intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tư tưởng Lão Trang trong thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung: Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật

Chia sẻ: Hung Phan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

83
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Tư tưởng Lão Trang trong thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung: Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật giới thiệu tới các bạn những nội dung về Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230 – 1291); tư tưởng Lão Trang thể hiện trong thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung như biểu hiện, nguồn gốc kinh điển, giá trị nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tư tưởng Lão Trang trong thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung: Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ ĐỀ BÀI: TƯ TƯỞNG LÃO TRANG TRONG THƠ TUỆ  TRUNG THƯỢNG SĨ TRẦN TUNG: BIỂU HIỆN,  NGUỒN GỐC KINH ĐIỂN VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ  THUẬT Trang 1
  2. I.  Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230 – 1291)  Ngài là con trưởng của Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương Trần Liễu, là anh cả  của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên  Cảm ­ vợ vua Trần Thánh Tông. Trần Nhân Tông, người khảo đính sách Tuệ  Trung thượng sĩ Ngữ Lục, trong bài Thượng Sĩ Hành Trạng in ở cuối sách có nói  rõ "Tuệ Trung thượng sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Ðại Vương và là  anh cả của Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Ðại Vương mất,  hoàng đế Trần Thái Tông cảm nghĩa phong cho thượng sĩ tước Hưng Ninh  Vương". Thượng Sĩ từng tham gia vào công cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông  có nhiều công trạng, từng giữ chức tiết độ sứ canh giữ cửa biển ở Thái Bình.  Ngài là người có khí chất ung dung, thanh sáng, từ bé đã tỏ ra có duyên với Phật  pháp. Ngài ngày từng đến nghe đạo của Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước  Đường và hiểu được căn cơ, từ đó hằng ngày lấy Thiền duyệt làm vui, không  màn công danh nữa. Nên, sau Ngài lui về ấp Tịnh Bang (nay là làng Yên Quảng)  đổi tên thành Vạn Niên, tự hiệu là Tuệ Trung. Ngài có dựng lên Dưỡng Chân  Trang làm nơi tu thiền. Nhiều người đến nghe Ngài nói đạo, Ngài đều giảng cho  họ nghe những điều chánh pháp khiến tâm vững vàng sáng rõ. Trang 2
  3. Vua Thánh Tông nghe danh Ngài, sai sứ mời. Ngài đối đáp với vua bằng những  lời siêu phàm thoát tục khiến vua không khỏi khâm phục. Vua tôn Ngài làm sư  huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ và giao con trai Nhân Tông cho Ngài  dạy dỗ. Sau này nhờ công Ngài mà Nhân Tông nên người, trở thành vua hiền,  sau này xuất gia trở thành người khai sáng của Trúc Lâm thiền phái.  Vua Nhân Tông từng than rằng: “Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật  trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức. Ngài bàn huyền nói diệu, trong lúc gió  mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu  hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.” Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, kê nằm trên một chiếc giường đặt nơi  giữa nhà, thế thiền định mà nhắm mắt tịch. Gia quyến khóc thương, Thượng Sĩ  liền mở mắt ngồi dậy, đòi nước tẩy trần, rồi quở: “Sống chết là lẽ thường, đâu  nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động chân tánh ta”. Xong Ngài mới thật  nhập tịch, thọ sáu mươi hai tuổi (ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm  niên hiệu Trùng Hưng thứ bảy đời vua Trần Nhân Tông). Trang 3
  4. II.  Tư tưởng Lão Trang thể hiện trong thơ của Tuệ Trung   Thượng Sĩ Trần Tung: biểu hiện, nguồn gốc kinh điển, giá trị nghệ  thuật. Tư tưởng Phật giáo là một hệ tư tưởng mở, không khuôn sáo mà có sự dung hòa  với lẽ tự nhiên, với cuộc đời, thế nên ít nhiều cũng có sự giao thoa với những  hệ tư tưởng khác. Có thể kể đến đây như tư tưởng của Lão – Trang. Trần Tung là một nhà tu thiền nổi tiếng vào thời Lý Trần, dòng thơ thiền của  Ngài huyền vi kỳ bí vô cùng, thể hiện những triết lí thâm sâu của nhà Phật mà  những kẻ dung tục khó lòng hiểu biết hết. Ngài có nhiều tác phẩm là kêt h ́ ợp  ̉ ̀ ư tưởng Phât giao va Lao ­ Trang. cua hai luông t ̣ ́ ̀ ̃ 1. Tư tưởng “Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần” Sách Đạo đức kinh của Lão Tử có câu: “Giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ  trần, thị vị Huyền Đồng”  (Bỏ chia phân, hòa ánh sáng, đồng bụi bậm, ấy gọi là  Huyền Đồng). Nghĩa là tất cả mọi sự mọi vật đều hòa lẫn vào nhau không còn  riêng tư, phân biệt nữa. Trước con mắt của ngừời đã thực hiện được sự huyền  đồng, thì tất cả đều là một, một mà là tất cả. Trong bài “Vào Cát Bụi”, Trần Tung viết: “Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai, Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai. Bắc lý ưu du đầu mã phúc, Đông gia tán đản nhập lư thai. Kim tiên đả sấn nê ngưu tẩu, Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi. Tự đắc nhất triêu phong giải đống, Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài” (Xăm xăm rộng bước đi vào chốn cát bụi,  Lông mi sắc vàng mạnh mẽ giương lên.  Xóm Bắc nhởn nhơ rơi vào bụng ngựa,  Nhà Đông tản mạn rúc vào thai lừa.  Roi vàng đánh đuổi con trâu đất đi,  Giây sắt dắt con hổ đá về.  Trang 4
  5. Một sớm gió đông thổi tan băng giá,  Trăm hoa như cũ reo trước gió xuân.) “Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai ­ Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai” nghĩa  là đi nhanh một mạch vào cõi đời đầy bụi trần, không nghi ngại.Vào nơi bẩn dơ mà  khí thái vẫn sáng sủa, lông my vẫn vàng sắc ánh lên, không bị dính phải nhớp  nhơ như những kẻ u mê tâm tối. “Bắc lý ưu du đầu mã phúc ­ Đông gia tán đản nhập lư thai” Từng nghe tích  xưa Bồ tát phát tâm lợi sanh, đi vào xóm làng phía bắc thác sanh nhập vào thai  ngựa sanh ra làm ngựa, đi về phía đông, thác sanh vào thai lừa sanh ra làm lừa.  Làm thân ngựa lừa thấp hèn vô cùng, nhưng Người vẫn chấp nhận, chấp nhận  bước vào luân hồi sinh tử của cõi trần, nhưng trong tâm vẫn sáng suốt, thanh  tịnh. Nên có đủ uy lực thể điều khiển cả trâu đất và hổ đá khi cần: “Kim tiên đả   sấn nê ngưu tẩu ­ Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi” “Tự đắc nhất triêu phong giải đống ­ Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài” đây như  là thành quả của việc nhập cõi trần ai, thành quả của việc phát nguyện tâm lành  độ hóa, đó là sự giác ngộ nói như Phật giáo và đạt đạo nói như Đạo giáo. Khi đã  giác ngộ hay đạt đạo thì có thể tự do tự tại lòng không vướng bận, hưởng được  cảnh thái lai an lạc. Nhập trần ở đây không phải là sống kiểu phàm trần, bị phàm trần ràng buộc, mà  là bước vào vào trần tục với tư cách của một kẻ đã thoát tục, trở về trần thế mà  vẫn có thể tự nhiên, an tịnh, không bị chi phối bởi cái khổ đau sân hận của đời.  Bởi vậy, tư tưởng “Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần” của tư tưởng Lão Trang được  thể hiện rất rõ nét, hòa ánh sáng đạo với ánh sáng đời để đời thấy tối mà tự  sáng, hòa cuộc sống đạo vào cuộc sống đời để đời thấy u mê mà tự thức tỉnh.  Đến khi đó, đạo và đời hòa là một vậy. 2. Vô sở đãi Trang Tử trong Nam Hoa kinh khi nói về sự bị ràng buộc của con người đã cho  rằng sở dĩ con người bị trói buộc là do tinh thần họ còn chia phân giữa: ta – vật,   phàm – thánh, thị – phi, bỉ – thị, tốt – xấu, thiện – ác…tức là “đãi”. Vậy thì muốn  được tự do con người phải biết buông bỏ, phải “vô sở đãi”. Chính tư tưởng “vô  sở  đãi” là nguồn gốc tư  tưởng sâu xa cho Tuệ  Trung để  thể  hiện nên các tác  phẩm: “Phàm thánh bất dị”, “mê ngộ bất dị”, “sinh tử nhàn di hĩ” Phàm thánh bất dị Trang 5
  6. “Ngã nhân tự lộ diệc tự sương, Phàm Thánh như lôi diệc như điện. […] Phật dữ chúng sinh đô nhất diện. […] Rốt cục cửa pháp tám vạn bốn nghìn đà­la­ni, Cùng thu vào tấm gương quảng đại viên trí của Như Lai.” (Ta và người, như móc cũng như sương, Phàm và thánh, như sấm cũng như chớp. […] Phật và Chúng sinh đều một bộ mặt mà thôi. […] Rốt cục cửa pháp tám vạn bốn nghìn đà­la­ni, Cùng thu vào tấm gương quảng đại viên trí của Như Lai) Mê ngộ bất dị “[…] Bất sinh hoàn bất diệt,  Vô thuỷ diệc vô chung.  Đãn năng vong nhị kiến,  Pháp giới tận bao dung” (Không sinh mà không diệt,  Không trước cũng không sau.  Nếu quên được cả ngã kiến và pháp kiến,  Thì bao hàm được cả pháp giới) Thấy ta khác so với người, nhưng sự  thật ta và người huyễn hóa tạm bợ  như  sương như móc, sáng thấy mờ mờ nắng lên tan mất không còn. Và, phàm Thánh  cũng vậy. Vừa nói phàm vừa gọi Thánh thoáng chốc là mất đi, giống như  sấm   vừa nổ  vang sau đó liền dứt tiếng, chớp vừa lòe sáng cũng tắt ngay. Vì nó là ý  niệm ngôn ngữ hai bên đối đãi, không thật, không bền. Vậy, tất cả người phàm,   nếu khéo tu tập, buông hết dục vọng, ngộ  được chánh pháp thì là Thánh, nên   mới nói Phật với chúng sanh không khác mặt.  Trong Đốn tỉnh Ngài viết: “Đoán tri không hữu bất tương sa, Trang 6
  7. Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba. Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt, Tân niên hoa phát cố niên hoa.” (Đoán biết rằng "không" và "có" không cách nhau lắm,  Sống và chết vốn từ một đợt sóng.  Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay,  Hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ.) Thượng Sĩ nói không và có là hai cái không khác nhau. Sao lại có thể nói như  vậy? Chúng ta quen nhìn cuộc đời đây là có kia là không, đây là phải kia là quấy,  đây là tốt kia là xấu… đó là cái nhìn đối đãi hai bên. Nhưng cái đối đãi hai bên đó  không thật, không chưa hẳn là không, có chưa hẳn có. Nghĩa là cái không không  có hình tướng thô chứ vẫn có cái gì ở trong đó. Có là do tướng duyên hợp có  hình tướng thô, nhưng trong đó lẫn bao nhiêu cái không bên trong. Trăng sáng  hôm qua và trăng sáng hôm nay không khác. Hoa năm mới không khác với hoa  năm cũ, có khác nhau đâu? Người ta thường lầm tưởng kẻ mặc áo bào thì là  quan, kẻ rách rưới tả tơi thì hèn mạc, nhưng làm sao mà phân biệt được, dẫu  cho thật làm quan mà tham lam thì cũng có ngày trở thành trắng tay, thậm chí  không toàn mạng, dẫu hèn mạc mà ăn ở sạch trong, hòa, lành thì có ngày được  phước. Hôm nay là sống mà ngày mai đã chết, chết thể xác mà không chết tinh  thần, vạn vật biến chuyển không ngừng nên đừng đối đãi với nó. 3. Tùy tục  Lẽ  tùy tục cũng như  nước. Nước là một hình tượng đẹp mà Đạo gia thường  dùng đễ giản giải các lẽ ở đời. Nước chí nhu, gập chổ trủng thì chảy vào, gập  vật cảng thì tránh đi, ở bầu thì tròn ở ống thì dài, lúc cứng như đá, lúc mềm mại   uyển chuyển nên không nơi nào là không chảy tới được “Thủy thiện lợi vạn vật  nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố ky ư đạo”(Nước khéo làm lợi cho vạn  vật mà không trang giành, chảy đến nơi người ta ghét (nơi thấp), nên gần với   đạo) Trong Phóng Cuồng Ngâm, Thượng Sĩ viết: “Cơ tắc xan hề hoà­la phạn, Khốn tắc miên hề hà hữu hương […] Thâm tắc lệ hề thiển tắc yết, Dụng tắc hành hề xả tắc tàng.” (Đói thì ăn cơm hoà­la,  Mệt thì ngủ làng "không có làng". Trang 7
  8. […]  Sâu thì dấn mà nông thì vén,  Dùng thì làm mà bỏ thì cất đi) Đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì ngủ, đau thì uống thuốc… đó là những nhu cầu  cơ bản của con người. Nhưng có kẻ thì được ăn sơn hào hải vị, kẻ thì phải ăn  cơm hoa cơm hẫm, kẻ được ngủ giường êm nệm ấm, kẻ phải nằm đất đấp  sương, đó là tùy vào hoàn cảnh mỗi người giàu nghèo khác nhau. Kẻ bình  thường ăn cá thịt tùy ý, nhà sư thì ăn cơm chay cúng dường của thiện nhân bố thí  (cơm hòa­la), hành khất mỏi mệt thì ngồi dưới gốc cây ngơi nghỉ, xem đó là quê  hương. Thượng Sĩ dẫn câu “Hà hữu hương” (Hà hữu chi hương) trong Nam Hoa  Kinh của Trang Tử để chỉ nơi vắng vẻ tịch mịch “không có làng”, thật ra nơi  ngủ chũng chỉ là nơi ngủ, hà tất cầu nơi cao sang, kẻ quyền thế lạc vào rừng  sâu núi hiểm cũng phải ngủ bụi, sự giàu có đâu biến ra được một cái giường?  Ta phải biết nương theo điều kiện mà sống mới phải đạo. Câu “Thâm tắc lệ hề   thiển tắc yết ­ Dụng tắc hành hề xả tắc tàng” càng thể hiện rõ hơn nội dung  này. Gặp chỗ nước sâu thì xắn quần xắn áo lên cao cho gọn để đi qua khỏi ướt.  Nếu gặp chỗ nước cạn chỉ vén quần là qua được. Ý nói là khi gặp chuyện gì  cũng xử sự nương theo hoàn cảnh thực tế, không cố chấp. Khi thiên hạ cần thì  đem hết khả năng ra làm mọi việc để giúp. Lúc thiên hạ không dùng, thì ẩn tu  dưỡng thần dưỡng trí, có gì phải buồn! Đó là sống tùy thời trong vòng tương  đối. Ở đây thái độ sống của Thượng Sĩ còn vượt cao hơn nữa! Còn trong bài Vật bất năng dung, Thượng Sĩ viết: “Khoả quốc hân nhiên tiện thoát y, Lễ phi vô dã, tục tuỳ nghi.” (Đến xứ cởi trần cứ vui vẻ mà bỏ áo,  Không phải là quên lễ, chỉ tuỳ theo thói tục mà thôi.) Nếu chúng ta đến nước cởi trần thì họ sao mình vậy, họ ở trần thì chúng ta cũng  phải ở trần, như vậy mới hòa hợp với họ. Cởi áo để “tùy tục” với họ chứ không  phải bỏ lễ, sống ở đâu thì phải thích hợp với phong tục tập quán nơi đó. Người  tu muốn đem giáo lý của Phật dạy cho người khác tu thì phải có đủ hai điều  kiện: một là đúng với chân lý, hai là hợp với căn cơ người nghe. Chúng ta muốn  làm lợi ích cho người thì người đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta phải tùy  theo hoàn cảnh nấy của họ mà giúp đỡ. 4. Quan niệm về Tồn và Vong Tham sống sợ chết là đặc tính cố hữu của con người, chính lòng tham sống sợ  chết đưa con người vào thế giới của khổ đau. Sự xuất hiện của tôn giáo như là  một chiếc phao để cứu vớt những linh hồn đáng thương, nhưng muốn được giải  thoát khỏi khổ đau thì con người phải biết tự đưa mình thoát khỏi nỗi sợ sinh  Trang 8
  9. lão bệnh tử, khi đó mới thực được tự do, cho dẫu đi giữa bể khổ mà không bị  ảnh hưởng gì. Muốn vậy, ta phải hiểu được cái lí của sinh tử, đó là pháp “lấy lí  mà hóa tình” của Trang Tử. Thiên Dưỡng Sinh, Trang Tử có kể về cái chết của  Lão Đam, Tần Thất đến viếng khóc ba tiếng rồi đi, do cái lẽ vui mà đến vui mà  đi của một đời người, vậy lấy cớ chi mà buồn? Trong trời đất, sống, chết chỉ  xem là một cuộc biến hóa, chết để gieo lại sự sống, Lão tử gọi đó là “Tử nhi  bất vong giả thọ” (Chết mà không mất), như một bông hoa tàn thì để lại hạt  giống, cha chết con nối đời… Lão viết “Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù   vật vân vân, các phục quy kỳ căn...” có sinh thì tất có diệt, ra đi thì có trở về, hà  cớ cưỡng cầu mà khổ vậy? Trong Trừu thần ngâm Thượng Sĩ viết: “Nhân chi hữu thịnh hề hữu suy, Hoa chi hữu diễm hề hữu ủy. Quốc chi hữu hưng hề hữu vong, Thì chi hữu thái hề hữu bĩ. Nhật chi hữu mộ hề hữu triêu, Niên chi hữu chung hề hữu thủy. Qui dư đạo ẩn hề sơn lâm, Khôi khước lợi danh hề triều thị” (Người đời có thịnh thì có suy, Hoa kia có tươi thì có héo. Quốc gia có hưng thì có vong, Thời thế có thái thì có bĩ. Ngày có sớm thì có chiều, Năm có trước thì có sau” Tất cả mọi sự vật cái nào cũng chịu luật vô thường chi phối. Con người sinh ra  có trẻ thì có già, hoa có tươi thì có héo, nước có hưng thì có vong, thời có thái  (hưng thịnh) thì có bĩ (xấu), ngày có chiều thì có mai, năm tháng có chung thì có  thủy. Sự vật nào cũng ở trong vòng tương đối, ở dạng này rồi trở thành dạng  kia. Không có một vật cố định không đổi dời. Như vậy thế gian cái gì là vui?  Nếu trẻ là vui già là buồn, nếu hoa nở là vui hoa tàn là buồn, nếu đất nước hưng  thạnh là vui suy vong là buồn, nếu gặp thời cơ thuận tiện được lợi thì vui, thời  cơ bất tiện bất lợi thì buồn...  tóm lại tất cả người, vật, thời tiết, năm tháng đều  nằm trong pháp đối đãi, đã là pháp đối đãi thì có cái gì là thật, đã là không thật  thì bám víu để làm gì? Cho nên kẻ theo chánh đạo trở về chốn rừng núi xa rời  danh lợi là cách để xóa đi tạp niệm về sinh tử, tồn vong, hung suy ở đời: “Tằng vi vũ nội Tứ Minh cuồng,  Khẳng tiến Y vương dữ Quỷ vương” (Đã từng nối gót Tứ Minh Cuồng Trang 9
  10. Ưa mến Y Vương với Quỉ Vương.) (Họa huyện lệnh) “Từ Minh Cuồng”, tức Hạ Tri Chương. Hạ Tri Chương lấy tên là Tứ Minh  Cuồng và lui về ẩn dật tu đạo. Thượng sĩ lấy điển tích này, giải thích vì sao  ngài từ quan.   5. Quan niệm về hữu dụng và vô dụng Huệ tử được Ngụy vương ban cho quả dưa lớn, không biết dùng vào việc gì  bèn đến hỏi Trang tử, Trang tử mới kể cho Huệ tử nghe một câu chuyện về  phương thuốc chữa nứt nẽ tay. Người sở hữu phương thuốc này không biết  dùng và ham cái lợi trước mắt mà bán cho nó đi, kẻ mua được biết dùng, dâng  lên vua mà được ban phong đất đai.  Một lần khác Huệ tử kể cho Trang tử nghe về cây vu ở nhà mình, rằng gốc nó  lồi lõm không đúng dây mực, nhánh nó thì cong queo không đúng quy củ. Đem  trồng nó ở đường cái, người thợ mộc cũng không thèm nhìn. Trang tử đáp: “Hà  bất thọ chi ư vô hà hữu chi hương, quảng mạc chi dã” nghĩa là sao không đem  trồng nó nơi tịch mịch, giữa cánh đồng lớn, để cho khách ngao du nghỉ dưới gốc  của nó? Điển tích “Hà hữu chi hương” cũng xuất hiện trong thơ của Thượng Sĩ như đã  ghi ở trên trong bài Phóng cuồng ngâm: “Khốn tắc miên hề hà hữu hương”.  “Hà hữu hương” lấy ý từ câu “Vô hà hữu chi hương”, tức “vô thị hương dã”, là  quê hương không nơi đâu có. Một lần khác nữa, Huệ tử nói với Trang tử: " Lời của ông vô dụng". Trang tử  nói:" biết cái chi là vô dụng, thì cũng đã biết nó sao là hữu dụng. Như đất rộng,  người ta cho nó là hữu dụng, vì nhờ nó mà đi được. Nhưng, nếu trật chân té  chìm tận suối vàng, người ta còn gọi nó là hữu dụng nữa không?”. Huệ tử nói:  “Vô dụng”. Trang tử nói: “Vậy thì rõ vô dụng là hữu dụng đó". Trong bài Giản để tùng, Thượng Sĩ viết: “Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên, Hưu ta địa thế sở cư thiên. Ðống lương vị dụng nhân hưu quái, Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền.” (Rất yêu cây thông xanh trồng mấy năm nay,  Đừng thở than ở vào địa thế hiu quạnh.  Tài rường cột chưa được dùng, người đời chớ lấy làm lạ,  Nơi đây cỏ nội hoa nhàn đầy cả trước mắt.” Thường thường cây tùng cây thông khi già, người ta cưa làm gỗ hoặc làm rường  làm cột. Nhưng cây tùng này chưa cưa để làm cột làm kèo thì đừng thấy nó là vô  ích. Vì trước mắt còn đầy rẫy cỏ nội hoa ngàn nên thân tùng chưa cần góp sức,  Trang 10
  11. chỉ lo sinh dưỡng cội rễ thân, chờ khi dùng tới. Hơn nữa, dùng vào việc nhỏ đâu  cần tơi công cụ lớn? Ở đây thượng sĩ còn có ý khiêm nhường! Nhưng, như đã nói ở trên, cái dụng ở đây phải tùy thuộc vào đối tượng, hoàn  cảnh. Như cỏ hữu dụng với bò, nhưng người không dùng được nên cho là vô  dụng, phân hôi thối vô cùng, là chất thải bỏ, nhưng lại là cái dụng của loài ruồi  bọ. Trời đất sinh ra vạn vật, không có vật gì gọi là hữu dụng hay vô dụng cả. Vì  mỗi loài sống cho phần của mình chứ không sống cho phần của loài khác nên  không thể lấy cái hữu dụng hay vô dụng của loài này để áp đặt cho loài khác.  Hữu dụng hay vô dụng chỉ là tương đối, vậy không nên gọi tên. Trong bài Vật  bất năng dung Thượng Sĩ có viết: “Kim xuyên thốc ẩu vi huyền dặc, Minh kính manh nhân tác cái chi.” (Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo,  Tấm gương sáng đối với người mù chỉ là cái nắp đậy chén.) Đó là lẽ của cái dụng. Trang 11
  12. 6. Vô vi  Vô vi là gì? Vô vi hiểu nôm na là không làm gì cả. Nhưng nói như vậy thì nhiều  người lầm tưởng theo cái nghĩa đen của câu chữ. Nói đúng hơn phải là “Vô vi  nhi vô bất vi” Xin được dẫn cuộc đàm đạo của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông với  Thượng Sĩ về trì giới nhẫn nhục để thấy được cái lẽ “Vô vi chi vi đạo” Điều Ngự Giác Hoàng hỏi Thượng Sĩ:  ­ Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng là thế nào?  Thượng Sĩ cười không đáp. Ngài lại nói bài kệ để ấn định đó: “Trì giới kiêm nhẫn nhục, Chiêu tội bất chiêu phúc. Dục tri vô tội phúc, Phi trì giới nhẫn nhục. Như nhân thượng thụ thì, An trung tự cầu nguy. Như nhân bất thượng thụ, Phong nguyệt hà sở vi?” (Trì giới và nhẫn nhục,  Chỉ chuốc tối chứ không chuốc phúc.  Muốn biết không tội phúc,  Thì đừng trì giới, nhẫn nhục.  Như khi người trèo lên cây,  Là đang trong bình an lại tự tìm lấy nguy hiểm.  Nếu người ta không trèo cây,  Thì gió lay, trăng dọi, có làm gì được.) (Bài: Trì giới kiêm nhẫn nhục) Đọc bài kệ này ắt hẳn nhiều người phải nghi ngờ. Phật dạy rằng phải biết trì  giới, phải biết nhẫn nhục mới thành được chánh quả. Ai khéo trì giới, khéo  nhẫn nhục thì mau thành chánh quả, đức cao, đạo dày. Vậy tại sao Thượng Sĩ  lại nói: “Dục tri vô tội phúc ­ Phi trì giới nhẫn nhục” ? Sở dĩ chúng ta tu phải  nhẫn nhục là vì sân hận quá nhiều, bây giờ muốn dập tắt hay ngăn chận nó thì  phải tập nhẫn nhục. Nhưng nếu tập nhẫn nhục thì sân giận hết chưa? Nếu hết  Trang 12
  13. sân thì khỏi nhẫn nhục nữa. Như vậy thì còn tập nhẫn nhục là còn sân, còn sân  là còn tội, nên nói “Trì giới kiêm nhẫn nhục  ­ Chiêu tội bất chiêu phúc”.  Trong câu“Như nhân thượng thụ thì ­ An trung tự cầu nguy ­ Như nhân bất  thượng thụ ­ Phong nguyệt hà sở vi?” Thượng Sĩ ví người thấy tội phước như  người đang leo lên cây bị gió mạnh nên sợ té. Đó là do đang yên ổn mà tự tao cho  mình sự chẳng lành. Ngược lại, nếu đứng yên ở mặt đất thì giông gió không thể  hại được. Cũng như “nhân chi sơ” chưa biết tham cầu, nhưng càng lớn lên lại  càng có nhiều dục vọng, rồi làm đủ chuyện để đạt được dục vọng đó. Nếu  không tham dục, không dóc công tạo tác thì lấy đâu ra khổ đau nữa?  Tư tưởng này của Thượng Sĩ đã tương đồng được với tư tưởng Vô Vi của Lão  Trang. Để mọi vật thuận theo tự nhiên, không cưỡng cầu, không tác động vào  vật theo ý của mình mà làm cho nó bị biến đổi. Lão tử viết: “Nhân pháp địa, địa  pháp thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên” tựu trung lại không phải là  “Nhân pháp tự nhiên” hay sao? “Vô vi nhi vô bất vi”. Chỉ có vô vi, tề vật, an  thời xử thuận theo tự nhiên mới giúp con người được giải thoát, cũng như không  nhẫn nhục, không trì giới mà thành được chánh đạo vậy. 7. Tiêu dao Tiêu dao là gì? Là sự ung dung thảnh thơi, không bị phụ thuộc. Như  Liệt tử  cưỡi gió mà đi, đi một cách êm ái nhẹ nhàng, đi trọn mười lăm hôm mới về, đó  có gọi là tiêu dao? Không phải! Liệt tử tuy khỏi phải đi, nhưng vẫn phải chờ,  chờ gió lên, như con chim bằng to lớn phải chờ gió để nâng mình bay về biển  Nam, thế chưa phải là tiêu diêu tuyệt đối. Vậy làm cách nào để đạt đến trạng  thái tiêu dao? Trang tử cho rằng phải biết "thuận theo cái chánh của Trời Đất,  nương theo cái biến của lục khí mà lại qua trong cõi vô cùng" Trong bài Phóng cuồng ngâm ta thấy được phép tiêu dao của Thượng sĩ: “Thiên địa diếu vong hề hà mang mang Trượng sách ưu du hề phương ngoại phương Hoặc cao cao hề vân chi sơn, Hoặc thâm thâm hề thủy chi dương Cơ tắc xan hề hòa là phạn Khốn tắc miên hề hà hữu hương Hứng thời xuy hề vô khổng địch Tĩnh xứ phần hề giải thoát hương Quyện tiểu phại hề hoan hỉ địa Khát bão xuyết hề tiêu dao thang” Trang 13
  14. (Ngắm trông trời đất sao mà mênh mông,  Chống gậy nhởn nhơ ngoài thế gian.  Hoặc đến chỗ núi mây cao cao,  Hoặc đến chỗ biến nước sâu sâu.  Đói thì ăn cơm hoà­la,  Mệt thì ngủ làng "không có làng".  Khi hứng thì thổi sáo không lỗ,  Nơi yên tĩnh thì thắp hương giải thoát.  Mệt thì nghỉ tạm ở đất hoan hỉ,  Khát thì uống no thang tiêu dao) “Thiên địa diếu vong hề hà mang mang ­ Trượng sách ưu du hề phương ngoại  phương” Thượng Sĩ thấy trời đất thênh thang không giới hạn, Ngài chống gậy  rong chơi nhởn nhơ phương này rồi phương khác. Ngài thong thả tự tại như thế.  “Hoặc cao cao hề vân chi sơn ­ Hoặc thâm thâm hề thủy chi dương” nhìn lên thì  thấy núi cao mây phủ. Nhìn xuống thì thấy biển cả sâu rộngmênh mông không  giới hạn. Đói thì ăn cơm tính thí, mệt thì ngủ nơi gốc cây mà nghỉ quê hương  “Cơ tắc xan hề hòa là phạn ­ Khốn tắc miên hề hà hữu hương”. “Hứng thời xuy   hề vô khổng địch ­ Tĩnh xứ phần hề giải thoát hương” Thông thường người đời  thổi sáo có lỗ và đốt hương trầm hoặc hương quế. Ởđây Thượng Sĩ thổi sáo  không lỗ, đốt hương giải thoát. Vậy sáo không lỗ là sáo gì và hương giải thoát là  hương gì? Khi hứng lên là lúc tâm thanh tịnh sáng rực là thổi sáo không lỗ, ta  chợ nhớ đến câu chuyện tiếng sáo người, tiếng sáo đất và tiếng sáo trời mà  Trang tử từng nói đến; khi tỉnh lặng thì nằm chơi hoặc ngồi nghỉ lòng không  vướng mắc, cảnh nào cũng là cảnh giải thoát, đó là đốt giải thoát hương. Như  vậy, hứng thì hiện tướng thanh tịnh sáng suốt của Thiền, khi lặng yên thì hiện  cả tâm trạng giải thoát. “Quyện tiểu phại hề hoan hỉ địa ­ Khát bão xuyết hề  tiêu dao thang”  Nếu nhọc mà nghỉ thì nghỉ đất hoan hỉ; nghỉ ở đâu cũng là đất  hoan hỉ; vườn cây, đồng trống, núi rừng... đối với Ngài đều là đất hoan hỉ, Ngài  nghỉ ở đâu cũng thấy vui cả. Nếu khát thì uống nước tiêu dao đến no thôi. Giả  sử nước lấy từ giếng, Ngài uống cũng thành nước thuốc tiêu dao. Còn chúng ta  dù có được uống thang thuốc bổ,song chưa chắc tâm hồn đã được tiêu dao thanh  thản, vẫn còn rối loạn nặng nề, Thú tiêu dao của Thượng Sĩ không đáng phục hay sao? Trang 14
  15. III.  Kết  Tuệ Trung Thượng Sĩ là một thiền sư kiệt xuất của nước ta thời Lý Trần. Dòng  thơ thiền của Ngài mang nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc, không chỉ mang tư tưởng  của nhà Phật mà còn hàm chứa của tư tưởng của Khổng giáo và Lão giáo. Trong đó  bộ phận giao thoa với tư tưởng Lão Giáo chiếm một phần rất lớn. Kiến thức thông  qua việc làm bài mà có được thật sự rất hữu ích cho cả chuyên môn và vận dụng  vào cuộc sống. Do tầm hiểu biết có hạn, thời gian không nhiều, tài liệu tham khảo  lại ít, nên chưa thể khám phá hết tư tưởng của Thượng Sĩ nói chung và bộ phận tư  tưởng giao thoa với Lão giáo nói riêng. Thông qua việc trau dồi kiến thức trong thời  gian tới sẽ hoàn thiện lại bài làm. Mong thầy đọc và cho ý kiến để nhóm có thể  hoàn thành bài làm. Trang 15
  16. Tài liệu tham khảo: 1. Lão tử Đạo đức kinh – Nguyễn Hiến Lê 2. Lão tử tinh hoa – Thu Giang, Nguyễn Duy Cần 3. Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục – Trần Nhân Tông  (Thích Thanh Từ dịch) 4. Bài viết “Tinh thần dung hợp tư tưởng Phật –  Lão – Nho trong văn học Phật giáo thời Lý – Trần” ­  Nguyễn Công Lý (http://www.khoavanhoc­ ngonngu.edu.vn/home/index.php? option=com_content&view=article&id=1108:tinh­thn­ dung­hp­t­tng­pht­lao­nho­trong­vn­hc­pht­giao­thi­ly­ trn&catid=63:vn­hc­vit­nam&Itemid=106) 5. Bài viết “Kết hợp tư tưởng Thiền – Lão Trang  trong tư tưởng Tuệ Trung Thượng sĩ” – Nguyễn  Trường Sinh  (http://nguyentruongsinh.wordpress.com/2012/09/10/ke t­hop­tu­tuong­thien­lao­trang­trong­tu­tuong­tue­ trung­thuong­si/) Trang 16
  17. Thành viên nhóm: 1. Phan Hiệp Hưng (MSSV: 1356010053) 2. Đinh Thị Thanh Hiền (MSSV: 1356010040) 3. Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (MSSV: 1356010038) 4. Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (MSSV: 1356010037 5. Hoàng Anh Thu Quỳnh (MSSV: 1356010104) Trang 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2