tại Điều 13   BLHS. Tội chống người thi hành công vụ  quy định tại Điều 257 BLHS có hai  khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất cao nhất là ba năm tù (tội phạm ít  nghiêm trọng), khung hình phạt thứ  hai cao nhất là bảy năm tù (tội phạm  nghiêm trọng). Như  vậy, chủ  thể  của tội chống người thi hành công   vụ  là  GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 13                               SVTH  Phan Thiết Kế
  15.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam người từ đủ 16 tuổi trở lên có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành   vi và đã thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 257  BLHS. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách  nhiệm hình sự về tội này Theo nguyên tắc lãnh thổ quy định tại Điều 5 BLHS: “Bộ luật Hình sự   áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ  nước Cộng hoà xã hội   chủ  nghĩa Việt   Nam”. Do vậy khi người phạm tội không là công dân Việt  Nam nhưng đã thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ  trên lãnh thổ  Việt Nam thì phải chịu trách nhiệm hình sự  theo pháp luật hình sự Việt Nam.   Trong trường hợp người nước ngoài phạm tội mà họ  được hưởng các quyền  miễn trừ  tư  pháp theo luật quốc tế  thì vấn đề  trách nhiệm hình sự  của họ  được giải quyết theo con đường ngoại giao. 1.2.1.3Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ           Mặt khách quan của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm   diễn   ra hoặc tồn tại bên ngoài thế  giới khách quan. Thông qua những biểu   hiện đó mà con người có thể trực tiếp nhận biết được tội phạm.Tóm lại, các  dạng hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ   biểu hiện rất  phức tạp trên thực tế. Vì vậy, việc xem xét để đánh giá đúng mức độ  của tội   phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác  gặp  rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng theo quy định tại khoản   1, Điều 257 BLHS thì tội phạm được xem là hoàn thành kể từ khi người phạm  tội đã thực hiện một trong các hành vi kể trên2 Những biểu hiện đó là:           Hành vi nguy hiểm cho xã hội. 2 Nguyễn Hữu Minh: Về mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật  Hình sự 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24, 2005 GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 14                               SVTH  Phan Thiết Kế
  16.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam            Hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.             Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành  vi phạm tội (Thời gian,  địa điểm… và công cụ, phương tiện, thủ đoạn…).Theo Điều 257 BLHS, hành vi  chống người thi hành công vụ  được biểu hiện  tập trung  ở những dạng hành vi  sau:             Hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công  vụ (Dùng vũ lực chống  người thi hành công vụ  là hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn công người đang  thi hành công vụ  nhằm cản trở  người thi hành công vụ  thực hiện công vụ  của  họ. Hành vi dùng vũ lực có thể bằng chân, tay để đá, đấm, trói hoặc cũng có thể  thông qua công cụ, phương tiện để  thực hiện hành vi phạm tội như: gậy, dao,  kiếm, thanh sắt… làm cho người thi hành công vụ  bị thương tổn đến sức khỏe  nhưng chưa gây thương tích hoặc thương tích không đáng  kể  (không có tỉ  lệ  thương  tật).Còn nếu hành  vi  dùng  vũ  lực đã gây ra thương tích cho người thi  hành công vụ, mà có tỉ lệ thương tật hoặc gây chết người thi hành công vụ, thì  tùy theo trường hợp mà có thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự  về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo  Điều 104 BLHS hoặc tội giết người theo Điều 93 BLHS với tình tiết là yếu tố  định khung hình phạt “để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ   của nạn nhân” hoặc “giết người đang thi hành công vụ  hoặc vì lý do công vụ   của nạn nhân”. Vì vậy, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra của hành vi chống người thi hành  công vụ mà hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành   vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình  sự  về tội chống người thi hành công vụ khi chưa gây ra thương tích (không có  GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 15                               SVTH  Phan Thiết Kế
  17.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam tỉ lệ thương tật) hoặc thương tích không đáng kể hay chưa gây ra chết người. Hành vi đe dọa dùng vũ lực chống lại người đang thi hành công vụ Hành  vi  đe dọa dùng  vũ  lực chống lại người thi hành công  vụ  là việc  dùng cử  chỉ,  hoặc  lời  nói  có  tính  đe  dọa,  uy  hiếp  khiến  cho  người  thi  hành  công vụ sợ hãi phải chấm dứt việc thi hành công vụ… sự đe dọa là thực tế và  có cơ sở để người thi hành công vụ tin rằng nếu không ngừng việc thực hiện   công vụ sẽ bị dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc sau đó một thời gian. Ví dụ: Đoàn cưỡng chế thi hành án do A dẫn đầu đến nhà B để thực hiện  nhiệm vụ cưỡng chế. B và nhiều người trong gia đình cầm dao, gậy đứng trận   ở cửa, B nói “đứa nào vào thì biết tay tao”. Thấy thái độ hung hăng của B đoàn   cưỡng chế phải ra về. Trong ví dụ này hành vi đe dọa dùng vũ lực của B là có  cơ sở, để A và đoàn cưỡng chế tin rằng B và những người trong gia đình B sẽ  dùng vũ lực ngay tức khắc đối với A và những người trong đoàn cưỡng chế  khi họ vào nhà B để thi hành quyết định cưỡng chế, bởi những hung khí và thái  độ hung hăng của B.        Hành vi ép buộc người thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp  luật Ép buộc người thi hành công  vụ  phải thực hiện hành  vi  trái pháp luật là  hành vi khống chế  người thi hành công vụ  phải làm những việc trái với chức  năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ  (buộc phải trả lại tang vật  vi phạm, hủy  biên bản xử  phạt...) hoặc không làm những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ,   quyền hạn của họ (để xe chở hàng lậu đi qua trạm gác, cửa khẩu… ). Nếu chỉ  căn cứ vào tính chất của hành vi ép buộc thì không có liên quan gì đến tội danh  “chống người thi hành công vụ”, bởi  vì  việc ép   buộc người khác thực hiện  GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 16                               SVTH  Phan Thiết Kế
  18.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam một hành  vi  trái pháp luật không phải là chống lại họ  mà buộc họ  phải làm  một việc sai trái ngoài ý muốn của họ. Ngay trong lĩnh vực này, cũng chỉ giới  hạn ở hành vi ép buộc người đang thi hành công  vụ thực hiện hành vi trái pháp  luật. Tuy nhiên, do tính chất của việc bảo đảm việc thực hiện nhiệm  vụ  công  và do  hành vi ép buộc mà làm cho nhiệm vụ không thực hiện được, do đó hành  vi này vẫn được xem là hành vi chống người thi hành công vụ.  Trên thực tế,  biểu hiện của hành vi ép buộc này thường là sử  dụng những thông tin có  ảnh  hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người thi hành công  vụ như bí  mật đời tư hoặc có thể là những hành  vi vi phạm pháp luật của người đang thi  hành công vụ… nếu như người thi hành công vụ  không làm theo yêu cầu của  người kia đưa ra nhằm giúp cho người đó thực hiện hành vi trái pháp luật như:  không thực hiện việc xử lý vi phạm, xử lý các hành vi vi phạm ở mức độ thấp,  không thực hiện nghĩa vụ mà người thi hành công vụ phải thực hiện và có điều  kiện để  thực hiện, thì họ  sẽ  công   khai những thông tin gây  ảnh hưởng xấu  đến người thi hành công vụ Dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ Thực tiễn nhận thấy rằng thủ đoạn chống người thi hành công  vụ  hết  sức phức tạp, với rất nhiều thủ đoạn khác nhau. Vì vậy, một điều luật trong   phạm vi giới hạn của nó không thể  liệt kê được đầy đủ  tất cả  thủ  đoạn đó.   Tuy nhiên, để  đảm bảo việc xử  lý nghiêm minh  mọi  hành  vi  vi phạm pháp  luật, đặc biệt là hành  vi  phạm tội thì cần phải có quy định các hành  vi  này  trong Bộ luật Hình sự  và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xuất phát từ  thực  tiễn xét xử  cho thấy, nhiều trường hợp người phạm tội không dùng   vũ lực,  cũng không đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nhưng vẫn cản  GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 17                               SVTH  Phan Thiết Kế
  19.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam trở được việc thi hành công vụ của họ nên các nhà làm luật đã đưa ra quy định  chung   có thể  coi là một dạng của hành vi chống người thi hành công vụ:  “Thủ  đoạn khác cản trở  người thi hành công vụ  thực hiện công vụ”. Đây là  điểm mới bổ sung so với BLHS 1985  về cấu thành tội phạm nhằm mô tả bao  quát và đầy đủ  hơn các dạng hành vi phạm tội trên thực tế. “Dùng thủ  đoạn   khác” cũng là một dạng hành vi chống người thi hành công vụ hành vi tương  tự như các dạng hành vi đã phân tích ở trên nhưng không thuộc những hành  vi  đó. Ví dụ như: bôi nhọ, vu khống, nằm trước đầu xe đoàn cưỡng chế, tự gây  thương tích hoặc giả  gây thương tích để  vu khống cho cán bộ  hành hung…   hoặc sử  dụng súc vật để  cản trở  việc thi hành công vụ  như  việc đuổi chó ra  cắn chiến sĩ công an đến bắt người… Tóm lại, các dạng hành vi khách quan của tội chống người thi hành công  vụ    biểu hiện rất phức tạp trên thực tế. Vì vậy, việc xem xét để  đánh giá  đúng mức độ của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các  biện pháp xử  lý khác gặp   rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có thể  thấy rằng   theo quy định tại khoản 1, Điều 257 BLHS thì tội phạm được xem là hoàn  thành kể từ khi người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi kể trên 1.2.1.4  Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ Mặt chủ  quan là biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý   nghĩa là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ  quan của tội phạm   không tồn tại độc lập mà nó luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm.  Thông qua mặt khách quan ta có thể đánh giá nhận biết được thái độ chủ  quan của người phạm  tội .Những hoạt động tâm lý đó bao gồm những nội   GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 18                               SVTH  Phan Thiết Kế
  20.  Tội chống người thi hành công  vụ  trong Luật hình sự Việt Nam dung chủ yếu sau: ­ Lý trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài  của tội  phạm như thế nào (lỗi). ­ Điều gì thúc đẩy người đó thực hiện hành vi phạm tội (động cơ). ­ Người phạm tội nhằm đạt được điều  gì  qua việc thực hiện hành vi  gây nguy hiểm cho xã hội (mục đích). Trong các nội dung biểu hiện của mặt chủ quan thì lỗi là biểu hiện cơ  bản được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Nó có ý nghĩa quyết  định trong việc xác định trách nhiệm hình sự  của một người. Mục đích  và  động cơ  tuy là dấu hiệu của mặt chủ quan nhưng không phải luôn có ý nghĩa   quyết định đối với tính chất, mức độ  nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Ở  tội chống người thi hành công vụ, động cơ  và mục đích là một trong những  dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác. Người phạm tội chống người thi hành công vụ  thực hiện bằng hành vi   cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là chống người thi   hành công vụ, thấy trước hậu quả  của hành vi đó có thể  xảy ra, tuy không  mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra * Lỗi của người phạm tội Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã  hội của mình và hậu quả  do hành vi đó gây ra và được biểu hiện dưới hình  thức cơ bản là lỗi cố ý hoặc vô ý. Trong trường hợp người phạm tội không biết hoặc có nghi ngờ về  tính   hợp pháp của người đang thi hành công vụ, thì tùy từng trường hợp cụ thể  mà  xác định người đó có lỗi hay không. Tuy nhiên, việc xem xét nhận thức của   GVHD Nguyễn Văn Tròn            Page 19                               SVTH  Phan Thiết Kế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2