Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" nhằm phân tích thực trạng xây dựng lối sống xanh tại tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tài khóa luận đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả việc xây dựng lối sống xanh tại địa phương này trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH TẠI PHƯỜNG HỒNG HẢI THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tươi Sinh viên: : Hoàng Bách Việt Khoá : 2019 - 2023 Mã sinh viên : 1905CTHA023 Chuyên ngành : Chính trị học Lớp : 1905CTHA Hà Nội - 2023
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH TẠI PHƯỜNG HỒNG HẢI THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tươi Sinh viên: : Hoàng Bách Việt Khoá : 2019 - 2023 Mã sinh viên : 1905CTHA023 Lớp : Chính trị học 19A Hà Nội - 2023
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển và hội nhập Việt Nam đã không ngường phát triển toàn diện trong những năm gần đây, đặc biệt là về hội nhập quốc tế và các ảnh hưởng về vận hành quốc gia theo hướng phát triển mới toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững trở thành một phạm trù nổi bật và được chính trị và xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường trong thời gian gần đây nổi lên như một hoạt động xã hội hiệu quả mang lại tác động cụ thể tới xã hội môi trường và cả nhận thức của con người về hoạt động hiệu quả của bảo vệ môi trường. Các vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện này thường thấy cho biết Việt Nam là một nước phat triển tuy nhiên chúng ta chịu sự bị động của các tác đọng biến đổi khi hậu, một phần là do chính con người trong sản xuất và trong cách chúng ta đối xử với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Vấn đề toàn cầu không chỉ chứa đụng Việt Nam với đói nghèo, biến đổi khí hậu mà còn cả môi trường. Khi nhìn vào toàn cảnh ở Việt Nam tại các thành phố lơn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh có mức độ ô nhiễm không khí cao không chỉ bởi sử dụng phương tiện đi lại mà con tới từ chính người dân ven thành thị đốt rác thải hay sử dụng nhiên liệu đốt không bền vững. Chúng ta cũng sử dụng một lượng nhựa gây ra tình trạng ô nhiễm nhựa trên mặt đất, biển và đại dương, bản thân ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.8 tấn rác thải nhựa thải vào môi trường và chỉ 10% được tái chế cho thấy mức độ sử dụng nhựa cao và chưa có ý thức tái chế bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn các vấn đề khác như ô nhiễm nguồn đất do sử dụng thuốc trừ sâu, suy thoái tài nguyên rừng do chặt phá và phá huỷ một hay nhiều phần đa dạng sinh học, ... tất cả những điều trên hình thành vào tình trạng chung các vấn đề môi trường ở Việt Nam. Khi nhìn vào vấn đề môi trường của phường Hồng Hải, tác giả cũng là người dân tại phường nhận thấy điểm tương đồng trong nguồn gốc của các vấn đề môi trường đặc biệt là các ô nhiễm này tới từ chính người dân và hộ gia đình, những chủ thể có mức sống cao đặc biệt với thực trạng là đô thị loại I thành phố tương lai của nền kinh tế nhưng bên cạnh lại có những ô nhiễm thường thấy. Mặc 1
- dù không gian sinh sống của các hộ dân thì không có mức độ ô nhiễm nhưng bên ngoài hộ dân và các vùng lân cận như ven biển có mức độ ô nhiễm thường thấy hay tập trung rác thải xử lý trong dân cư chưa được tốt dẫn tới tình trạng “xám xịt” do việc thu rác thải của các khu phố chứa đựng rác không được xử lý và tình trạng rơi vãi trong quá trình thu cũng tạo ra điều này. Tác giả nhận thấy rằng điều này phải thường tới từ chính người dân trong phường, nếu vấn đề môi trường ở Việt Nam là do con người làm ra thì đối với các khu phố, phường xã, người dân, hộ gia đình chính là các nguyên nhân tạo ra điều này, lối sống của các hộ dân cư chưa hướng tới môi trường, chưa vì môi trường và còn chứa đựng một bộ phận thờ ơ với vấn đề này. Vậy làm thế nào để xóa nhòa đi các khoảng cách về lối sống với môi trường hiện nay là vấn đề mà tác giả đi tìm hiểu từ đó xây dựng một lối sống xanh, lối sống thân thiện, cải thiện chất lượng môi trường, đồng thời đưa ra các hướng xây dựng, thực hành lối sống để đạt đến mức độ cao nhất của lối sống xanh. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Được xem là một vấn đề nỏng bỏng mang ý nghĩa toàn cầu, vấn đề xây dựng lối sống xanh từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia môi trường và các nhà hoạt động xã hội. Trước hết, về các nghiên cứu khoa học trong nước, có các bài Báo cáo nghiên cứu khoa học cung cấp các giá trị tư liệu về lối sống, lối sống xanh hướng tới phát triển bền vững và mô hình lối sống xanh như: Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và môi trường (C&E) có bài viết Báo cáo nghiên cứu Lối sống sinh thái của hộ gia đình Việt Nam, Việt Nam năm 2015 Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm có bài viết Nghiên cứu triết học - xã hội về môi trường sinh thái ở Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 2
- Nhóm sinh viên các trường Đại học, Khám phá bối cảnh nghiên cứu về các mục tiêu phát triển bền vững và việc đưa chúng vào các cơ sở giáo dục đại học và trung tâm nghiên cứu: Các xu hướng chính trong giai đoạn 2000–2017. Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngày 10/05/2017. - Một số tạp chí nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài như: Bài viết của tác giả Phạm Hồng Tung mang tên Một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận , đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 23, (2007), Tr, 271-278. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Huyền (chủ nhiệm), Phan Thị Lệ Thủy, mang tên Thực trạng về “lối sống xanh” và “tiêu dùng bền vững” của Hộ gia đình Sư phạm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đăng trên Khoa Địa lí - Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn, Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 3, 2018, Tr. 135 – 146. - Các công trình nghiên cứu nước ngoài: Spaargaren, G., and B. VanVliet. 2000. ‘Lifestyle, Consumption and the Environment: The Ecological Modernisation of Domestic Consumption.’ Environmental Politics. 9 Pgs: 50-75. Winter, Mick (2007). Sustainable Living: For Home, Neighborhood and Community Các công trình trên đưa ra sáng kiến về lối sống xanh được xây dựng tại nhà và cộng đồng giúp đề tài có thêm thông tin về các mục tiêu cần đạt được khi xây dựng lối sống xanh. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc Xây dựng và nâng cao lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam cho dân cư khu phố phường Hồng Hải phường Hồng Hải Hạ Long Quảng Ninh”. Vì vậy, hướng nghiên cứu của đề tài là độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học, luận văn, luận án đã được nghiệm thu, công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 3
- Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng lối sống xanh tại tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tài khóa luận đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả việc xây dựng lối sống xanh tại địa phương này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hóa một số vấn đề lý luận về lối sống xanh. - Phân tích thực trạng và nguyên nhân trong xây dựng và thực hành dựng lối sống xanh tại tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xây dựng lối sống xanh tại tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là xây dựng lối sống xanh của hộ dân cư trong các tổ dân khu phố trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu tại một số hộ gia đình trên địa bàn phường và môi trường xung quanh một số hộ dân, đặc biệt nghiên cứu tại các nhà dân, hộ gia đình nằm trên đường hoặc tổ dân khu phố Hoàng Diệu, Phố Hải Lộc, Phố Hải Đông và Phố Quang Trung. - Phạm vi thời gian: Thời gian điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn từ năm 2017 đến năm 2022. Có thể sử dụng thêm một số dữ kiện, số liệu khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở của các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phương pháp cụ thể: - Sử dụng các phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá để nghiên cứu về 4
- - Sử dụng các phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát, điều tra, phỏng vấn để nghiên cứu thực trạng - Sử dụng các phương pháp phân tích, điều tra, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia để nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đề xuất được các giải pháp khoa học thì kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào xây dựng và nâng cao mô hình lối sống xanh mang tính đặc thù cho hộ gia đình từ đó cải thiện hiệu quả của thực hành lối sống góp phần vào kiến tạo các giá trị hướng tới Phát triển bền vững ở Việt Nam vào các khu dân cư, cộng đồng dân cư, đặc biệt là tới các khu vực khác trên địa bàn thành phố. 7. Đóng góp của đề tài - Đề tài hệ thống hóa một số lý luận về lối sống xanh và xây dựng lối sống xanh cho người dân thuộc khu dân cư thành thị. - Đánh giá hiệu quả của lối sống xanh được tác giả đề xuất. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn thực hành đúng đắn lối sống và cải thiện các hạn chế có được. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề được thể hiện qua 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lối sống xanh. Chương 2: Xây dựng lối sống xanh tại phường Phường Hồng Hả, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân. Chương 3: Mội số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xây dựng lối sống xanh tại phường Phường Hồng Hả, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 5
- CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm Lối sống Đối với tác giả, tác giả đưa ra tổng quát về khái niệm lối sống: Lối sống là tổng hòa các quan điểm từ ý thức của con người thông qua sự phản ánh từ thế giới khách quan vào tư duy của con người bao gồm: Phong cách (tâm lý, tinh thần, sở thích, tính cách, sở trường…) với Vật chất (ngoại hình, vật chất, hoạt động vật lý …) tập hợp vào thành một khuôn mẫu mà ở đó thể hiện thông qua hành động, hành vi, hoạt động sống và thực hiện hóa các nhu cầu sống một cách lặp đi lặp lại tạo lên nét đặc sắc riêng biệt nhờ vào nhận biết sự khác nhau giữa hành vi, ý kiến, quan điểm, phong cách sống của cá nhân, tác giả dân tộc, cộng đồng, xã hội và nền/bản sắc văn hóa. 1.1.2. Khái niệm Lối sống xanh Lối sống xanh mang toàn bộ những định nghĩa và quy tắc có từ lối sống vào nội dung của mình. Lối sống xanh có lịch sử muộn hơn nhiều so với các lối sống khác và không được cụ thể hay chi tiết rõ ràng trong lịch sử được ghi nhận, tuy nhiên, lối sống xanh đã được tác giả đưa ra như sau “Lối sống xanh hay lối sống bền vững là lối sống duy trì lâu dài sự hài hòa trong mối quan hệ giữa nhu cầu của con người được đáp ứng mà không gây tổn hại tới sự vận động tiến lên của môi trường, sinh thái, kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai, từ đó, con người là chủ thể tồn tại song song phát triển tính cộng sinh liên tục”. 1.1.3. Khái niệm Xây dựng lối sống xanh Xây dựng là hoạt động của con người nhằm tạo nên một công trình, kiến trúc hoặc giá trị, tinh thần có ý nghĩa trừu tượng hoặc cải thiện một tính vật lý hay ý thức của vật, người, ... Xây dựng lối sống xanh là xây dựng trong tinh thần, ý thức và hành vi, hành động của con người thông qua một khuôn mẫu có sẵn hoặc các mục tiêu được lên tạo dựng nhằm điều chỉnh cách con người cư xử với nhu cầu của mình thông các vấn đề trong nhu cầu hoặc đảm bảo nhu cầu trong mối quan hệ với thế giới quan 6
- để từ đó là tiền đề sống bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu, phát triển đồng đều xã hội ngay từ những bước cơ bản nhất trong đời sống. 1.2. Đặc điểm, nội dung của lối sống xanh *Đặc điểm của lối sống xanh: Khi nói đến xây dựng lối sống xanh, tác giả nhìn vào các đặc điểm của một lối sống thông thường và các nội dung cơ bản của lối sống xanh từ khái niệm, tác giả đưa ra một số nhận định về lối sống xanh như sau: - Lối sống xanh dựa trên tư duy của con người về thế giới quan để đưa ra quan điểm về đánh giá hoạt động của con người khi nhận thấy mối quan hệ bất lợi giữa môi trường đối với con người. Điều này có thể sử dụng thước đo các chỉ số môi trường hoặc đánh giá thông qua bộ đếm hành động chứng thực của con người đối với môi trường. Từ đó, khi tổng kết sự bất lợi sẽ đưa ra phương pháp khoa học nhằm cân bằng lại cách con người sống thông qua các hoạt động thực hành thực tế rồi đến đưa ra lý luận rồi mới tới xây dựng hoàn chỉnh về mặt nội dung mở rộng. - Khác với lối sống khác, nguyên tắc được đưa ra để tuân theo hình thành các thao tác, hoạt động sống thường nhật và khiến nó trở thành một thói quen. Ngoài ra còn thiết lập được một hệ thống Luật đảm bảo quyền, lợi ích của môi trường và hạn chế tác động hành vi tiêu cực của con người lên môi trường. - Quan điểm của mỗi người thông qua nguyên tắc trên mặt bằng chung để đối xử với thế giới quan đặc biệt là trong quan hệ sản xuất, khai thác, tiêu dùng và xả thải. - Lối sống xanh là lối sống được xây dựng trên cơ sở của tư duy người thực hành theo các phương pháp, phương thức khoa học có sự hướng dẫn từ chuyên gia hoặc nghiên cứu khoa học nhằm ứng dụng vào đời sống và cụ thể hoá khoa học dưới dạng các hoạt động thời nhật. Lưu ý rằng lối sống xanh nhắm chủ đích vào hành động của mỗi cá nhân trong đó ý thức là chủ quan phản ánh đúng thực hành, hoạt động của con người vào trong đời sống khác với các loại hình lối sống khác hoặc lối sống mang tính chất thiên về cải thiện nhận thức. Lối sống xanh cũng mang những lý luận về tư duy tương đương song thực hành lối sống có thiên hướng xác định đúng đắn về tư duy và nhận thức hơn. 7
- - Lối sống xanh chứa đựng các nội dung, mục tiêu, nguyên tắc và quan điểm như một loại hình khoa học đời sống đối với ý thức của con người về môi trường, lấy môi trường làm chuẩn cho mọi nội dung sống. *Nội dung của lối sống xanh: - Lối sống xanh là lối sống hướng tới và giải quyết nhu cầu của con người sao cho hài hoà hợp lý với sự vốn có của môi trường. - Lối sống xanh là lối sống mà ở đó con người là chủ thể thực hiện các hoạt động sống một cách lành mạnh, đảm bảo được sống, được hưởng, được cân bằng giữa các tác nhân từ môi trường. - Lối sống xanh là một hướng dẫn khoa học về hành vi, phương pháp, phương thức các hoạt động sống sao cho hướng tới, không ảnh hưởng tới môi trường không những sử dụng tiết kiệm mà còn phát triển sống hài hoà cộng sinh với môi trường, đồng thời điều chỉnh hành vi, thay đổi hoạt động sống, tu duy về tầm quan trọng. *Cách xây dựng lối sống xanh: +) Xây dựng về mặt nhận thức Như đã trình bày về khái niệm lối sống xanh, thì xây dựng lối sống xanh phải bắt đầu từ nhận thức cụ thể của con người đối với tự nhiên, thế giới quan và nhìn vào tác động của nó đối với con người và môi quan hệ trong đó. Muốn có được xây dựng thực một cách hiệu quả, trước hết, phải xây dựng từ các bước nền đầu tiên trong tư duy của mỗi người dân thông qua hiểu rõ các nội dung chung, nội dung được thống nhất và người thực hành phải phản ánh nhận diện tới các nội dung này. Yêu cầu bao gồm các nội dung và cần đạt được: Hiểu rõ các vấn đề toàn cầu hiện nay trọng tâm là các vấn đề môi trường và ở Việt Nam đang đối mặt; Tuân thủ pháp luật đặc biệt các Quyền và Luật Cơ bản trong Hiến pháp 2013 [8] và Luật Môi trường 2020 (đã sửa đổi bổ sung) [14] và Hiểu rõ toàn bộ/một phần/sơ khảo khoa học về sản phẩm, tài nguyên. +) Xây dựng về mặt thực hành Xây dựng lối sống xanh về mặt thực hành thường có nhiều cách tiếp cận, nhiều hướng đi, tuy nhiên dựa vào sự chung nhất trên nhiều phương diện cơ sở để xây dựng, tác giả lựa chọn các cách xây dựng sau: 8
- - Xây dựng lối sống xanh trên cơ sở phát triển của các mục tiêu hướng tới Phát triển bền vững [16]. - Xây dựng lối sống xanh trong văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo. - Xây dựng lối sống xanh theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg về Tiêu chí công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị [18]. Mặc dù có thể sử dụng một hoặc nhiều các nội dung xây dựng nêu trên nhưng xây dựng lối sống xanh vẫn phải đảm bảo một nguyên tắc nhất định đó là phải xây dựng trên cơ sở phát triển của các mục tiêu hướng tới Phát triển bền vững làm chủ đạo [15], sau đó mới biến thành các nội dung hoạt động khác. 1.3. Sự cần thiết phải xây dựng lối sống xanh 1.3.1. Động lực thay đổi quan điểm sống, tư duy sống thích nghi với hiện đại hoá Với lối sống chạy theo hiện đại hoá dường như là không còn có thể tránh khỏi đặc biệt khi đô thị hoá, hiện đại hoá gắn chặt với sự phát triển của đất nước và sự phát triển của xã hội. Hiện đại hoá lan tới những nơi chưa có và có xu hướng lan tới đâu hiện đại đến đó xoá nhoà đi khoảng cách giữa một đời sống nhàn nhã bình dị thành xô bồ và nhộn nhịp hơn. Chính vì thế, lối sống giống như một giải pháp để thay đổi quan điểm sống, tư duy sống khi bị đặt vào hiện đại hoá để từ đó thích nghi với hoàn cảnh của hiện đại hoá. Hiện đại hoá là làm cho xã hội, con người, tư duy trở nên hiện đại đi theo thời áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nhiều hơn, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Đặc biệt công nghiệp hoá thực phẩm, trao đổi và dịch vụ càng khiến cho khoảng cách sống ngày càng bị hiện đại hoá. Nhưng tại sao lại chỉ là động lực để thay đổi ? Vì bản thân mỗi người khi tham gia thực hành hoặc xây dựng lối sống xanh phải tự mình tư duy để đạt được thu hẹp khoảng cách. Con người là chủ thể trong mọi hành động, hiện đại hoá là do nhu cầu con người ngược lại lối sống xanh là giải pháp để sống hài hoà với cuộc sống hiện đại. Và để thực sự bắt đầu làm thế nào thay đổi chính bản thân hay bắt đầu với những công việc, hành động nhỏ nhất của lối sống xanh và chăm chút hơn vào chúng như một nhiệm vụ theo thời gian điều này sẽ hình thành và thay đổi chính tư duy mỗi người. Và từ chính mỗi người 9
- là động lực theo tư duy đó mà thay đổi các khách quan có thể tác động một các cụ thể song tìm kiếm một động lực để thay đổi là để thích nghi. 1.3.2. Xây dựng kỹ năng để phòng vệ bản thân trong các tình huống thay đổi của thời đại Đối với tác giả, công dân, bản thân đã trải qua các tình huống thay đổi của thời đại mặc dù không lớn không nhỏ song tác động của nó đến không chỉ tác giả mà còn những người xung quanh tại thời điểm này. Covid-19 là một dịch bệnh lớn đầu thế kể 21 đối với tác giả vừa là cơ hội, vừa là thách thức, lần đầu tiên và cũng là trải nghiệm đối diện với các thay đổi trong dịch bệnh. Phong toả, xét nghiệm, hạn chế di chuyển là 3 hoạt động cơ bản cho thấy bản thân rơi vào bị động trong các tình huống thay đổi của thời đại đến bất chợt và rồi phải bỏ lại mọi thứ phía sau để chống dịch để về nơi kiểm sát dịch, hạn chế được thăm người thân hay cô lập với những người đang nhiễm bệnh. Tác giả cũng nhận thấy sự yếu kém trong kỹ năng phòng vệ bản thân trước các tình huống và dễ bị các tình huống chi phối, dựa dẫm vào một hy vọng rằng ngày mai sẽ hết các tình trạng và phải làm thế nào để ra ngoài kia đi làm, đi học. Chính vì vậy, lối sống xanh không chỉ trang bị cho bản thân hành trang để thực hành mà trang bị cho khả năng tối giản nhất có thể để bản thân không mang nặng bất kỳ vật chất, tinh thần không cần thiết để đối phó luôn sẵn sàng với thay đổi của thời thế và thậm chí khi đã trưởng thành, khi đã ổn định vẫn luôn có thể phòng vệ trước các mối nguy cơ ập tới. Ngoài ra, xây dựng lối sống xanh cũng là chính là xây dựng một lối sống lành mạnh nhắm tới khả năng tự cung, tự cấp, tự chuẩn bị cho mình các hoạt động sống một cách vừa độc lập, lại vừa kết hợp với các yếu tố xã hội khác. Khi đã độc lập cho bản thân về nguồn cung thực phẩm, thuốc men, phòng bị trước các nguy cơ có thể ập tới cũng chính góp phần làm suy giảm tình trạng thiếu trang bị phòng vệ, đưa ra tiêu chuẩn cụ thể nhằm đảm bảo được hưởng các nguồn nhu cầu sống một cách đầy đủ, đảm bảo nhất có thể. Một trong số đó đến từ như tự cung nguồn nước sạch mặc dù đã có nguồn từ các cơ sở cấp nước tuy nhiên phòng tránh các trường hợp bị cắt nước hay điện, nhiệt, nguồn cung thực phẩm từ vườn, chăn nuôi,... và cuối cùng là đa dạng hoá nguồn cung lựa chọn để không rơi vào tình 10
- trạng khi nguồn cung này không có thì không có lựa chọn nào thay thế, ngoài ra cũng điều chỉnh việc phải sử dụng hợp lý các nguồn tài chính nhằm. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, lý luận về xây dựng lối sống xanh, từ việc phân tích các khái niệm liên quan như lối sống, lối sống xanh, đề tài chỉ ra những đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và đánh giá lối sống xanh. Nội dung đó sẽ là tiền đề thực hiện nội dung kế tiếp trong chương 2. 11
- CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH TẠI PHƯỜNG HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Khái quát về Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội có ảnh hưởng tới việc xây dựng lối sống xanh tại phường * Về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của phường Hồng Hải được kế thừa từ đặc điểm địa lý tự nhiên lâu đời của thành phố Hạ Long, đặc biệt là kế thừa địa lý có khởi nguồn cho phát triển kinh tế và văn hoá xã hội nhất. Với lợi thế là vùng trung tâm và phát triển chủ yếu một số loại hình theo địa lý, phường Hồng Hải kế thừa các chính sách và điều chỉnh biến phường Hồng Hải là một trung tâm kinh tế lớn số một của tỉnh. Với địa lý được quy định bởi địa hành chính, phường Hồng Hải nằm toàn bộ trong địa lý đất đồng bằng tiếp giáp với vùng đồi núi cao, thấp cắt ngang ra biển bao bọc toàn bộ đồng bằng xen kẽ biển, ven biển và vùng vịnh. Địa giới hành chính của phường Hồng Hải có cả vùng trời, vùng đất, núi cao, đồng bằng, nhiều tài nguyên, vùng biển, hải đảo, ... Ngoài ra, các khu vực khác cũng tương tự, tuy nhiên phường Hồng Hải nằm trong địa lý hưởng ít từ địa giới hơn so với các phường xung quanh. Đối với tài nguyên thiên nhiên, phường Hồng Hải kết hợp quy mô rộng lớn và phức tạp các loại hình trên ngoại trừ tài nguyên nước là không có sẵn nhưng là nguồn được thu chuyển từ các khu vực khác tới nhằm phục nhu cầu xã hội. Điều này sẽ quyết định rất nhiều tới trình độ phát triển kinh tế và văn hoá xã hội của phường. * Về trình độ phát triển kinh tế Phường Hồng Hải là một trong rất nhiều phần địa lý hành chính đặc biệt và có mức độ quan trọng, bản thân tính chất địa giới hành chính cũng cho phường Hồng Hải một thách thức rất lớn. Đặc biệt là nơi nằm bên cạnh trung tâm đặt hệ thống trị và nằm trong giao thoa trung tâm của thành phố nên được coi như là trung tâm kinh tế lớn thứ 3 chỉ sau phường Bãi Cháy theo sau là phường Hồng Hà. 12
- Kinh tế của phường Hồng Hải được chia làm làm 2 loại hình dựa trên địa lý gồm: Dịch vụ, khai thác công nghiệp khoáng sản và Ngư nghiệp. Gắn với vùng biển và các phường ven biển cho thấy một cơ cấu dịch vụ khổng lồ như các nhà hàng, quán bar, bãi tắm, khách sạn, cụm du lịch giải trí như SunWorld,... Còn khai thác thì gắn liền với hoạt động khai thác than, đá kim loại, đá vôi, kim loại thô, và nhiệt điện, còn với ngư nghiệp chủ yếu khai thác hải sản biển và thương mại thực phẩm. Cơ cấu kinh tế của phường tập trung chủ yếu vào khai thác dịch vụ và xây dựng nhưng dịch vụ làm tủng tâm rồi mới phát triển xây dựng. Trong thành phần kinh tế của phường Hồng Hải cũng như khảo sát thực tiễn phường đều cho thấy tỉ lệ cơ cấu thành phần kinh tế 3 tác giả: Nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực I), công nghiệp - Xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III) chủ yếu Khu vực 2 và 3 chiếm tỉ trọng cao hơn đặc biệt là Khu vực 3. Điều này được xác lập bởi các chính sách dịch chuyển kinh tế của Tỉnh và Thành phố Hạ Long chuyển cơ cấu từ khai thác hoặc Khu vực 2 sang Khu vực 3, với mong muốn các phường ven biển như biển phường Hồng Hà, phường Hồng Hải, phường Hà Phong quần đảo Cô Tô, phường Bãi Cháy thành khu vực trung tâm văn hoá dịch vụ từ đó là tiền đề khai thác tỉ trọng khu vực 3 và chuyển dịch nền kinh tế toàn Tỉnh theo hướng bền vững hơn. Một trong những lý do đó cũng ảnh hưởng bởi địa lý của tỉnh, do điều kiện tự nhiên cho phép khai thác khoáng sản tuy nhiên dần cạn kiện buộc phải chuyển dịch để đảm bảo ổn định an sinh xã hội hay vì tập trung toàn phần vào khai thác và xây dựng công trình khai thác tốn kém mà lại không bền vững. Khu vực I thì ngư nghiệp là chiếm tỉ trọng cao nhờ vào nằm cạnh biển thuận lợi cho việc đánh bắt, chưa kể đến địa lý biển Vịnh Hạ Long giàu tài nguyên sinh giới, địa chất ổn định, nhiều hải đảo nhỏ phù hợp cho ngư nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, khu vực Hạ Long cũng là khu vực hình thành kinh tế sớm nhất vào thời nhà Lý trong khoảng những năm 1149 với thương nghiệp tại Vân Đồn cùng với đó là hoạt động ngư nghiệp, thời Pháp thuộc với ngành khai thác, giao thương buôn bán và dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ những năm 2013 với ngành dịch vụ trên mọi phương diện. Điều này cho thấy Hạ Long có trình độ phát triển kinh tế 13
- mạnh mẽ và lâu đời nhất, điều này ảnh hưởng sâu sắc tới trình độ dân trí và trình độ lao động cao trong hiện tại, đặc biệt là tới người dân phường Hồng Hải. *Về văn hóa, xã hội Về văn hoá, văn tại phường Hồng Hải được kiện toàn và đa dạng hoá nhờ văn hoá đa dạng của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, mặc dù đã tiếp nhận và bảo tồn lữu trữ trên dưới 541 di sản văn hoá vật thể gồm những đình, chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh và hơn 2.800 hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể là những phong tục, tập quán, trò chơi dân gian,… tuy nhiên địa hành chính đã giới hạn một số loại hình như danh lam thắng cảnh và chùa miếu đền do không thuộc địa phận hoặc đã được di dời, các phong tục, bản sắc được bảo tồn hợp lý và ngày càng được đa dạng dưới nhiều hình thức. Ngoài ra còn các hoạt động về thể dục thể thao cũng đạt nhiều tích cực. Tính tới hết nhiệm kỳ có 23 CLB hiện đang hoạt động và đạt ít nhất 55 giải thưởng về hoạt động thể dục thể thao. Phường Hồng Hải là một trong 3 phường trung tâm của thành phố Hạ Long với diện tích 3,1 km2. Địa bàn phường có 18 khu phố, 113 tổ dân, 5.009 hộ dân và 23.781 nhân khẩu đang sinh sống. Đảng bộ phường có 26 chi bộ trực thuộc (18 chi bộ khu phố, 08 chi bộ cơ quan, trường học) với 2010 đảng viên và 2555 đảng viên đang công tác sinh hoạt theo Quy định 76 của Bộ chính trị [22]. Số hộ dân nêu trên mới chỉ tính tại thời điểm thống kê còn hiện nay do có nhiều khu vực được khai thác, quy hoạch đô thị khẩn trương và đời sống nhân dân cũng tăng lên nhanh chóng làm cho dân số trên địa bàn tăng nhanh. Mặt độ dân số vào ngưỡng 738 người/m2, tăng nhẹ 25% đến 28% cho thấy mặt độ dân số ở khu vực này là thưa nhiều về phía vùng biển và dày đặc ở các vùng đất chưa lấn biển, tuy nhiên khi nói đến lượng phân bổ cho thấy sự bất đồng đều giữa khu vực ven biển, nội ven biển và một phần vùng đồi núi cho thấy mặt độ số lượng người/hộ là từ 2 đến 4 tức không nhiều hơn so với vùng đồi núi là từ 1 đến 3. Ngoài ra đó là chưa kể đến các khu vực đơn người cư trú như nhà trọ và các loại hình cho thuê nhà dài hạn, người là dân tộc thiểu số tới hoạt động nâng mức chung bình trung là ngưỡng 80-100 người/cơ sở (kinh tế). 14
- 2.1.2. Đặc điểm lối sống sinh hoạt của dân cư phường Hồng Hải Đặc điểm lối sống sinh hoạt của dân cư phường Hồng Hải gắn liền với lối sống sinh hoạt của một dân cư thành thị vùng ven biển trong thời điểm hiện đại hoá, công nghiệp hoá vẫn đang tiếp tục. Khi xác định được thực trạng của dân cư thuộc vùng đô thị nào thì dân cư ở đó có lối sống tương tự hoặc tương đương mặt bằng chung của loại đô thị đó. Với cuộc sống gắn liền là một đô thị loại thành phố, lối sống của dân cư cũng mang những nét đặc trưng của thành thị biểu hiện thông qua nhiều đề tài nghiên cứu tác giả đã chọn lọc được bài viết của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm của Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khi viết về Làng - Đô thị hiện nay và một số đặc điểm về lối sống cho thấy giá trị của bài viết về chuyển đổi nhanh chóng của Làng xã khi đô thị hoá diễn ra và tạo ra sức ảnh hưởng tới các làng nhanh chóng biến Làng xã thành một phường xã thuộc thành phố. Tuy nhiên khi tiếp cận thì các nghiên cứu của tác giả chỉ ra sự biến đổi nhanh của làng Xuân Đỉnh thuộc thành phố Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương lúc này sẽ khác với phường xã thuộc thành phố thuộc tỉnh. Nhưng trong số đó khi tiếp cận với lịch sử của phường Hồng Hải, người nghiên cứu nhận thấy sự tương đồng về một số mặt và nhận định rằng các mặt này chính là lối sống đô thị hoá từ làng xã trở lên. 2.2. Thực trạng việc xây dựng lối sống xanh tại tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay 2.2.1. Nhận biết của dân cư khu phố về lối sống xanh Đưa ra khảo sát và thu thập các kết quả thành bảng biểu về nhận biết lối sống xanh của dân cư một số khu phố trong phường Hồng Hải. 2.2.2. Một số thành tựu và nguyên nhân trong việc xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Việc thực hiện xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây đến nay đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa, theo tác giả tim hiểu, có 2 thành tựu đã đạt được trong khoảng 10 năm qua như: Hướng dẫn về bảo vệ môi trường trong và ngoài dân cư đô thị và bảo vệ môi trường sống trong các hộ dân đối với khu vực mình sống. 15
- Về hướng dẫn tiêu chuẩn môi trường thì từ năm 1996 trên văn bản Thông tư của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường số 2891/TT-KCM ngày 19 tháng 12 năm 1996 về Hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long xác lập quy định về bảo vệ môi trường biển; Quyết định số 1798/QĐ-UBND về triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường Vịnh hay Quyết định số 3068/QĐ-UBND, ngày 30/10/2016 của UBND thành phố về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường TP Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đối với bảo vệ môi trường sống trong các hộ dân trên địa bàn phường, phường Hồng Hải đã thực hiện và ban hành quyết định số 22/2018/QĐ-TTg Quyết định về Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước *Một số thành tựu đạt được: Thứ nhất, là về xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững cho các hộ dân cư tại phường đạt nhiều điểm tích cực. Các mục tiêu đưa ra rõ ràng hướng dẫn cụ thể chi tiết và công thức tính đong đếm theo thời gian rất thích hợp để theo dõi số lượng, số lần sử dụng, xả thải ra môi trường. Thứ hai, ngoài thực hiện xây dựng theo hướng Phát triển bền vững, tác giả còn mở rộng tới xây dựng lối sống xanh trong văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo tại các hộ gia đình. Với đặc điểm lối sống đề cao văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, đã hình thành một nếp sống văn hoá trong đời sống người dân tại phường Hồng Hải, mặc dù các hoạt động này mang lại tín ngưỡng, tôn giáo đối với người dân tuy nhiên cần xanh hoá các hoạt động của nó và thay đổi một số thực hiện nghi lễ văn hoá tại gia. Thứ ba, Xây dựng lối sống xanh theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg về Tiêu chí công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị cũng là một phương hướng xây dựng lối sống xanh rất mới và thiết thực đặc biệt khi tiêu chuẩn được đưa ra nhằm đạt các mục tiêu chung để đánh giá công nhận đạt chuẩn phường xã là đô thì văn minh. Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg là quyết định rất quan trọng trong việc định hình đô thị với phát triển bền vững, quyết định bao gồm 9 tiêu chí riêng biệt, tính riêng tiêu chí 03 có tới 06 mục tiêu cần đạt được. Theo kết quả báo cáo thành tích của UBND phường Hồng Hà ngoài đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn trên còn phải đạt 16
- nhiều tiêu chí khác cũng đảm bảo tính môi trường như quy hoạch, sắp xếp đô thị, xây dựng cơ sở hạ hạ tầng hay trong phong trào vệ sinh môi trường được Hội Liên hiệp Phụ nữ tích cực xây dựng mô hình “5 không, 3 sạch” riêng biệt với đặc thù của phường được phổ biến rộng trong tháng 5 tới sẽ thay phòng trào “Vì một chủ nhật Hạ Long xanh nhằm chuẩn hoá theo Quyết định. 2.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành tự đã đạt được, việc xây dựng lối sống xanh trên địa bàn phường Hồng Hải, thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh những năm qua còn có những điểm nghẽn, hạn chế, cụ thể: Hạn chế thứ nhất, nêu ra các ví dụ nhận thấy của tác giả trong quá trình xây dựng lối sống theo hướng phát triển bền vững, thực trạng tại phường Hồng Hải. Hạn chế thứu hai, nêu ra hạn chế trong Xây dựng lối sống xanh trong văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo hiện xây dựng mới chỉ hướng tới tới hoạt động của dân cư trên địa bàn thuộc thành phố Hạ Long. Hạn chế thứ ba, nếu ra hạn chế trong Xây dựng lối sống xanh theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg. Hạn chế trên đây trong việc xây dựng lối sống xanh tại phường do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: Thứ nhất, công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về việc thực hiện lối sống xanh còn nặng về hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác ghi nhận, đánh giá, khen thưởng đối với cá nhân và tổ chức, đơn vị có thành tích tốt trong xây dựng lối sống xanh chưa thực sự kịp thời. Công tác truyền thông đại chúng về sự thiết và vai trò, thực trạng, giải pháp xây dựng lối sống xanh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thứ hai, xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường, góp phần quan trọng vào việc xây dựng lối sống xanh chưa triệt để, ví dụ như hạn chế trong các văn bản về hương ước, quy ước khu dân cư đặc biệt trong một số khu phố trung tâm tại cột 3. Đại đa số các khu phố và phường thống nhất với các đơn vị môi trường dọn vệ sinh thường nhật bao gồm thu gọn rác sinh hoạt, quét một số tuyến đường hay chăm sóc cây cảnh quanh thành phố. Điều này cho thấy một số lượng lớn người ỉ 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
99 p | 869 | 173
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
86 p | 77 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng K.T.T
101 p | 30 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược Marketing – Mix cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ
75 p | 38 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
96 p | 26 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị doanh nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương khối quản lý gián tiếp tại công ty cổ phần cảng Hải Phòng- Chi nhánh cảng Chùa Vẽ
77 p | 119 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách marketing triển khai chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Sao Đỏ
77 p | 30 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay
70 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
80 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
79 p | 20 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
72 p | 14 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
57 p | 16 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị trong huấn luyện dân quân tự vệ ở xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
85 p | 10 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
92 p | 13 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Thực hiện đổi mới hệ thống chính trị tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
71 p | 7 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn