Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay
lượt xem 14
download
Khóa luận sẽ tập trung làm rõ thực trạng cạnh tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ năm 2016 - 2022 trên một số lĩnh vực chính, phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới thực trạng trên, dự báo chiều hướng quan hệ thời gian tới và những tác động của cục diện cạnh tranh Trung – Mỹ đối với khu vực và Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2016 ĐẾN NAY Giảng viên hƣớng dẫn : Đặng Đình Tiến Sinh viên thực hiện : Trần Trọng Lực Mã sinh viên : 1905CTHA011 Khóa, lớp : 1905CTHA Hà Nội - 2023
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực tập tốt nghiệp và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Trường Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Khoa học liên ngành và các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy: TS. Đặng Đình Tiến, người đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã ủng hộ, khích lệ, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Do trình độ và thời gian có nên hạn nên Khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy, cô giáo và các độc giả để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Sinh viên
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Em cũng xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Em xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc. Đồng thời em xin cam đoan trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương em luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Sinh viên
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt ASEAN Association of South East Hiệp hội các Quốc gia Đông Asian Nations Nam Á AEC ASEAN Economic Cộng đồng kinh tế ASEAN Community AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APSC ASEAN Political – Cộng đồng chính trị – an Security Community ninh ASEAN COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông TAC Treaty of Amity and Hiệp ước Hợp tác và Thân Cooperation in Southeast thiện ở Đông Nam Á Asia WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á TPP Trans – Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5 6. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 5 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUAN HỆ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ............................................................................................................. 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về quan hệ quốc tế .............................................. 6 1.1.1. Một số khái niệm, lý thuyết về quan hệ quốc tế ................................. 6 1.1.1.1 Khái niệm về quan hệ quốc tế ........................................................... 6 1.1.1.2 Các lý thuyết quan hệ quốc tế ........................................................... 7 1.1.2. Đặc trưng và tính quy luật của quan hệ chính trị quốc tế ................... 8 1.1.2.1. Đặc trưng của quan hệ chính trị quốc tế .......................................... 8 1.1.2.2. Tính quy luật trong quan hệ chính trị quốc tế ................................ 10 1.1.3 Quan điểm của Đảng về ngoại giao đa phương ................................. 12 1.2. Cơ sở thực tiễn tại khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay......... 13 1.2.1. Tình hình khu vực ............................................................................. 13 1.2.2. Vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á ..................................... 15 1.2.3. Lợi ích của Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á ............................. 16 1.2.3.1 Lợi ích của Mỹ ................................................................................ 16 1.2.3.2 Lợi ích của Trung Quốc .................................................................. 18 1.3. Thực trạng quan hệ Trung – Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI ............. 19 Tiểu kết chương 1........................................................................................ 21
