Đề tài về: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
lượt xem 24
download
Nói cách khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Ngày nay, tổ chức trung gian tài chính này bao gồm: NHTM; tổ chức công cộng, hiệp hội; tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; đơn vị tư vấn tài chính và môi giới; các công ty bảo hiểm; quỹ tương hỗ; quỹ hưu trí... NHTM có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tìm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài về: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.Khái niệm NHTM NHTM trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Nói cách khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Ngày nay, tổ chức trung gian tài chính này bao gồm: NHTM; tổ chức công cộng, hiệp hội; tổ chức tín dụng nghiệp đo àn; đơn vị tư vấn tài chính và môi giới; các công ty bảo hiểm; quỹ tương hỗ; quỹ hưu trí... NHTM có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Vậy có thể nói NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức trung gian tài chính nào trong nền kinh tế. Tổng tài sản của một ngân hàng có thể lên đến 1000 tỷ USD. Điển hình là Citigroup, năm 2007, tổng tài sản 1264 tỷ USD với trên 4000 chi nhánh tại 100 quốc gia, quản lý 200 triệu tài khoản khách hàng, mỗi ngày thu lợi nhuận 49 triệu USD. Sự đa dạng trong các dịch vụ và chức năng của ngân hàng dẫn đến việc chúng được gọi là các “Bách hóa tài chính” (Financial department stores) và người ta bắt đầu thấy xuất hiện các khẩu hiệu quảng cáo t ương tự như: Ngân hàng của bạn–Một tổ chức tài chính cung cấp đầy đủ dịch vụ (Your Bank–A full service Financial Institution). NHTM đã có lịch sử phát triển vài chục thế kỷ và đã phát triển qua nhiều hình thái, theo xu thế ngày càng mở rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý. Ngày nay, theo quy mô dịch vụ và lượng dịch vụ cung cấp, NHTM được phân loại thành ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn: Ngân hàng bán lẻ chỉ những hệ thống ngân hàng có nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, tổ chức có quy mô hoạt động nhỏ, đơn lẻ và tập trung vào các dịch vụ tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng… Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 1
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh Ngân hàng bán buôn chỉ những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian tài chính cho các doanh nghiệp. 2 Chức năng của NHTM: Vấn đề chức năng của ngân hàng thương mại đã được xem xét kỷ trong môn học Tiền tệ ngân hàng. Trong phạm vi môn học này chỉ nhắc lại các chức năng của ngân hàng thương mại để làm nổi bật thêm vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Nhìn chung, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: Chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền, và chức năng sản xuất. - Chức năng trung gian tài chính: Được thể hiện thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng, thanh to án, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động môi giới khác. Trung gian được hiểu la 2trung gian giữa các khách hang với nhau và trung gian giữa Ngân hang Trung ương với công chúng. - Chức năng tạo ra tiền (tạo ra bút tệ): Ngoài chức năng trung gian tài chính, NHTM còn có ch ức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) gọi tắt lá IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: Tiền giấy, tiền kim loạivà tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền”, vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận này. Gọi U1 là số tiền gửi đầu tiên cảu một khách hàng, số tiền gửi tổng cộng được tạo ra là Sn và được tính bằng công thức sau: Sn = U1 / (1- q) Trong đó: q là công bội cấp số nhân; 1 - q là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 2
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau: Thanh toán Tiền gửi mới Dự trữ bắt buộc Tên các ngân hàng cho vay mới Ngân hàng A 1.000.000 900.000 100.000 Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000 Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000 ... ... ... Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000 Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền đ ược trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp. - Chức năng “sản xuất”: Chức năng sản xuất của NHTM được hiểu là việc huy động các nguồn lực để sử dụng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chữ Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 3
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh sản xuất ở đây nên hiểu theo nghĩa trong ngoặc kép, vì có thể còn nhiều tranh cãi chưa thống nhất. Mục đích nhấn mạnh “chức năng sản xuất” để cho các nhà quản trị NHTM cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất và điều này có thể làm thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược và quản trị NHTM. Vì có sản xuất mới có sản phẩm và vì có sản phẩm nên phải chú ý những điểm quan trọng sau đây trong quản trị NHTM: Thứ nhất, NHTM muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm của mình, do vậy cần chú ý đến tiếp thị, bán hàng. Khuyến mãi,và thậm chí đến cả dịch vụ hậu mãi nữa. Thứ hai, NHTM phải chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thiết kế sản phẩm sao cho thỏa mãn tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Thứ ba, NHTM phải không ngừng quan tâm đến phát triển và đổi mới công nghệ ngân hàng, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin nh ư hiện nay công nghệ ngân hàng thay đổi rất chóng mặt. Một sự chậm chạp hoặc đầu tư công nghệ có thể dẫn đến tai họa cho NHTM trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay. 3 Vai trò, vị trí của NHTM trong nền kinh tế: NHTM là một trong những tổ chức tái chính có vai trò quan trọng của nền kinh tế. Trước hết, với chức năng trung gian tài chính, NHTM thực hiện việc chuyển các khoản tiết kiệm (chủ yếu hộ gia đình) thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các cá nhân thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Đồng thời, NHTM là người cung cấp các khoản tín dụng cho người tiêu dung với quy mô lớn, là một trong những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền Trung ương và địa phương phát hành để tài chợ cho các chương trình công cộng. NHTM cũng là một trong những tổ chức cung cấp vốn lưu động, vốn trung hạn và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp. Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 4
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh - Với vai trò thanh toán, NHTM thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, … - Với vai trò người bảo lãnh, NHTM cam kết trả nợ cho khách hang khi khách hang mất khả năng thanh toán. - Với vai trò đại lý, các NHTM thay mặt khách hang quản lý và bảo lãnh phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán. - Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách, các NHTM còn là một kênh quan trọng để thực thi chính sách vĩ mô của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng tr ưởng kinh tế. 4 Phân loại NHTM: - Căn cứ vào hình thức sở hữu: + NHTM Nhà nước: là NHTM do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. + NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của NHNN. + NH liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vồn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. + Chi nhánh NH nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. - Căn cứ vào chiến lược kinh doanh: + Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân. Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 5
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh + Ngân hàng bán lẻ: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. + Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân. - Căn cứ vào quan hệ tổ chức: + Ngân hàng Hội sở, + Ngân hàng chi nhánh (cấp 1, cấp 2 và Phòng giao dịch). 5 Các hoạt động chủ yếu của NHTM: 5.1 Hoạt động huy động vốn: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác, - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá trị, - Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nuớc và ngoài nước, - Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, - Các hoạt động huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 5.2 Hoạt động cấp tín dụng: - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vù và đời sống, - Bảo lãnh, - Chiết khấu, Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 6
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh - Cho thuê tài chính, - Bao thanh toán, - Tài trợ xuất nhập khẩu, - Cho vay thấu chi, - Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng. 5.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Cung cấp các phương tiện thanh toán, - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN, - Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép, 5.4 Các hoạt động khác: - Góp vốn và mua cổ phần, - Tham gia thị trường tiền tệ, - Kinh doanh ngoại tệ, - Ủy thác và nhận ủy thác, - Cung cấp dịch vụ bảo hiểm, - Tư vấn tài chính, - Bảo quản vật quý giá. II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN H ÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 7
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh Đây là giai đoạn các NHTM đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng để thích nghi với lộ trình cam kết mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực hoạt động, quản lý kinh doanh, năng lực tài chính, phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Còn đối với các NHTM cổ phần đã được củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sát nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTM cổ phần yếu kém và hiệu quả kinh doanh thấp. Đối với các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được bảo đảm quyền kinh doanh theo các cam kết đã được ký kết và hội nhập. Thời kỳ này số lượng các ngân hàng cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có xu hướng tăng Cơ cấu hệ thống NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2005 – 2008 Loại hình ngân hàng 2005 2006 2007 2008 6* Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 6 7 Ngân hàng thương mại cổ phần 37 37 36 37 Ngân hàng liên doanh 4 5 6 6 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 28 31 31 33 Tổng cộng 74 79 80 82 A. Thực trạng về huy động vốn. Thị phần các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2006 - 2008 2006 2007 2008 Tổng thị phần tiền gửi (%) 1. NHTM Nhà nước 72,2 68,4 65,1 2. NHTM Cổ phần 19,5 23,7 25,3 3. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và liên doanh 8,3 7,9 9,6 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước) Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 8
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh 1. Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng toàn quốc trong 5 năm qua đạt tốc độ tăng khoảng 20% - 25%/năm, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể năm 2003 vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 26,5% so với năm trước, năm 2004 tăng 25,53%, năm 2005 tăng 17,7%, năm 2006 tăng 24,94%, năm 2007 tăng 30,39%, năm 2008 tăng 18%. Hệ thống NHTM quốc doanh chiếm trên 48% thị trường huy động vốn đầu vào. 2. Trong giai đoạn 2003-2008, vốn đầu tư thông qua kênh hệ thống ngân hàng vào nền kinh tế chiếm trung bình 20-22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong thời gian qua, để tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở rộng quy mô, mạng lưới họat động và tăng năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ. Tính đến cuối năm 2008 các Ngân hàng thương mại đều đạt mức vốn điều lệ trên 1.000 tỷ 3. Sản phẩm huy động vốn ngày càng tăng, đa dạng, công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại, cơ cấu huy động vốn, chiến lược ngày càng phù hợp, phong cách nhân viên ngày càng chuyên nghiệp, tạo được lòng tin nhất định cho khách hàng. 4. Diễn biến tình hình huy động vốn trong năm 2008 Năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp đã gây áp lực không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Từ đầu năm đến tháng 9/2008, giá các mặt hàng chiến lược đặc biệt là dầu thô và lương thực trên toàn thế giới đều tăng mạnh, tác động trực tiếp đến tình hình SXKD, thương mại, đầu tư của các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Lạm phát năm 2008 là 20% làm cho việc tăng trưởng không còn nhiều ý nghĩa, trước tình hình đó Chính phủ đã thực thi 5 nhóm giải phát nhằm kiềm chế lạm phát. Một chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng. Ngân hàng nhà nước đã thực thi nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, đối tượng chịu tác động nhiều nhất của các chính sách tiền tệ thắt chặt là hệ thống các Ngân hàng thương mại Diễn biến tình hình huy động vốn trong tháng 02/2008 - Do vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng thiếu hụt nên trong tháng 2, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn duy trì ở mức cao nhưng có xu hướng Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 9
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh giảm dần, hiện nay ở mức từ 9,25-10,9%/năm, tăng khoảng 0,16-0,65%/năm so với cuối tháng trước. Các tổ chức tín dụng đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động và cho vay VND, mức tăng từ 0,6-1,44%/năm đối với lãi suất huy động VND và tăng 1,2-2,4%/năm đối với lãi suất cho vay VND; lãi suất huy động USD tăng ở mức 1,2-2,4%/năm, lãi suất cho vay ngoại tệ hầu như không thay đổi. - Trong tháng 2/2008, tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức vẫn tiếp tục xu hướng giảm nhẹ, trong đó tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 25/2 là 16.060đ/USD, giảm 0,19% so với cuối tháng 1/2008 và giảm 0,34% so với cuối năm 2007; tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại luôn thấp hơn và ở mức sàn so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, ngày 25/2 ở mức 15.940-15.942đ/USD. Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND biến động theo xu hướng tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng, hiện ở mức 15.900 – 15.930đ/USD. - Tỷ giá EUR/VND trên thị trường trong nước vẫn theo sát diễn biến của đồng EUR trên thị trường quốc tế. Ngày 25/2, tỷ giá trên thị trường chính thức ở mức 23241- 23776đ/EUR, giảm 0,57% so với cuối tháng 1/2008 và giảm 0,89% so với cuối năm 2007; tỷ giá trên thị trường tự do ở mức 23.250-23.350đ/EUR. - Ngân hàng nhà nước ban Ban hành công điện 02/CĐ-NHNN ngày 26/2/2008, trong đó yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động vốn không quá 12%/năm và yêu cầu các ngân hàng thương mại tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Các biện pháp nêu trên đã góp phần ổn định thị trường, hạn chế tình trạng chuyển dịch tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại và đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại. Diễn biến tình hình huy động vốn trong tháng 03/2008 Lãi suất huy động phổ biến như sau Không 3 tháng 6 tháng 12 tháng kỳ hạn Loại tiền (%/năm) (%/năm) (%/năm) (%/năm) VND 3,0 10,4 10,37 11,64 Nhóm NHTMNN Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 10
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh USD 1,25 3,03 3,61 4,19 VND 3,4 11,72 11,42 11,4 Nhóm NHTMCP USD 1,68 5,34 5,38 5,43 Diễn biến tình hình huy động vốn trong tháng 05/2008 - Lãi suất huy động của các NHTM: Đối với NHTM Nhà nước, lãi suất không kỳ hạn là 3,6%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 12,71%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 12,97%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 13,39%/năm; đối với NHTM Cổ phần, lãi suất không kỳ hạn là 4,38%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 14,16%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 14,23%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 14,19%/năm. Một số NHTMCP hiện đã tăng lãi suất huy động VND lên trên 15%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Diễn biến tình hình huy động vốn trong tháng 07/2008 Lãi suất huy động phổ biến của các Ngân h àng hiện nay là:Đối với VND (%/năm): Không kỳ hạn - 4,11; kỳ hạn 3 tháng - 18,04; kỳ hạn 6 tháng - 18,05; kỳ hạn 12 tháng - 17,78. Đối với USD (%/năm): Không kỳ hạn - 1,79; kỳ hạn 3 tháng - 6,42; kỳ hạn 6 tháng - 6,48; kỳ hạn 12 tháng - 6,48. Diễn biến tình hình huy động vốn trong tháng 10/2008 Không 3 tháng 6 tháng 12 tháng kỳ hạn Loại tiền (%/năm) (%/năm) (%/năm) (%/năm) VND 3,36 15,66 15,92 15,91 Nhóm NHTMNN USD 1,30 4,54 4,96 5,36 VND 3,64 16,37 16,28 15,37 Nhóm NHTMCP USD 1,58 5,57 5,69 5,72 Diễn biến tình hình huy động vốn trong tháng 11/2008 Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 11
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh Không 3 tháng 6 tháng 12 tháng kỳ hạn Loại tiền (%/năm) (%/năm) (%/năm) (%/năm) VND 3,48 14,19 14,45 14,36 Nhóm NHTMNN USD 1,31 3,76 4,46 5,04 VND 3,55 15,22 14,76 13,71 Nhóm NHTMCP USD 1,58 5,57 5,69 5,72 Diễn biến tình hình huy động vốn trong tháng 12/2008 Loại tiền Thấp nhất Phổ biến Nhóm (%/năm) (%/năm) NHTM nhà nước 8,5 10,0-12,44 VND NHTM cổ phần 10,5 12,75 NHTM nhà nước 5,0 6,0-7,18 USD NHTM cổ phần 5,0 8,08-8,84 Kết luận về tình hình lãi suất huy động năm 2008: Những mặt tích cực trong công tác huy động vốn của Ngân hàng Thương Mại Trong giai đoạn này các NHTM Việt Nam đã tỏ rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện NHTM đang là kênh huy động, cung ứng vốn cho nền kinh tế với 30% vồn đầu tư phát triển hàng năm và 40% tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Tuy còn thấp hơn sơ với một số nước khác, nhưng tổng dư nợ cho vay qua hệ thống ngân hàng đề tăng và đến cuối năm 2008 đã đạt tốc độ tăng trưởng 53,7%, cao hơn mức bình quân chung của các nước có thu nhập thấp. - Những tháng đầu năm 2008 tính thanh khoản của các Ngân hàng gặp khó khăn - Những tháng đầu năm 2008 các NHTM chạy đua lãi suất huy động vốn, có thời điểm lên đến 20%/năm Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 12
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh - Những tháng cuối năm một diễn biến hoàn toàn ngược lại, các NHTM đua nhau giảm lãi suất huy động vốn, tính đến cuối ngày 31/12/2008 lãi suất huy động giảm xuống chỉ còn 8%/năm. B. Thực trạng về hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp đã gây áp lực không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Từ đầu năm đến tháng 9/2008, giá các mặt h àng chiến lược đặc biệt là dầu thô và lương thực trên toàn thế giới đều tăng mạnh, tác động trực tiếp đến tình hình SXKD, thương mại, đầu tư của các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Năm 2008 cũng là năm mà lãi suất cho vay có nhiều biến động trái chiều. Dư nợ cho vay của hệ thống NHTM ở Việt Nam đối với nền kinh tế thời kỳ 2006 - 2008 Nă m 2006 2007 2008 GDP (tỷ đồng) 839.200 974.200 1.144.000 Dư nợ cho vay (tỷ đông) 732.023 992.013 1.124.723 Tốc độ tăng trưởng (%) 22,8 25,2 53,7 Thị phần các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2006 - 2008 2006 2007 2008 Tổng thị phần tín dụng (%) 1. NHTM Nhà nước 62,1 57,4 49,2 2. NHTM Cổ phần 27,5 35,6 35,7 3. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và liên doanh 10,4 7,0 13,1 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước) Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 13
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh Diễn biến tình hình lãi suất cho vay trong tháng 1/2008 Ngày 16/01/2008, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, kể từ tháng 2/2008, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện dự trữ bắt buộc đối với toàn bộ các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn thay vì chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi dưới 24 tháng như trước đây; tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được điều chỉnh tăng lên 1% so với trước, ngoại trừ các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương). Ngày 30/01/2008, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định điều chỉnh tăng các mức lãi suất chủ đạo kể từ ngày 01/02/2008: Lãi suất cơ bản Đồng Việt Nam tăng từ 8,25% /năm lên 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6%/năm Lãi suấ huy động trong thời kỳ này trung bình khoảng 12%/năm. Diễn biến tình hình lãi suất cho vay trong tháng 3/2008 Lãi suất cho vay của NHTM đối với khách hàng không quá 18%/năm: Khối NHTM Nhà nước cho vay ngắn hạn ở mức 15,6-18%/năm, loại trung và dài hạn ở mức 17-18%/năm; NHTM Cổ phần, loại ngắn hạn ở mức 14,8-18%/năm, loại trung và dài hạn ở mức 16,8-18%/năm. Diễn biến tình hình lãi suất cho vay trong tháng 5/2008 Llãi suất cho vay phổ biến trong thời kỳ này là 18,5%/năm, Diễn biến tình hình lãi suất cho vay trong tháng 9/2008 Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 14
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh Loại tiền Ngắn hạn Trung dài hạn Nhãm NHTMNN VND 20,00 20,50 USD 8,34 8,94 Nhãm NHTMCP VND 20,50 21,00 USD 10,79 11,13 Diễn biến tình hình lãi suất cho vay trong tháng 10/2008 - Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 18-18,5%/năm đối với nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước, 19%/năm đối với nhóm Ngân h àng thương mại cổ phần. Riêng đối với một số đối tượng ưu đãi, lãi suất cho vay ở mức thấp hơn khoảng 1-2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Diễn biến tình hình lãi suất cho vay trong tháng 11/2008 Lãi suất cho vay VND của các Ngân hàng thương mại nhà nước phổ biến ở mức 16,5-17,5%/năm, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã giảm lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất kinh doanh và DN vừa và nhỏ xuống còn tương ứng là 14,4%/năm và 15%/năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất cơ bản xuống còn 12%/năm, Agribank thực hiện việc giảm lãi suất cho vay đối với hai đối tượng khách hàng truyền thống này. Lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại cổ phần vẫn ổn định ở mức 18%/năm. Lãi suất cho vay: các Ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay bằng VND tối đa từ 15%/năm xuống 12,75%/năm. Một số Ngân hàng thương mại nhà nước đã giảm (từ 10,2-11%/năm xuống 10%/năm) lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng uy tín; riêng NHTMCP Ngoại thương giảm từ 10,5%/năm xuống còn 8,5%/năm. Lãi suất cho vay bình quân hiện ở mức sau: Diễn biến tình hình lãi suất cho vay trong tháng 12/2008 Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 15
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh Loại tiền Thấp nhất Phổ biến Nhóm (%/năm) (%/năm) NHTM nhà nước 8,5 10,0-12,44 VND NHTM cổ phần 10,5 12,75 NHTM nhà nước 5,0 6,0-7,18 USD NHTM cổ phần 5,0 8,08-8,84 Kết luận về diễn biến lãi suất cho vay trong năm 2008 Ngân hàng nhà nước chuyển từ việc điều hành lãi suất thả nổi sang điều hành bằng lãi suất cơ bản. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Ngân hàng nhà nước đã quy định tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đối với các ngân hàng thương mại không được vượt quá 30%. Trong năm này NHNN cũng đã phát hành tín phiếu bắt buộc đối với NHTM 20.300 tỷ đồng, cùng với đó là gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Những tháng đẩu năm 2008 NHNN luôn điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản. Hệ quả là lãi suất cho vay của các NHTM luôn tăng cao có thời điểm đạt 21%/năm. Cuối năm 2008 đánh dấu sự suy thoái của nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng. Từ đây đánh dấu những bước giảm lãi suất vay của các Ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay luôn được điều chỉnh giảm tư tháng 9, tính đến cuối ngày 31/12/2008 lãi suất đã giảm đến mức chỉ còn 8%/năm. III. HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI. 1.VỀ PHÍA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 1.1 Hạn chế: Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 16
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh 1.1.a Chính sách nhà nước về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước) còn chậm và nhà nước còn can thiệp vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.1.b Yếu tố giá cả tăng mạnh trong 2 năm gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền và đi vay của người dân. Người dân e ngại gửi tiền VND dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng. Việc lãi suất cho vay tăng cao đ ã làm cho việc tiếp cận vốn Ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn 1.2 Giải pháp: 1.2.a Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho các NHTM và tổ chức tín dụng hoạt động sẽ cho phép huy động khối l ượng vốn rất lớn và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư. Khi cần vốn khả dụng, các ngân hàng có thể giao dịch các loại giấy tờ có giá trên thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước, thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. 1.2.b Chính sách Nhà nước cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực sự kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, tách bạch kinh doanh và chính sách. Vì khi phát hàng công trái, trái phiếu, Nhà nước thường buộc ngân hàng mua với số lượng nhất định nào đó. Bãi bỏ một số hạn chế đang cản trở các ngân hàng thương mại mở rộng các hoạt động dịch vụ mới... Nâng cao hiệu quả quản lý của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ ngân hàng. 2. VỀ PHÍA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 17
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh 2.1 Hạn chế: 2.1.a Những năm qua ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư khá cao, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn lại thấp, mà chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Vốn huy động có tăng lên nhưng chưa khai thác hết được tiềm năng vì nguồn tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường chứng khoán và đầu cơ bất động sản vẫn còn nhiều. 2.1.b Mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao. Việc huy động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu t ư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính. 2.1.c Nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Đây là thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Công nghệ ngân hàng hiện đại và dịch vụ tuy đã có bước phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động. Chưa có sự phân đoạn thị trường để có những sản phẩm huy động vốn, sản phẩm dịch vụ riêng cho từng nhóm khách hàng riêng biệt. Một chính sách marketing tốt phải đưa ra chiến lược quản lý khách hàng, trong đó việc thực hiện phân đoạn thị tr ường theo các tiêu chí như vùng địa lý, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý, các yếu tố thuộc thói quen hành vi… Không phải mọi khách hàng đều có nhu cầu như nhau đối với các dịch vụ ngân hàng và mang lại lợi nhuận như nhau cho ngân hàng, nên cần có sự phân đoạn để có những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp. Các sản phẩm hiện nay mà Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 18
- GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cung cấp ra thị tr ường mang tính chất đại trà cho tất cả các khách hàng, không có sự phân biệt tới từng nhóm đối tượng. 2.1.d Dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, công c ụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định. Do không thể đa dạng hóa các loại h ình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định. Sức ép cạnh tranh đã khiến các ngân hàng gần như đồng loạt công bố tăng lãi suất huy động vốn. Đáng lo ngại trước tình trạng lãi suất đang chạm sát với giới hạn sinh lãi, khả năng an toàn các các ngân hàng và tác động tới tăng trưởng kinh tế. 2.1.đ Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 40% thị phần. Nhưng đây không phải là lợi thế của chúng ta mà chỉ là kết quả tất yếu của sự bảo hộ trong suốt thời gian qua. Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 40% thị phần tiền gửi, trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 48%. Phần các ngân hàng nước ngoài, liên doanh chỉ chiếm khoảng dưới 20% thị phần. Nhưng đây không phải là lợi thế trước tiến trình hội nhập và mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động; mà chỉ là kết quả tất yếu của sự bảo hộ trong suốt thời gian qua đối với các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước so với các ngân hàng nước ngoài về đối tượng khách hàng, số lượng và loại hình tiền tệ được phép huy động và mạng lưới hoạt động. 2.2 Giải pháp: 2.2.a Mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch toàn quốc, bảo đảm thuận tiện cho huy động vốn, cho vay cung cấp các dịch vụ và tiếp cận khách hàng 2.2.b Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Học viên: Lê Quý Hiếu – Lớp Cao Học Ngân hàng 4 ngày 1– K17 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XD TM XNK Tổng hợp Thanh Hà
112 p | 1044 | 155
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty Cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công
117 p | 497 | 117
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
120 p | 77 | 22
-
Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương Tùng
77 p | 97 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh website tại Công ty cổ phần truyền thông quốc tế Incom
132 p | 47 | 17
-
Đồ án Tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý
174 p | 45 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Quảng Ninh
77 p | 67 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn
92 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh EMS tại Bưu điện tỉnh Long An
149 p | 56 | 8
-
Khoá luân tốt nghiệp cử nhân hoá học: Khảo sát các điều kiện tổng hợp vật liệu bột nano LaFeO3
65 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải do xe buýt phù hợp với điều kiện Hà Nội
72 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ: Cơ chế quản lý chuyển giao kết nối trong mạng LTE nền tảng Femtocell
66 p | 58 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp: Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật quản lý vận hành trạm biến áp tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
133 p | 29 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tổng hợp và khảo sát khả năng hấp phụ ion Pb2+ của vật liệu nano Y0.9Cd0.1FeO3
41 p | 29 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
26 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Bước đầu nghiên cứu đánh giá mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa
96 p | 34 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa
93 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn