intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" nhằm phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2016 đến nay, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Khóa luận tốt nghiệp ngành : CHÍNH TRỊ HỌC Chuyên ngành : CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn : THS. CẤN THỊ THÙY LINH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HUY HOÀNG Mã số sinh viên : 1905CSCA012 Khóa : 2019 - 2023 Lớp : 1905CSCA HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi thông tin trong khoá luận là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả khoá luận Nguyễn Huy Hoàng
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa, Ban lãnh đạo và các cô, chú làm việc tại Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã giúp cho tôi có được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài liệu, đặc biệt là cô Cấn Thị Thùy Linh đã hướng dẫn tôi rất nhiệt tình và tận tâm trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, nếu có hạn chế và thiếu sót khi tìm hiểu và đánh giá, tôi rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý từ các thầy cô giáo, quý bạn đọc để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả khoá luận Nguyễn Huy Hoàng
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên DLCĐ Du lịch cộng đồng DLST Du lịch sinh thái HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội MICE Du lịch hội thảo, hội nghị TP Thành phố UBND Ủy ban Nhân dân VH-TT Văn hóa - Thông tin
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Trang 1 Các điểm du lịch, điểm tham quan tại thành phố Hạ Long 28 2 Thống kê lượng khách đến TP Hạ Long giai đoạn 2016 - 2022 35 Kết quả kinh doanh du lịch vịnh Hạ Long giai đoạn 3 36 2016 - 2022 Lượng khách nội địa và quốc tế đến thành phố Hạ Long 4 36 giai đoạn 2016 - 2020
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7 7. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 8 8. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm du lịch ................................................................................ 9 1.1.2. Khái niệm kích cầu phát triển du lịch ............................................... 10 1.1.3. Chính sách kích cầu phát triển du lịch .............................................. 11 1.2. Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch................................. 15 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 15 1.2.2. Mục tiêu thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ............... 15 1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ................. 16 1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch .............. 16 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ............................................................................................................... 18 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 21 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TP HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ........ 22 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và khái quát tình hình kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh............................................... 22
  7. 2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................. 22 2.1.2. Khái quát tình hình kích cầu phát triển du lịch của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................... 25 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 27 2.2.1. Chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................. 27 2.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 30 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 33 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 33 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ...................................................................... 37 2.3.3. Nguyên nhân ..................................................................................... 40 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 43 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ..................................................................... 44 3.1. Đổi mới nhận thức, ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long................................ 44 3.2. Hoàn thiện các bước trong quy trình thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long .............................................................. 46 3.3. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của địa phương trong việc thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long ............ 47 3.4. Tăng cường các nguồn lực cần thiết để thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long ...................................................... 49 3.4.1. Tăng cường các nguồn lực tài chính cho việc tổ chức thực hiện chính sách .............................................................................................................. 49 3.4.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kĩ thuật tạo tiền đề để thực hiện chính sách hiệu quả ..................................................................................... 50 3.5. Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long cần phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ......................... 53
  8. 3.6. Tăng cường chuyển đổi số/áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long.......... 55 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58 1. Kết luận ................................................................................................... 58 2. Kiến nghị ................................................................................................. 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 61 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 63
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch chiếm một phần lớn trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đặc biệt đối với Việt Nam, ngành du lịch hiện nay cũng được coi là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước. Sự phát triển của du lịch đã thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ như vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ lưu trú và ăn uống… cũng phát triển theo. Không chỉ là du lịch nội địa mà cả du lịch quốc tế đã và đang đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế đất nước. Ngoài ra, du lịch cũng giúp thu hút du khách nước ngoài biết đến Việt Nam, làm cho các mối quan hệ ngoại giao với các nước được củng cố và phát triển. Trong tất cả các địa phương thu được những nguồn lợi lớn từ phát triển kinh tế du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng là một tỉnh xứng đáng phải kể đến. Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng rất nhiều chính sách để phát triển du lịch của tỉnh nhà, nhất là giai đoạn sau những năm du lịch bị ảnh hưởng rất nhiều do đại dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh nói chung, trong đó có TP Hạ Long đã có rất nhiều chính sách kích cầu phát triển du lịch. Trong những năm qua, du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể và đang phấn đấu trở thành trung tâm du lịch quốc tế, điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam. TP Hạ Long là một trong những TP nổi bật và đặc sắc nhất về tài nguyên du lịch của cả nước, bao gồm tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên văn hóa lịch sử… TP Hạ Long có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Bắc, là vùng kết nối các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và là điểm kết nối giữa Cảng nước sâu Cái Lân và Cửa khẩu Móng Cái. Hạ Long cũng có đường bờ biển trải dài gần 50 km rất thuận lợi để phát triển du lịch và các dịch vụ đi kèm. Các chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long đã triển khai thực hiện như: Chính sách phát triển du lịch biển đảo (Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn,… rồi 1
  10. đến các chính sách phát triển du lịch tâm linh (Thiền viện Trúc Lâm - Yên Tử, chùa Ba Vàng,…) cùng với nhiều chính sách ưu tiên cho các loại hình du lịch như du lịch biên giới, du lịch trải nghiệm thiên nhiên và du lịch MICE… Với rất nhiều sự nỗ lực, đặc biệt giai đoạn sau tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch, đến nay, TP Hạ Long đã trở thành đô thị độc đáo “có một, không hai” về cảnh quan, địa hình và tài nguyên du lịch và là một trong những điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Định hướng phát triển du lịch Hạ Long trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thúc đẩy các hoạt động du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, độc lạ và tiện ích, TP Hạ Long đặt ra mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn 2020 - 2030 theo hướng trở thành TP du lịch thông minh và phát huy được các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn TP. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vẫn còn những tồn tại, bất cập; đặc biệt những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách kích cầu phát triển du lịch của Hạ Long như công tác nghiên cứu thị trường, xác định chiến lược, chiến thuật, công tác thâm nhập và phát triển thị trường du lịch chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đa dạng, phong phú và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu du lịch của du khách. Chính bởi vậy đã đặt ra vấn đề cho TP Hạ Long, nhất là ngành du lịch TP cần có những định hướng phát triển du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và phù hợp trong bối cảnh mới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành chính sách công của mình. Với mong muốn đóng góp được một phần các giải pháp giúp TP Hạ Long định hướng và xây dựng trở thành Trung tâm du lịch quốc gia, trở thành TP du lịch thông minh tiên phong của Việt Nam với hiệu quả và hiệu suất cao. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề kích cầu phát triển du lịch cũng là một vấn đề được rất nhiều 2
  11. nhà nghiên cứu tìm hiểu. Bởi vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này. Cụ thể như: - Nguyễn Thị Thống Nhất (2016), ‘‘Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị văn hóa thế giới vật thể”, nhà xuất bản Đà Nẵng. Di sản văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của quốc gia, dân tộc, vùng miền. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất hay con người địa phương, mà còn là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong các loại hình di sản văn hóa ở Việt Nam, có những giá trị di sản mang tầm vóc thế giới, được cả nhân loại tôn vinh và là “kho báu” vô giá đối với ngành du lịch. Vì vậy, việc phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa thế giới là việc cần kíp và lâu dài. - Võ Văn Thành (2016), “Một số vấn đề văn hóa du lịch Việt Nam”, nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ. Có thể khẳng định phần lớn tài nguyên du lịch là các giá trị, thành tựu, công trình văn hóa của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc qua các thời kỳ khác nhau. Như vậy, đối với du lịch bền vững, văn hóa trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất để khai thác. Cuốn sách làm rõ được mối quan hệ này. - Trương Thị Huyền (2020), ‘‘Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của tác giả đã phân tích quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch tại TP Hạ Long, bên cạnh đó cũng chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đề ra các giải pháp giúp cho phát triển ngành du lịch của TP. Hạ Long. - Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (đồng chủ biên) (2016), ‘‘Hoạch định và thực thi chính sách công”, sách chuyên khảo của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật. Cuốn sách đã trang bị những kiến thức cơ bản về hoạch 3
  12. định chính sách công và thực thi chính sách công. Đây cũng là tài liệu tác giả sử dụng để tham khảo cho nội dung cơ sở lý luận của khóa luận. - Lâm Thị Hồng Loan (2012), ‘‘Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, luận văn thạc sĩ. Tác giả cũng đã hệ thống hóa cơ sở lí luận cơ bản về du lịch và phát triển bền vững du lịch, khảo sát và nghiên cứu các nguồn tài nguyên, nguồn lực và điều kiện phát triển du lịch bền vững, trên cơ sở đó làm rõ những lợi thế và khó khăn khi phát triển ngành du lịch tại Ninh Bình. - Cao Văn Tâm (2018), ‘‘Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu các cơ sở lí luận về chính sách và thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, qua đó đề xuất một vài các giải pháp để tăng cường thực hiện và hoàn thiện chính sách phát triển du lịch tại TP Sầm Sơn. - Lâm Ngọc Như Trúc (2018), “Chính sách phát triển du lịch của Nhật Bản và một số gợi ý cho phát triển du lịch Việt Nam hiện nay”, đề tài nghiên cứu này đã bày tỏ những quan điểm phân tích về tình hình, các hoạt động phát triển du lịch của Nhật Bản và qua đó đã đề xuất một số phương án để phát triển cho Việt Nam. - Vũ Thanh Trúc (2021), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang”, theo đó tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng chính sách phát triển du lịch trên địa bàn Châu Đốc, An Giang và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn TP Châu Đốc. - Nguyễn Hữu Ngọc (2021), ‘‘Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”, tác giả đã có những đề xuất giải pháp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. - Phan Minh Lê (2020), ‘‘Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ 4
  13. thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội. Tác giả cũng đã chỉ ra cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch; khảo sát thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch; tác giả đã chỉ ra được các vấn đề còn khó khăn của huyện và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Bài viết “Phát triển TP. Hạ Long trở thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế” của Hoàng Dương, đăng trên https://tienphong.vn/ cũng đã chỉ ra việc xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư, tài chính, đất đai để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư, các khu vực nằm trong vùng bảo vệ di tích, phát triển tiềm năng du lịch Hạ Long giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo. - Bài viết “Du lịch Việt Nam 2020: phát huy nội lực trong “bão Covid- 19”” của Trang Linh được đăng tải trên trang https://nhandan.vn/ cũng đã chỉ ra những ảnh hưởng của du lịch do đại dịch Covid-19 vô cùng nặng nề. Nhưng không vì thế mà cản trở được du lịch Việt Nam nỗ lực chủ động thích ứng và khôi phục hoạt động trong tình hình mới. - Bài viết “Những quyết sách kịp thời phục hồi ngành Du lịch” của Hoàng Quỳnh đăng trên trang https://dichvucong.quangninh.gov.vn/ đánh giá về sức bật của du lịch Quảng Ninh với những con số ấn tượng chứng minh cho địn hướng đúng đắn và tầm nhìn dài hạn của Quảng Ninh. Đặc biệt, trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dích Covid-19, những nghị quyết kích cầu kịp thời để ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trụ vững. - Để kích cầu phát triển du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long cũng ban hành nhiều chương trình, kế hoạch như: Dự thảo đề án phát triển du lịch TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 4015/QĐ-UBND của UBND TP Hạ Long ngày 28 tháng 10 năm 2022 về việc Phê duyệt đề án phát triển du lịch TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 5
  14. 53/KH-UBND của UBND TP Hạ Long ngày 20 tháng 02 năm 2023 về Kích cầu và phát triển du lịch thành phố Hạ Long năm 2023. Như vậy, có thể thấy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách phát triển du lịch ở các địa phương, trong đó có cả Hạ Long; tuy nhiên nghiên cứu một cách cụ thể về thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thì chưa có công trình nào đề cập đến. Bởi vậy những tài liệu trên đây đều là tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu của tác giả. Việc phân tích và đánh giá những kết quả đạt được trong tổ chức và thực thi chính sách kích cầu phát triển du lịch hiện nay, đặc biệt là tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động du lịch của địa phương. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu từ cách tiếp cận nội dung của các chính sách kích cầu phát triển du lịch và quá trình tổ chức thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Về không gian: TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Về thời gian: Từ năm 2016 đến nay. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2016 đến nay, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thời gian tới. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận tập trung các nhiệm 6
  15. vụ sau: - Một là, liệt kê một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch. - Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 5. Giả thuyết nghiên cứu TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các chính sách kích cầu phát triển du lịch, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định. Nếu khóa luận đưa ra được giải pháp hợp lý sẽ giúp TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch và thực hiện tốt các chính sách kích cầu phát triển du lịch của TP trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Khóa luận này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm, chủ trương, các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước, của Sở Du lịch TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 6.2. Phương pháp cụ thể - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Để có được dữ liệu thứ cấp, tác giả đã tổng hợp, nghiên cứu các nghiên cứu trước đây liên quan đến việc thực hiện các chính sách kích cầu phát triển du lịch đã công bố. - Phương pháp thống kê và phân tích: Thông qua việc thu thập các bảng biểu và báo cáo hàng năm của địa phương. - Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Hạ Long. Từ đó có cơ sở để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long. - Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra 7
  16. những nhận định, kết luận khoa học về thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long. 7. Đóng góp của khóa luận 7.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện những vấn đề trong việc thực hiện chính sách nói chung và thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở TP Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 7.2. Về mặt thực tiễn Việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sẽ giúp thấy rõ hơn những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của việc thực hiện chính sách này. Vì vậy, kiến nghị giúp các cơ quan quản lý, các ban, ngành liên quan và các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, tổ chức thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại TP Hạ Long nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 8
  17. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch đã trở thành một trong những hình thức hoạt động phổ biến nhất của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động trong lĩnh vực du lịch vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) cho rằng: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…” [21] Tại hội nghị của Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” [21] Theo các nhà du lịch Trung Quốc cho rằng: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. [21] Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization) quan niệm rằng: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài 9
  18. môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.” [21] Từ sự thay đổi không gian của khách du lịch, cũng có quan niệm cho rằng: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác mà không thay đổi nơi ở, nơi làm việc. Dưới góc độ kinh tế: Du lịch là ngành du lịch kết hợp giữa y tế, thể thao, nghiên cứu khoa học, giáo dục,... Có thể thấy, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch vì có cả đặc điểm kinh tế và xã hội. Du lịch là một hoạt động có nhiều đối tượng tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. 1.1.2. Khái niệm kích cầu phát triển du lịch - Khái niệm kích cầu: Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là tiêu dùng công cộng) để kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong phạm vi đề tài này, tác giả đề cập đến kích cầu phát triển du lịch thì cũng có thể hiểu, kích cầu chính là biện pháp (chi/đầu tư) để kích thích tăng trưởng kinh tế du lịch. Các gói kích cầu tùy theo đặc điểm tình hình của ngành du lịch và bao gồm các công cụ khác nhau để đạt được mục tiêu mong muốn, trong đó có các nhóm kích cầu tiêu dùng, kích cầu đầu tư, nhóm kích cầu qua đầu tư công và nhóm biện pháp hỗ trợ khác. Thông qua các đợt kích cầu du lịch nhằm tạo đà phục hồi cho các doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung. - Khái niệm kích cầu phát triển du lịch: Phát triển du lịch đang là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được đẩy mạnh thực hiện ở các địa phương có lợi thế du lịch cũng như của bất kể quốc gia nào. Thời gian qua, nhiều địa phương, quốc gia triển khai nhiều giải pháp, chú trọng quảng bá thương hiệu, sản phẩm đặc trưng gắn với kết nối, hợp tác thúc đẩy du lịch… để kích cầu và là đòn bẩy giúp ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ, phát triển. Đặc biệt, du lịch trong hai năm liên tiếp (2020, 2021) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, do 10
  19. vậy càng cần thiết để kích cầu phát triển du lịch. Kích cầu phát triển du lịch có thể được hiểu là việc đầu tư cho du lịch hay việc gia tăng những sản phẩm dịch vụ du lịch mới; quy hoạch đồng bộ và có cơ chế quản lý phù hợp; tăng nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung hoàn thiện hạ tầng dịch vụ du lịch; đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; giải quyết các vấn đề môi trường... nhằm duy trì được sức hút cho điểm đến du lịch, du khách có thể ở lại dài hơn sẽ chi tiêu nhiều hơn, được thụ hưởng và trải nghiệm nhiều hơn các dịch vụ và sản phẩm du lịch, góp phần kích cầu phát triển du lịch. 1.1.3. Chính sách kích cầu phát triển du lịch - Khái niệm chính sách công: Chính sách là những hướng dẫn, phương pháp, thủ tục, luật lệ, biểu mẫu cụ thể và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc hướng tới các mục tiêu đề ra. Chính sách công là chính sách có bản chất thuộc về chính trị. Quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị. Chính sách công được làm ra bởi nhà nước. Điều này có nghĩa là nhà nước có quyền quyết định chính sách công và có các nguồn lực công để đảm bảo rằng chính sách đó được xây dựng theo cách tốt nhất có thể và được thực hiện một cách hiệu quả cao nhất. Có nhiều quan niệm về chính sách, nhưng tựu chung lại có thể hiểu chính sách “là giải pháp cùng các biện pháp cụ thể thực hiện giải pháp ấy được một chủ thể quyền lực lựa chọn và thể hiện bằng văn bản có giá trị pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội hoặc cộng đồng để giải quyết một hoặc một số vấn đề lớn liên quan đến nhiều đối tượng trong một giai đoạn xác định” [15] hay “Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm” [1]; Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan nhằm “lựa chọn” các mục tiêu cụ thể, những giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định [3]. - Khái niệm chính sách kích cầu: 11
  20. Như đã nói ở trên, kích cầu là biện pháp để kích thích, tăng trưởng kinh tế, ở đây mục tiêu là tăng trưởng kinh tế du lịch. Vậy, chính sách kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu công, từ đó làm gia tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế; thường được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái do tác động của các “cú sốc” về kinh tế - xã hội (khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tiền tệ, thiên tai, dịch bệnh…). Cụ thể, trong đề tài này nói đến chính sách kích cầu phát triển du lịch sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. - Khái niệm chính sách kích cầu phát triển du lịch Từ các khái niệm liên quan đề cập đến trong đề tài, chính sách kích cầu phát triển du lịch có thể được hiểu: Là một tập hợp các quan điểm, quyết sách, quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước, của địa phương về kích cầu phát triển du lịch nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ chính sách phù hợp khuyến khích, tạo mọi điều kiện theo quy định để các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn riêng có; đẩy mạnh xúc tiến các thị trường du lịch trọng điểm để thu hút khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ phát triển du lịch. Như vậy, có thể thấy rằng kích cầu phát triển du lịch và việc thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách kích cầu phát triển du lịch sẽ góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cho phát triển du lịch, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng từ ngành du lịch; tạo nền tảng và động lực của sự phát triển hiện tại cũng như tương lai. Nhất là sau tác động của đại dịch Covid-19, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và rơi vào tình trạng khó khăn. Với những chính sách kích cầu phát triển du lịch phù hợp là điểm tựa quan trọng cho du lịch từng bước phục hồi và phát triển. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2