- CHƢƠNG 2: THỰC TRANG QUAN HỆ CẠNH TRANH GIỮA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ VỀ ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2016 ĐẾN NAY ................................................................................................................ 22 2.1 Các hình thức cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đông Nam Á . 22 2.1.1 Cơ sở cạnh tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ.......................................... 22 2.1.2 Cạnh tranh trong các lĩnh vực công nghệ .......................................... 23 2.1.3 Cạnh tranh ảnh hưởng tại các khu vực và diễn đàn quốc tế .............. 24 2.1.4 Cạnh tranh liên quan về lợi ích ở các điểm nóng an ninh quốc tế và khu vực ........................................................................................................ 25 2.2 Nội dung thực trạng quan hệ cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đông Nam Á ............................................................................................... 27 2.2.1 Cạnh tranh trong mối quan hệ song phương tại khu vực ................. 27 2.2.2. Cạnh tranh tại các diễn đàn đa phương ............................................. 38 2.2.3 Cạnh tranh trực diện giữa hai nước.................................................... 44 Tiểu kết chương 2........................................................................................ 48 CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ TỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO CHIỀU HƢỚNG CẠNH TRANH THỜI GIAN TỚI................................ 49 3.1. Tác động tới khu vực ........................................................................... 49 3.1.1. Tác động tích cực .............................................................................. 49 3.1.2. Tác động tiêu cực .............................................................................. 50 3.2. Tác động tới Việt Nam ......................................................................... 51 3.2.1. Tác động tích cực .............................................................................. 51 3.2.2. Tác động tiêu cực .............................................................................. 54 3.3. Dự báo chiều hướng cạnh tranh Mỹ - Trung trong thời gian tới ......... 55 3.4. Khuyến nghị cho Việt Nam ................................................................. 57 Tiểu kết chương 3........................................................................................ 59 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 62
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đông Nam Á là khu vực đang nổi lên, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết các nước lớn (nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Trung Đông, nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương…), là nơi hiện diện và tập trung nhiều lợi ích và ưu tiên chiến lược của nhiều nước. Bên cạnh đó, tiềm lực kinh tế của đa số các quốc gia trong khu vực liên tục tăng trưởng ở mức cao, các hình thức liên kết và hợp tác giữa các thành viên trong khối ASEAN không ngừng được đẩy mạnh, tạo cho khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của Châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì thế, xung đột lợi ích và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia đã bắt đầu diễn ra nhanh chóng và phức tạp trong khu vực này. Những yếu tố tiềm năng trên đã đưa Đông Nam Á trở thành khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong tính toán và triển khai chiến lược của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Với sự giao thoa lợi ích của các cường quốc ở Đông Nam Á, cọ xát Trung Quốc và Hoa Kỳ có nhiều biểu hiện gia tăng. Trung Quốc đã và đang gia tăng ảnh hưởng tại nhiều nước Đông Nam Á, tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN và có ý đồ lấn lướt ảnh hưởng của Mỹ trong tiến trình hợp tác khu vực. Mỹ buộc phải điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường quan hệ với khu vực; sự hiện diện của Mỹ tại khu vực là nhân tố quan trọng nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực, ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực và ngăn chặn Trung Quốc thách thức vai trò và lợi ích của Mỹ. Cạnh tranh nước lớn luôn ảnh hưởng, gây ra những hệ lụy trực tiếp đối với quá trình xây dựng chính sách, chiến lược của các nước, ảnh hưởng tới sự hợp tác của các quốc gia trên góc độ song phương cũng như toàn cầu. Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ và đặc biệt là sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Đông Nam Á là một trong những việc làm có ý nghĩa quan 1
- trọng, có giá trị thực tiễn nhất trong tổng thể nghiên cứu quan hệ quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam. Trong quan hệ đối ngoại, Trung Quốc là nước láng giềng, là nước lớn có tác động trực tiếp tới sự ổn định và phát triển của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Trong khi đó, Hoa Kỳ là một trong những đối tác lớn của Việt Nam cùng với việc quan hệ Việt – Mỹ đang ngày càng được mở rộng và phát triển sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Do đó, tìm hiểu rõ mặt cạnh tranh trong mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ góp phần tạo nền tảng cơ sở cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm tận dụng những điểm thuận lợi và hạn chế của những điểm bất lợi trong quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á trong khu vực. Với lý do trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và có những tác động trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc lớn nhất thế giới. Vì vậy, những diễn biến trong mối quan hệ giữa hai nước này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ của hai nước đó mà còn tác động không nhỏ tới tình hình chính trị quốc tế. Chính vì vậy, nghiên cứu quan hệ Trung – Hoa Kỳ luôn là một trong những đề tài quan trọng nhất trong tổng thể nghiên cứu quan hệ quốc tế và kiến nghị chính sách đối ngoại của Việt Nam, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Ở trong nước, phải kể đến cuốn sách “Quan hệ Mỹ – Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực do PSG. TS. Nguyễn Thái Yên Hương chủ biên xuất bản năm 2011. Cuốn sách tập trung đánh giá, phân tích về quan hệ Mỹ – Trung trong hơn 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1979) và triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2020 theo góc độ xem xét quan hệ nước lớn dưới dựa trên sự cân bằng lực lượng; từ đó góp phần phục vụ cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong hiện tại và tương lai. 2
- Bài viết “Chiến lược mới của Mỹ đối với một Trung Quốc mới của tác giả Vũ Lê Thái Hoàng đã chỉ ra nguyên nhân Mỹ thay đổi chiến lược với Trung Quốc và phân tích mối quan hệ “tích cực, hợp tác và toàn diện của hai nước trong thế kỷ XXI. Tác giả chỉ ra rằng tuy Mỹ nhấn mạnh tiềm năng hợp tác là rất lớn nhưng bất đồng là đương nhiên và cạnh tranh là tất yếu. Bên cạnh các nghiên cứu của tác giả Việt Nam, còn có một số bài viết của nước ngoài nói về quan hệ giữa hai nước này và đây cũng là một nguồn tài liệu quan trọng để thực hiện luận văn này. Cuốn sách “Trung Quốc mộng của Đại tá Lưu Minh Phúc, giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc Kinh xuất bản năm 2010 đã đưa ra nhiều so sánh trong quan hệ giữa Mỹ – Trung – Nga, và các đế chế trong lịch sử, đặc biệt lý giải những thuận lợi, thách thức của các siêu cường trước đây và những bước đi để Trung Quốc có thể thay thế được Mỹ để trở thành siêu cường số một trong thời gian tới. Tham luận “Cạnh tranh Mỹ – Trung tại Biển Đông: Tác động chiến lược đối với an ninh khu vực của Tiến sĩ Fu-Kuo Liu – Trường Đại học Chính trị, Đài Loan trong Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực diễn ra ngày 11 – 12/11/2010 đã chỉ ra những vấn đề tiếp tục xảy ra trên thực tế sau khi ký DOC và xem xét những hệ lụy của chính trị cường quyền hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, điều mà cho đến nay đã lan sang Biển Đông. Cạnh tranh Mỹ – Trung ở khu vực sẽ mang lại tác động sâu sắc đối với an ninh và cách thức hợp tác ở khu vực. Các vấn đề Biển Đông do đó trở thành một phần không thể tránh né trong mối quan hệ Mỹ – Trung. Trong khi không có bất kỳ tiến triển rõ rệt nào trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, thay đổi trong cạnh tranh chiến lược Mỹ và Trung Quốc sẽ định hình nên những luật chơi mới. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và bài viết đã xuất bản đều đề cập đến khía cạnh này hoặc khía cạnh khác của quan hệ Trung - Mỹ, chính 3
- sách của Mỹ đối với Trung Quốc hoặc nói đến sự cạnh tranh trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, các tài liệu vẫn chưa đề cập đầy đủ sự cạnh tranh trong các lĩnh vực, tại một thời điểm cụ thể hoặc sự so sánh đó là trong một phạm vi rộng. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và tiếp thu các nguồn tài liệu đó, khóa luận sẽ tập trung vào sự cạnh tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á một cách hệ thống và chỉ rõ tác động của nó tới khu vực và Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Trong khuôn khổ nghiên cứu, khóa luận sẽ tập trung làm rõ thực trạng cạnh tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ năm 2016 - 2022 trên một số lĩnh vực chính, phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới thực trạng trên, dự báo chiều hướng quan hệ thời gian tới và những tác động của cục diện cạnh tranh Trung – Mỹ đối với khu vực và Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu: * Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay. * Trên cơ sở đó đề tài tập trung phân tích, làm rõ thực trạng quan hệ cạnh tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay. * Đánh giá về những ảnh hưởng, tác động đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mặt cạnh tranh của cặp quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á thông qua chính sách của hai quốc gia ở khu vực này, những tác động của việc cạnh tranh này đối với bản thân hai nước cũng như đối với khu vực và Việt Nam và chiều hướng cạnh tranh của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. 4
- - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá, tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của các vấn đề chính trị quốc tế; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng và Nhà nước Việt Nam về những vấn đề quốc tế, đồng thời tham khảo một số lý thuyết quan hệ quốc tế hiện đại để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế và các phương pháp nghiên cứu liên ngành để giải quyết các vấn đề đề tài nghiên cứu đặt ra như: phương pháp lịch sử – logic, so sánh – đối chiếu, phân tích – tổng hợp và dự báo. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay Chương 2: Thực trạng quan hệ cạnh tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay Chương 3: Tác động của cạnh tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ tới khu vực Đông Nam Á và Việt Nam - dự báo chiều hướng cạnh tranh thời gian tới 5
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUAN HỆ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 1.1. Một số vấn đề lý luận về quan hệ quốc tế 1.1.1. Một số khái niệm, lý thuyết về quan hệ quốc tế 1.1.1.1 Khái niệm về quan hệ quốc tế Trong quá trình tham gia của các chủ thể vào đời sống chính trị quốc tế vì mục tiêu quốc gia, khu vực và quốc tế, những quan hệ chính trị quốc tế từng bước được xác lập và phát triển. Quan hệ chính trị quốc tế có cơ sở từ quan hệ chính trị quốc gia, những quan hệ được thiết lập trước hết do việc thực hiện các chính sách đối nội ra phạm vi quốc tế, chính sách đối ngoại được xác lập và từng bước được thực hiện, theo đó những quan hệ chính trị quốc tế cũng được xác lập. Việc hoạch định và thực hiện chính sách đối nội và chính sách đối ngoại phản ánh sự chín muồi về mặt chính trị của mỗi nhà nước. Các chủ thể chính trị quốc tế, mà quan trọng nhất là nhà nước của các quốc gia có chủ quyền, tham gia vào công việc chính trị quốc tế chủ yếu thông qua việc hoạch định và thực thi hệ thống chính sách đối nội và đối ngoại. Bởi vậy, có thể coi chính trị quốc tế là sự tiếp tục hoạch định và thực thi chính sách đối nội của các quốc gia trên phạm vi quốc tế; quan hệ chính trị quốc tế là kết quả của việc hoạch định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Quan hệ quốc tế là phạm trù lịch sử, là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội loài người. Khi giai cấp, dân tộc xuất hiện, chính trị (mà biểu hiện tập trung ở nhà nước) hình thành và từng bước khẳng định vai trò to lớn của mình trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Trong xã hội có giai cấp, giao cấp thống trị, thông qua chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước khẳng định vai trò của mình, đồng thời mở rộng sự ảnh hưởng vượt khỏi phạm vi quốc gia. Bởi thế, chính quan hệ chính trị quốc tế từng bước được 6
- xác lập, phát triển và biến đổi. Ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, quan hệ chính trị quốc tế có những đặc trưng khác nhau, song xuyên suốt vẫn là quan hệ chịu sự chi phối bởi các nước lớn. Trong xã hội đương đại, quan hệ quốc tế phản ánh và là biểu hiện tập trung của quan hệ kinh tế quốc tế và của đời sống chính trị quốc tế. Mặc dù trong đời sống chính trị quốc tế không còn tồn tại một chính phủ thế giới, song quan hệ chính trị quốc tế lại bị chi phối bởi một tổ chức có qui mô lớn nhất hành tinh là Liên hợp quốc. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cơ chế tác động của các quốc gia. Quan hệ quốc tế là quan hệ nảy sinh, hình thành và phát triển do sự tác động qua lại giữa các chủ thể chính trị quốc tế, trước hết và quan trọng nhất là các quốc gia và các tổ chức quốc tế, trong qúa trình tham gia vào đời sống chính trị quốc tế vì mục đích, lợi ích quốc gia, khu vực và quốc tế. 1.1.1.2 Các lý thuyết quan hệ quốc tế Các lý thuyết quan hệ quốc tế giải thích các quốc gia có quan hệ với nhau như thế nào trong nền chính trị quốc tế, nó bao gồm việc giải thích hành vi chính sách đối ngoại trong nhiều lý thuyết quan hệ quốc tế. Thật vậy, mọi nỗ lực làm rõ các mối quan hệ quốc tế hầu hết đều liên quan tới việc giải thích chính sách đối ngoại. Đa số các lý thuyết quan hệ quốc tế, nếu không muốn nói là tất cả, đều tập trung vào tác động của hệ thống quốc tế tới chính sách đối ngoại. Việc nghiên cứu, đánh giá và có một cái nhìn súc tích về lý thuyết quan hệ quốc tế sẽ giúp làm rõ hơn vị trí của chính sách đối ngoại trong bối cảnh của lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Thứ nhất, lý thuyết hiện thực. Các lý thuyết hiện thực về quan hệ quốc tế có đặc trưng là dựa vào các giả định về tình trạng vô chính phủ và tự cứu, và nhận thức về các quốc gia như là những chủ thể đơn nhất và duy lý. Theo đó, các nhà hiện thực cho rằng để tồn tại, quốc gia cần phải nỗ lực tối đa hóa sức mạnh của mình. Thứ hai, lý thuyết tự do. Mặc dù những biến thể của chủ nghĩa tự do có 7
- chung một vài giả định với chủ nghĩa hiện thực, nhưng các nhà tự do khác với các nhà hiện thực ở chỗ đối với họ, hệ thống quốc tế về bản chất là thuận lợi cho sự hợp tác. Theo các lý thuyết tự do về quan hệ quốc tế, hợp tác với nhau bản thân nó chính là lợi ích của các quốc gia. Thứ ba, lý thuyết kiến tạo. Thuyết kiến tạo cho rằng thế giới có cấu trúc xã hội, được tạo ra bởi những động lực vật chất và ý tưởng. Các quốc gia với tư cách là những chủ thể có tính xã hội đánh giá, nhận thức về tình hình thế giới dựa trên đặc thù lịch sử, văn hóa, xã hội trong từng quốc gia đó. Tương tự như vậy, qua một quá trình tương tác, các quốc gia tự hình thành lên những nhận thức chủ quan, về bản sắc của mình, về các nước khác và về các thể chế/tổ chức quốc tế. Thuyết kiến tạo tốt nhất nên được gọi là một cách tiếp cận hơn là một lý thuyết về quan hệ quốc tế. 1.1.2. Đặc trưng và tính quy luật của quan hệ chính trị quốc tế 1.1.2.1. Đặc trưng của quan hệ chính trị quốc tế Thứ nhất, quan hệ chính trị quốc tế là mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều, nhiều lĩnh vực, được xem xét từ nhiều khía cạnh, đan xen nhiều sự kiện, nhiều quá trình. Hình thức, nội dung các mối quan hệ cũng như nguyên nhân, hậu quả của nó không phải khi nào cũng có thể lường trước được. Do vậy việc mô tả, phân tích, giải thích các mối quan hệ chính trị quốc tế không được quá nhấn mạnh vào thuyết nhân quả, hoặc thuyết định mệnh, mà cần có cách nhìn nhận tổng hợp từ nhiều góc cạnh, thậm chí không loại trừ cả yếu tố ngẫu nhiên. Thứ hai, chủ thể quan hệ chính trị quốc tế ngày càng phong phú, đa dạng và có vai trò đa chiều trong đời sống chính trị quốc tế. Quốc gia có vai trò chủ đạo và không thể phủ định được trong quan hệ chính trị quốc tế. Bản chất của nền chính trị thế giới là mối quan hệ giữa các quốc gia, là đấu tranh không khoan nhượng vì lợi ích của quốc gia. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay xuất hiện nhiều chủ thể quan hệ chính trị mới, phi truyền thống, chủ thể "ngoài chủ quyền", ngoài quốc gia. Đó là các tổ chức 8
- quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tài chính, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn truyền thông, các nhóm cá nhân, các cộng đồng dân tộc, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức không chính thức, bất hợp pháp (kể cả các tổ chức tội phạm, maphia, khủng bố...), các lãnh tụ, cá nhân...Các nhà nước đang mất dần quyền kiểm soát hoạt động xuyên quốc gia của các chủ thể này. Nhiều khi, hoạt động của các chủ thể này vi phạm nguyên tắc cao nhất của quan hệ chính trị quốc tế - chủ quyền quốc gia. Do vậy, sự độc quyền của quốc gia trong quan hệ chính trị quốc tế đang dần bị phá vỡ bất chấp các nỗ lực và cố gắng của các chính phủ. Vai trò của các chủ thể phi quốc gia đang ngày càng lớn mạnh và chính sách đối với các chủ thể này không thể xây dựng trên cơ sở cách suy nghĩ truyền thống về chính sách đối ngoại, về ngoại giao nhà nước. Các khái niêm cơ bản gắn với quốc gia như an ninh, chủ quyền, sức mạnh, lực lượng, cân bằng lực lượng... cần phải được điều chỉnh và áp dụng một cách linh hoạt trong quan hệ với các chủ thể ngoài quốc gia. Thứ ba, cách thức ứng xử của các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế phụ thuộc vào đặc điểm của đời sống chính trị thế giới. Cách ứng xử của các quốc gia trong quan hệ chính trị quốc tế luôn phụ thuộc vào sự tương quan và phân bố lực lượng giữa các nước trên thế giới, trước hết là giữa các cường quốc lớn, vào đặc điểm của cục các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế có ảnh hưởng và tác động đến chiều hướng phát triển các mối quan hệ chính trị quốc tế, đến cách thức giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Do đó, nhận thức đúng đắn đắn đặc điểm của hệ thống chính trị và dự báo chính xác sự vận động của đời sống quốc tế là điều kiện quan trọng để xác định đúng đường lối phát triển của mỗi quốc gia. Cấu trúc hệ thống chính trị quốc tế bao gồm ba mô hình cơ bản: một cực đa cực và hai cực.Trong hệ thống thế giới hai cự, hai quốc gia hùng mạnh nhất thống trị thế giới, tính chất của quan hệ chính trị quốc tế phụ thuộc rất lớn vào tính chất quan hệ giữa hai quốc gia này. Chúng chi phối hoạt động và 9
- tính chất quan hệ giữa các quốc gia khác và luôn tìm cách thu hút các quốc gia đó về bên mình. Trong hệ thống thế giới đa cực, các quốc gia lớn (các cực) đều có ảnh hưởng quốc tế ngang nhau và tác động ngang nhau đến quá trình chính trị thế giới. Sự lớn mạnh vượt trội của một quốc gia, hơn hẳn các quốc gia còn lại sẽ dẫn đến sự hình thành hệ thống thế giới một cực với trung tâm là quốc gia còn lại sẽ dẫn đến sự hình thành hệ thống thế giới một cực với trung tâm là quốc gia đế chế và các quốc gia vệ tinh. Lịch sử quan hệ chính trị quốc tế đã từng trải qua các thời kỳ một cực, đa cực, hai cực. Cách thức ứng xử của mỗi quốc gia trong quan hệ chính trị quốc tế phụ thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống thế giới này. 1.1.2.2. Tính quy luật trong quan hệ chính trị quốc tế Một là, cơ sở hoạt động của các quốc gia trên trường quốc tế là lợi ích quốc gia. Lợi ích không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của các hoạt động quốc tế nói chung, hoạt động chính trị quốc tế nói riêng. Lợi ích, đặc biệt là lợi ích quốc gia, là vấn đề căn bản, thôi thúc các chủ thể tham gia ngày càng sâu hơn, rộng hơn vào đời sống chính trị thế giới. Các quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế luôn được quan tâm trước hết đến lợi íc dân tộc, hướng các quan hệ quốc tế vào việc bảo vệ, phát triển lợi ích quốc gia. Bởi vậy, quan hệ chính trị quốc tế nhiều khi còn được xem là lĩnh vực tranh chấp, xung đột, hoà giải, hợp tác lợi ích giữa các quốc gia. Đây là vấn đề mang tính quy luật chi phối quan hệ chính trị quốc tế. Tất nhiên trong quan hệ chính trị quốc tế, bên cạnh lợi ích quốc gia còn có nhiều nhóm lợi ích khác như lợi ích cá nhân, lợi ích tổ chức (giai cấp, nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội), lợi ích nhân loại ..., song, tất cả các lợi ích này đều được xem xét, nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ, phát triển lợi ích quốc gia và được thúc đẩy phát triển khi nó hài hoà với lợi ích quốc gia. Hai là, trong quan hệ chính trị quốc tế luôn tồn tại xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh. Thực tiễn cho thấy, hợp tác và đấu tranh là những xu thế phổ biến trong 10
- mọi thời kỳ lịch sử. Trong thế giới đương đại, do tính chất phức tạp của tình hình thế giới, sự tác động nhiều chiều của các yếu tố khách quan và chủ quan, quan hệ chính trị quốc tế cũng trở lên đặc biệt hơn. Xu thế chung hiện nay là vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh quyết liệt nhằm giành quyền quyết định trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Hợp tác diễn ra ở nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến quân sự, văn hoá, giáo dục trên cơ sở các bên đều có lợi; hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, sự phức tạp trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ, bên cạnh mặt hợp tác lại đồng thời tồn tại mặt đấu tranh, xuất phát từ những mâu thuẫn về lợi ích nào đó, như lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, chế độ chính trị... Sự phù hợp hay bất đồng về lợi ích giữa các chủ thể không mang tính thuần nhất, một chiều. Không tồn tại quan hệ hợp tác toàn diện triệt để mà không có đấu tranh, đồng thời không có xung đột gay gắt mà không có lợi ích chung nào đó có thể hợp tác. Nghĩa là, trong quan hệ chín trị quốc tế, không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Ba là, trong quan hệ chính trị quốc tế, các cường quốc, các trung tâm quyền lực luôn đấu tranh với nhau nhằm giành quyền thống trị thế giới hoặc gây ảnh hưởng đến các khu vực nhất định. Trong lịch sử thế giới thường xuyên có những đế quốc muốn xâm chiếm, áp đặt ý chí của mình lên các nước khác, như: Hy Lạp, La Mã thời cồ đại, đế quốc Phrăng, Nguyên Mông thời trung đại, đế quốc Ôman, nước Pháp (Naponeon) thời cận đại, phát xít Đức và nước Mỹ thời hiện đại. Giữa các cường quốc thường diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền quyết định các vấn đề quốc tế, khẳng định vị thế của mình trong đời sống thế giới. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tranh thế giới trong lịch sử. Hai cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ XX diễn ra do các nước đế quốc gây ra, đều xuất phát từ mâu thuẫn về lợi ích quốc gia và tranh giành quyền thống trị thế giới. Hiện nay, cục diện đa cực Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản - Trung Quốc - Nga... cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, giữa các cường 11
- quốc không phải lúc nào cũng đấu tranh gay gắt, mà có thể vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Phương thức đấu tranh và hình thức biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. 1.1.3 Quan điểm của Đảng về ngoại giao đa phương Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, lần đầu tiên khái niệm “đối ngoại đa phương được chính thức đưa vào văn kiện. Kể từ đây, đối ngoại đa phương trở thành một định hướng chiến lược của Đảng trong đường lối đối ngoại chứ không còn là công cụ thực hiện công tác đối ngoại như trước kia. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ, định hướng lớn “nâng cao chất lượng công tác đối ngoại đa phương , theo đó Việt Nam cần “chủ động tham gia và phát huy vai trò trong cá cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc . Định hướng này đòi hỏi công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam cần chủ động, tích cực hơn trong việc góp phần xây dựng và định hình các quy tắc, luật lệ của các cơ chế đa phương chứ không chỉ dừng lại ở việc tham gia. Bởi lẽ đó, Văn kiện Đại hội XII cũng đặt ra yêu cầu mới đới với công tác da phương giai đoạn này là phải chuyển mạnh từ “ký kết, gia nhập, tham gia sang “chủ động và tích cực góp phần xây dựng, định hình các quy tắc, luật lệ mới của các cơ chế đa phương mà chúng ta hiện đang tham gia. Tại Đại hội XIII của Đảng, trên cơ sở xác định định hướng đối ngoại cho giai đoạn 2021- 2030 là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả… ; Đảng ta chỉ rõ, về đối ngoại đa phương cần thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân . Trong đó nội hàm “toàn diện thể hiện triển khai đối ngoại của nước ta qua các chủ thể, đối tượng và các địa bàn, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh…; nội hàm “hiện đại là trên cơ sở kế thừa truyền thống ngoại giao Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc 12
- và luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, thích ứng linh hoạt trước những chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực. 1.2. Cơ sở thực tiễn tại khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 đến nay 1.2.1. Tình hình khu vực Cuộc cạnh tranh địa chính trị đang định hình thời đại của chúng ta là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong lúc căng thẳng gia tăng xoay quanh vấn đề thương mại và Đài Loan, cùng nhiều vấn đề khác, có thể hiểu được tại sao nhiều quốc gia lại ngày càng lo ngại về một tương lai được định hình bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Tuy nhiên, một khu vực đã tự tạo ra con đường hòa bình và thịnh vượng xuyên qua kỷ nguyên lưỡng cực này. Nằm ở trung tâm địa lý của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ, Đông Nam Á không chỉ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh và Washington, đi dây ngoại giao để giữ vững lòng tin của cả hai bên, mà còn khiến Trung Quốc và Mỹ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của mình. Ba mươi năm trước, nhiều nhà phân tích tin rằng châu Á chắc chắn sẽ xảy ra xung đột. Như nhà khoa học chính trị Aaron Friedberg đã viết vào năm 1993, châu Á có khả năng trở thành “tuyến đầu của xung đột giữa các cường quốc (the cockpit of great-power conflict) cao hơn nhiều so với châu Âu. Về lâu dài, ông dự đoán, “Quá khứ của châu Âu có thể là tương lai của châu Á . Nhưng, dù sự ngờ vực và cạnh tranh vẫn tiếp diễn – đặc biệt là giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như giữa Trung Quốc và Ấn Độ – châu Á hiện đang ở thập niên thứ năm của một nền hòa bình tương đối, trong khi châu Âu một lần nữa xảy ra chiến tranh. (Xung đột lớn gần đây nhất ở châu Á, Chiến tranh Việt-Trung, đã kết thúc vào năm 1979). Đông Nam Á vẫn có những xung đột nội bộ nhất định – đặc biệt là ở Myanmar – nhưng nhìn chung, khu vực này rất yên bình, không hề có xung đột giữa các quốc gia, dù các sắc tộc và tôn giáo ở đây cực kỳ đa dạng. Đông Nam Á cũng đã phát triển thịnh vượng. Trong khi mức sống của người Mỹ và người châu Âu giảm sút trong 20 năm 13
- qua, người Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và xã hội đáng kể. Giai đoạn phát triển và hòa hợp đặc biệt này ở châu Á không phải chỉ là ngẫu nhiên trong lịch sử. Nhưng nguyên nhân phần lớn là nhờ ASEAN, bất chấp những thiếu sót trong tư cách là một liên minh chính trị và kinh tế, đã giúp hình thành một trật tự khu vực có tính hợp tác, được xây dựng trên nền văn hóa thực dụng và thỏa hiệp. Trật tự đó đã giúp dàn xếp những chia rẽ chính trị sâu sắc trong khu vực và giúp hầu hết các nước Đông Nam Á tập trung vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghịch lý thay, sức mạnh lớn nhất của ASEAN lại nằm ở việc họ tương đối yếu và không đồng nhất, qua đó đảm bảo rằng không một cường quốc nào coi họ là mối đe dọa. Như nhà ngoại giao Singapore Tommy Koh đã nhận xét, “Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ không thể đảm nhận vai trò lèo lái khu vực này vì họ không có chương trình nghị sự chung. ASEAN tự lèo lái được chính là vì ba cường quốc trên không thống nhất được với nhau. Và chúng ta có thể tiếp tục làm như vậy chừng nào các cường quốc vẫn thấy chúng ta trung lập và độc lập. Cách tiếp cận tinh tế và thực dụng của ASEAN trong việc quản lý cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng được coi là hình mẫu cho các nước đang phát triển. Đại đa số dân số thế giới sống ở các nước phương Nam, nơi mà các chính phủ chủ yếu quan tâm đến phát triển kinh tế, chứ không muốn chọn phe trong cuộc cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington. Trung Quốc đã tiến sâu vào khắp châu Phi, châu Mỹ Latinh, và Trung Đông. Nếu Mỹ muốn duy trì và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực này, thì họ nên học hỏi từ câu chuyện thành công của ASEAN. Một cách tiếp cận thực dụng, “có tổng là dương – chủ trương không nhắc đến những khác biệt chính trị trong quá khứ và sẵn sàng hợp tác với tất cả mọi quốc gia – sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn ở các nước phương Nam so với cách tiếp cận “có tổng bằng không, vốn có mục đích phân chia thế giới thành các khối đối đầu. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
99 p | 870 | 173
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
86 p | 78 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng K.T.T
101 p | 33 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược Marketing – Mix cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ
75 p | 42 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
96 p | 28 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 29 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
57 p | 23 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị doanh nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương khối quản lý gián tiếp tại công ty cổ phần cảng Hải Phòng- Chi nhánh cảng Chùa Vẽ
77 p | 126 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
80 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 25 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
79 p | 22 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Thực hiện chính sách kích cầu phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
72 p | 16 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị trong huấn luyện dân quân tự vệ ở xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
85 p | 14 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Xây dựng lối sống xanh tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
33 p | 15 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính trị học: Thực hiện đổi mới hệ thống chính trị tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
71 p | 9 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 25 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng & Trang trí nội thất Hải Phòng
92 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn