Khóa luận tốt nghiệp: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay
lượt xem 16
download
Nghiên cứu đề tài “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay” nhằm tìm hiểu, phân tích các hạn chế, bất cập trong thực tiễn xét xử góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY Gíao viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lê Thu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Hệ đào tạo: Đại học Khóa học: 2020-2024 Lớp: Luật 20B Mã sinh viên: 2005LHOB070 Hà Nội - 2024
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 5 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ....................................................5 5. Các phương pháp nghiên cứu ..........................................................................6 6. Bố cục khóa luận ...............................................................................................6 NỘI DUNG ................................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ ...............7 1.1. Những vấn đề lý luận về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ ................................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ .........................................................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ .........................................................................................................................8 1.1.3. Ý nghĩa quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ ................................................................................10 1.2. Quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ ..............................................................................................................12
- 1.2.1. Dấu hiệu pháp lý hình sự Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ ..........................................................................................12 1.2.1.1. Khách thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ .......................................................................................................................12 1.2.1.2. Mặt khách quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ..........................................................................................................14 1.2.1.3. Chủ thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi khi hành công vụ .......................................................................................................................19 1.2.1.4. Mặt chủ quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ...................................................................................................................21 1.2.2. Hình phạt đối với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ................................................................................................23 1.2.3. Phân biệt Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với một số tội phạm khác ......................................................................27 1.2.3.1. Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ ..............................................27 1.2.3.2. Phân biệt Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với Tội tham ô tài sản ....................................................................................29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ .......................................................................34 2.1. Thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ .......................................................................................................................34 2.1.1. Kết quả đạt được .................................................................................34 2.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ và một số nguyên nhân ............................................39
- 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ..............................................................................45 2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ ............................................................45 2.2.2. Nâng cao hiệu quả thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ............................................................................46 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 52 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 56
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khoá luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong bài chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Đối với các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong bài đảm bảo tính chính xác; các nguồn tham khảo, đánh giá, trích luật đều được ghi nguồn và chú thích ở phần danh mục tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có gian lận thì tôi xin chịu mọi trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Thuý
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Ngoài ra tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lê Thu đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Bài khoá luận của tôi là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tích luỹ; tuy nhiên cũng không tránh khỏi được những thiếu sót, tôi mong quý thầy, cô có thể cho tôi những nhận xét, góp ý để bài khoá luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi trân trọng cảm ơn!
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CTTP Cấu thành tội phạm CQĐT Cơ quan điều tra PCTN Phòng chống tham nhũng TAND Tòa án nhân dân TNHS Trách nhiệm hình sự VKS Viện kiểm sát
- DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Số hiệu Tên bảng, biểu Thống kê số vụ thụ lý và xét xử sơ thẩm về Tội lợi dụng 1 Bảng 1 chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ gia đoạn 2018 - 2021 Trách nhiệm hình sự người phạm Tội lợi dụng chức vụ 2 Bảng 2 quyền hạn trong thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án (2018-2021) bị Tóa án tuyên hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn Trách nhiệm hình sự người phạm Tội lợi dụng chức vụ 3 Bảng 3 quyền hạn trong thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án (2018-2021) bị Tóa án tuyên hình phạt chính không tước tự do
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện đường lối, chủ trương tại các văn kiện Đại hội XI, XII và XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những thành quả to lớn như: Có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học, bài viết chuyên sâu về công tác phòng chống tham nhũng; qua đó xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận tương đối phong phú về phòng, chống tham nhũng theo chủ trương, định hướng lãnh đạo của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong thực tiễn, công tác Phòng, chống tham nhũng cũng đạt được nhiều kết quả tốt, nhiều vụ án tham nhũng lớn được điều tra, truy tố và xét xử, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cấp; dẫn đến tình trạng các tội phạm tham nhũng trong những năm gần đây đã và đang xảy ra ngày một rộng, gây ra những thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và xã hội. Chính vì vậy, đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng là yêu cầu cấp bách mà Đảng và Nhà nước cần phải phối hợp, kiên quyết đấu tranh, làm sạch bộ máy, tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi sự phối hợp, tham gia của toàn thể nhân dân, cơ quan, tổ chức. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh Phòng, chống tham nhũng “là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực” [1]. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một trong những tội phạm tham nhũng mà thực tiễn xét xử cho thấy tội phạm này đang 2
- có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp về cả quy mô lẫn tính chất. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, chính sách, thực hiện nhiều cuộc vận động, tuyên truyền lớn và được toàn thể nhân dân ủng hộ. Đặc biệt là Nhà nước đã ban hành Luật Phòng chống tham nhũng và thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đấu tranh với loại tội phạm này. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay hàng loạt vụ án phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã gây thiệt hại nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước lên tới hàng trăm tỷ đồng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế nước nhà. Thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn nhiều bất cập, tồn tại những quan điểm, nhận thức khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay” nhằm tìm hiểu, phân tích các hạn chế, bất cập trong thực tiễn xét xử góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ nói riêng và tội phạm tham nhũng nói chung đã có khá nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ làm công tác thực tiễn nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu là giáo trình, sách tham khảo: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm (Quyền 2) của Trường đại học luật Hà nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2018; Sách Bình luận khoa học Bộ luật 3
- Hình sự - Phần các tội phạm tập 5 của ThS. Đinh Văn Quế, NXB TP. Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu đã quy định một số vấn đề về cấu thành pháp lý tội tham nhũng nói chung và Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn nói riêng. Tuy nhiên, các công trình chỉ đi vào quy định mang tính bao quát tổng thể mà không đi sâu, phân tích các dấu hiệu pháp lý cụ thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Các công trình nghiên cứu là Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ luật học, các bài viết, đề tài khoa học: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Tạ Quốc Tuấn với đề tài “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật Hình sự Việt Nam” bảo vệ năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Ma Kiều Diễm với đề tài “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015” bảo vệ năm 2019. Các luận văn kể trên đã có sự phân tích các vấn đề lý luận, pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ; đã có sự so sánh với một số tội phạm trong nhóm tham nhũng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại theo quy định BLHS năm 2015 và đã hoàn thành ở một thời điểm khá lâu so với hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định BLHS Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 một cách có hệ thống, toàn diện từ lý luận đến thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Khóa luận là nghiên cứu các quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam hiện nay, nêu ra một số lý luận và thực tiễn xét xử, qua đó đề xuất một số giải 4
- pháp nâng cao chất lượng xét xử, góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn trong việc phòng chống tội phạm về tham nhũng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, khóa luận có những nhiệm vụ làm rõ, sáng tỏ các khái niệm liên quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; phân tích cấu thành pháp lý và đánh giá quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 qua một số vụ án điển hình; đánh giá điểm mới Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 so với Bộ luật hình sự 1999 về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cuối cùng, đánh giá thực tiễn xét xử, những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong xét xử. Trên cơ sở đó đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quy định Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thực tiễn áp dụng các quy định trong quá trình xét xử. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đồng thời so sánh với với quy định của BLHS năm 1999. Thời gian: Thực tiễn xét xử trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021. Không gian: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ trên phạm vi cả nước. 5
- 5. Các phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sử phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê. 6.. Bố cục khóa luận Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dụng của Khóa luận gồm 02 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ Chương 2: Thực tiễn xét xử và một số giải pháp nâng cao chất lượng xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. 6
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ 1.1. Những vấn đề lý luận về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ 1.1.1. Khái niệm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ Từ điển Hán Việt giải thích một số thuật ngữ “Lợi dụng là dùng thủ đoạn hoặc dựa vào điều kiện thuận lợi để đoạt lấy lợi ích cho mình, lợi ích này là lợi ích không chính đáng”, “Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể”, “Quyền hạn được hiểu là quyền lực pháp lý của nhà nước được trao cho cá nhân tổ chức trong giới hạn nhất định”, “Công vụ được định nghĩa là việc công, nghĩa là những việc được thực hiện vì lợi ích nhà nước, xã hội, cơ quan tập thể” [11]. Theo quan điểm GS.TS Nguyễn Ngọc Hoa: “Công vụ là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án” [8]. Công vụ được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt “Công vụ” được định nghĩa là việc công, nghĩa là những việc được thực hiện vì lợi ích nhà nước, xã hội, cơ quan, tập thể. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 tại Điều 2 có quy định “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan” [4]. Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ quyền hạn” [15, Tr.75]. 7
- Hay tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân [2]. Từ sự phân tích các định nghĩa trên, có thể đưa ra khái niệm Tội lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ: Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở mức độ theo quy định của Bộ luật hình sự. 1.1.2. Đặc điểm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ Từ những khái niệm trên có thể rút ra các đặc điểm của tội phạm này như sau: Thứ nhất, người thực hiện hành vi Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trước hết phải đáp ứng cầu chung về chủ thể tội phạm là người có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, đủ tuổi chịu TNHS. Tình trạng không có năng lực TNHS là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Theo đó, tình trạng không có năng lực TNHS chỉ cần một trong hai dấu hiệu là mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là đã thỏa mãn. Do vậy, người tuy bình thường vẫn nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mình gây ra nhưng trong những điều kiện cụ thể mà người này không có khả năng điều khiển hành vi thì cũng được xem là tình trạng mất năng lực TNHS. 8
- Ngoài dấu hiệu về năng lực TNHS, chủ thể Tội phạm này còn phải đáp ứng dấu hiệu là người có chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Hoạt động công vụ ở đây được xác định là hoạt động nhân danh nhà nước, đúng pháp luật, do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc nhà nước giao cho người có chức vụ quyền hạn thực hiện. Thứ hai, Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong Bộ máy nhà nước, do vậy hành vi tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức là hoạt động phù hợp với pháp luật, phù hợp với lợi ích xã hội, của nhà nước, của các tổ chức, do các tội phạm về chức vụ gây ra. Thứ ba, người phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ là lỗi có ý trực tiếp, họ nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Thứ tư, các biểu hiện khách quan bên ngoài của tội phạm được thể hiện bằng những dấu hiệu cụ thể về hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Nguy hiểm cho xã hội có nghĩa là gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Nếu không xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ tì mặc dù hành vi có nguy hiểm cho xã hội, nhưng cũng không bị coi là tội phạm. Hành vi Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 9
- Hình ảnh 1.1.1: Hình ảnh minh họa tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (Nguồn: Internet) 1.1.3. Ý nghĩa quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ Các tội phạm tham nhũng nói chung và Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ nói riêng những năm gần đây đã và đang xảy ra ngày một rộng, gây ra những thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và xã hội. Việc các nhà làm luật nghiên cứu và ban hành những văn bản quy định về vấn đề nói trên có ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác Phòng, chống tham nhũng. Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ được quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với các yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. Những quy định này trước hết góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về nhóm tội phạm tham nhũng, tạo sự phong phú cho hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời là căn cứ cho 10
- các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra, truy tố, xét xử tội phạm đúng với tính chất, mức độ và hậu quả gây ra. Bên cạnh đó, là cơ sở để VKS, TAND phân biệt giữa các tội phạm trong nhóm tội phạm tham nhũng về chức vụ, đưa ra những bản án, quyết định chính xác, hạn chế mức thấp nhất các vụ án bị kháng nghị, kháng cáo. Ngoài ra, việc quy định về khung hình phạt theo mức độ và tính chất người phạm tội gây ra nhằm cung cấp thông tin cho mọi người nói chung và cán bộ, công chức, những cá nhân có ít nhiều quyền hành trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước nói riêng về những hình phạt nếu có hành vi phạm tội theo quy định pháp luật. Cuối cùng, việc nghiên cứu và quy định về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ góp phần ổn định chính trị, làm sạch hệ thống bộ máy nhà nước, các cơ quan đầu não, bảo đảm cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, duy trì trật tự an ninh xã hội. Từ đó tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, thúc đẩy nên kinh tế nước nhà phát triển. 11
- 1.2. Quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ 1.2.1. Dấu hiệu pháp lý hình sự Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ Tội phạm là một thể thống nhất, hoàn chỉnh giữa bên trong và bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động. Do vậy được kết hợp từ bốn yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. Cấu thành pháp lý của bất kì tội phạm nào cũng thể hiện trong các yếu tố cấu thành tội phạm. 1.2.1.1. Khách thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm đến và được luật Hình sự bảo vệ. Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ được quy định tại chương các tội phạm về chức vụ, theo quy định tại Điều 352 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”. Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với pháp luật, phù hợp với lợi ích xã hội, của Nhà nước, của các tổ chức, phù hợp với lợi ích công dân [16, Tr.124]. Trong khi thi hành công vụ, người có chức vụ, quyền hạn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ xuất phát từ vị trí công tác và nhiệm vụ cụ thể của bản thân. Nhưng trái với quy định thì chủ thể thực hiện công vụ không những không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao mà còn sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện phạm tội để thực hiện hành vi phạm tội và qua đó gây thiệt hại đến lợi ích chính đánh của tập thể, cá nhân hay cơ quan Nhà nước. 12
- Ngoài khách thể chung mà tội phạm tham nhũng xâm phạm đến thì Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn xâm hại trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân Ví dụ: Bản án số 398/2022/HS-PT ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Cụ thể: Ngày 07/04/2016, bộ Tài nguyên và Môi trường kí quyết định phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm kê, thống kê đất đai, điều tra cơ bản đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát đất chuyên trồng lúa nước” và giao cho Viện nghiên cứu quản lý đất đai là đơn vị Chủ trì thực hiện Dự án. Nguồn vốn thực hiện dự án được cấp từ ngân sách Nhà nước” Để thực hiện thì Viện đã ký Hợp đồng giao khoán cho Ông Đinh Học H – giám đốc trung tâm triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện triển khai mô hình công nghệ đánh giá chất lượng và phân hạng đất tại tỉnh Hà Tĩnh với giá trị hợp đồng là 3.179.771.480 đồng. Đối với việc đánh giá chất lượng đất gồm 03 phần việc: Thu thập dữ liệu, số liệu tại các Sở, Ban, Ngành tỉnh Hà Tĩnh; Tiến hành đào, mô tả, lấy tiêu bản 1.312 phẫu diện đất; điều tra 11.221 mẫu phiếu trên 13 huyện của tỉnh Hà Tĩnh. Từ ngày 08/10/2016, đoàn công tác đã tách thành 2 nhóm (cụ thể nhóm 1 bao gồm: Trần Văn T, Trần Thanh Z, Đinh Thị Â, Vũ Ngọc U trong đó T là nhóm trưởng; nhóm 2 gồm: Dương Thị D, Cao Thị F, Lưu Hồng J, Phạm Tuấn C do D là trưởng nhóm) để thực hiện việc đào phẫu diện đất và điều tra phiếu. Ngày 24/01/2014, 02 nhóm kết thúc công việc từ Hà Tĩnh quay về Hà Nội và ngày 30/12/2016, Viện nghiên cứu đã thanh toán hợp đồng nói trên cho trung 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 493 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế (Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế)
136 p | 275 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học: Ảnh hưởng của lớp mỏng tế bào lên sự phát sinh hình thái của cây hoa Anh thảo (Cyclamen persicum)
79 p | 319 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí - lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội
77 p | 176 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam
75 p | 147 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của Công ty TNHH Hoàng Thiên
55 p | 108 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại các Công ty Niêm yết trên Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh
63 p | 102 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ giai đoạn 2009-2011
86 p | 23 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 32 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO
104 p | 117 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Thông tin - Thư viện: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đáp ứng sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học của đất nước
92 p | 115 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ Hán Việt trên báo Bạc Liêu
84 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
62 p | 37 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của sách văn học dịch tới lối sống của sinh viên Hà Nội hiện nay
10 p | 117 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt - Hàn trên thị trường Việt Nam
49 p | 22 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
33 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Xuất bản - Phát hành: Ảnh hưởng của sách văn học dịch tới lối sống của sinh viên Hà Nội hiện nay
10 p | 20 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn