PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN TRỰC NINH<br />
<br />
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN LỊCH SỬ LỚP 8<br />
Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
(Đề thi gồm 2 trang)<br />
<br />
-------------------------------<br />
<br />
Câu 1(6,0 điểm )<br />
Trong những năm 1929 - 1933 thế giới<br />
đã phải hứng chịu một sự kiện tồi tệ nhất<br />
trong lịch sử. Theo em đó là sự kiện nào?<br />
Hãy trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu<br />
quả của sự kiện đó.<br />
Bức tranh bên đã mô tả chính sách<br />
nào? của ai? Tác dụng của chính sách đó<br />
đối với nền kinh tế ?<br />
<br />
Bức tranh đương thời mô tả chính sách…<br />
Câu 2 (3,0 điểm)<br />
Phân tích nội dung chính sách Kinh tế mới của nước Nga Xô Viết. Rút ra bài học kinh<br />
nghiệm đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.<br />
Câu 3 ( 3,0 điểm)<br />
<br />
Cho 1 bảng thống kê sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai<br />
STT<br />
<br />
Nội dung sự kiện<br />
<br />
1<br />
<br />
Phát xít Đức tấn công Liên Xô<br />
<br />
2<br />
<br />
Phát xít đức tấn công Ba Lan<br />
<br />
3<br />
<br />
Nhật tấn công Trân Châu Cảng<br />
<br />
4<br />
<br />
Đức mở rộng tấn công các nước Châu Âu<br />
<br />
5<br />
<br />
Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện<br />
<br />
6<br />
<br />
HQLX cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức<br />
<br />
7<br />
<br />
Chiến thắng của HQLX ở Xtalingrat<br />
<br />
8<br />
<br />
Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện.<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
a. Xác định và sắp xếp lại các sự kiện theo thứ tự, thời gian của Chiến tranh thứ hai.<br />
Cho biết sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh.<br />
b. Nêu và trình bày các quốc gia Đông Nam Á đã tận dụng Nhật đầu hàng Đồng minh<br />
đấu tranh giành độc lập.<br />
<br />
Câu 4 (8,0 điểm)<br />
Anh (chị) hãy quan sát hình ảnh, tư liệu dưới đây và cho biết hình ảnh, tư liệu đó<br />
giúp em liên hệ tới phong trào yêu nước nào của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?<br />
Trình bày hoàn cảnh, các giai đoạn phát triển và rút ra đặc điểm, ý nghĩa của phong trào<br />
đó.<br />
<br />
“…Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này<br />
không thể hết sức giữ được, để đô thành<br />
bị hãm, xe từ giá phải dời xa, tội ở mình<br />
trẫm cả, thật xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ<br />
có luân thường quan hệ với nhau, trăm<br />
quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất<br />
không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người<br />
dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của ra giúp<br />
quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ<br />
gian hiểm, như thế mới phải chứ? Cứu<br />
nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp<br />
nơi bức bách đều không tiếc gì tâm lực,<br />
ngõ hầu lòng trời giúp thuận, chuyển<br />
loạn thành trị, chuyển nguy thành yên,<br />
thu lại được bờ cõi chính là cơ hội này,<br />
phúc của tôn xã tức là phúc của thần<br />
dân…”<br />
<br />
Vua Hàm Nghi (1872 – 1943)<br />
<br />
___________ HẾT ___________<br />
Họ và tên thí sinh: ……………………………… Giám thị số 1: ……………………<br />
Số báo danh: ……………………………………… Giám thị số 2: ………..……………<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
Môn: LỊCH SỬ – Lớp 8<br />
6 điểm<br />
<br />
Câu 1<br />
Trong những năm 1929 – 1933 thế giới đã phải hứng chịu một sự kiện tồi<br />
tệ nhất trong lịch sử đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933<br />
( Khủng hoảng thừa)<br />
Nguyên nhân:<br />
+Do sự phát triển không đều của CNTB.<br />
+Nguyên nhân trực tiếp là do ở các nước tư bản kinh tế phát triển mạnh<br />
nhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa<br />
số nhân dân, sản xuất chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.<br />
Đặc điểm:<br />
+Ngày 24/10/1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra<br />
toàn bộ thế giới tư bản. ( 0,5 đ)<br />
+Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, tàn phá nền kinh tế các nước và<br />
gây ra những hậu quả nặng nề. ( 0,5 đ)<br />
Hậu quả:<br />
+Kinh tế các nước bị tàn phá nặng.<br />
+Về xã hội: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng<br />
đất sống cảnh nghèo đói túng quẫn; những cuộc đấu tranh, biểu tình... của<br />
những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.<br />
+Về chính trị: cuộc khủng hoảng đã đe dọa sự tồn tại của CNTB. Để giải<br />
quyết khủng hoảng, các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách kinh tếxã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất; các nước Đức,<br />
Italia, Nhật thì thiết lập chế độ độc tài phát xít đàn áp nhân dân trong<br />
nước, chuẩn bị chiến tranh thế giới. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế<br />
giới đang đến gần.<br />
Bức tranh mô tả chính sách mới của Ru – dơ - ven<br />
Tác dụng của Chính sách đó đối với nền kinh tế Mĩ?<br />
- Cuối tháng 10- 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng<br />
thấy. Bắt đầu từ tài chính, nhanh chóng lan sang lĩnh vực công nghiệp và<br />
nông nghiệp.<br />
- Nền kinh tế Mĩ bị chấn động dữ dội. Năm 1932 Ph. Ru- dơ -ven đắc cử<br />
Tổng thống , đã thực hiện chính sách mới….<br />
- Ban hành những đạo luật để phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và<br />
ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự quản lý của nhà<br />
nước…<br />
- Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ<br />
thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm<br />
nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội…<br />
- Xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho Mĩ đẩy lùi được<br />
thảm hoạ phát xít, duy trì được chế độ dân chủ tư sản….<br />
- Khôi phục được sản xuất, đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng<br />
kinh tế thế giới 1929 - 1933.<br />
<br />
( 0,5 đ)<br />
( 0,5 đ)<br />
( 0,5 đ)<br />
<br />
( 0,25 đ)<br />
( 0,25 đ)<br />
( 0,25 đ)<br />
( 0,25 đ)<br />
( 0,5 đ)<br />
<br />
( 0,5 đ)<br />
( 0,25 đ)<br />
( 0,25 đ)<br />
( 0,5 đ)<br />
( 0,5 đ)<br />
( 0,5 đ)<br />
( 0,5 đ)<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
Phân tích nội dung chính sách Kinh tế mới của nước Nga Xô Viết. 3,0<br />
Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã điểm<br />
hội ở Việt Nam hiện nay.<br />
Tháng 3 - 1921, Đảng Bôsêvích quyết định thực hiện chính sách Kinh tế<br />
mới (NEP) do Lênin vạch ra.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
* Nội dung chính sách kinh tế mới:<br />
- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế<br />
lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi đóng thuế, nông<br />
dân được toàn quyền sử dụng nông sản còn lại và được phép bán ra thị<br />
trường.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
- Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục các ngành công nghiệp<br />
nặng, cho phép tư nhân thuê, xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, hoặc trả<br />
lại cho tư nhân xí nghiệp nhỏ hơn 20 công nhân, khuyến khích tư bản<br />
nước ngoài đầu tư vào Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt:<br />
giao thông vận tải, ngân hành, ngoại thương… .<br />
<br />
0,25<br />
<br />
- Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, nhà nước<br />
mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị<br />
và nông thôn, tiến hành cải cách tiền tệ, phát hành đồng rúp mới năm<br />
1924.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn và vừa của chủ tư bản, xây dựng thành<br />
phần kinh tế Xã hội chủ nghĩa: lập các mậu dịch quốc doanh, nông<br />
trường, các Hợp tác xã. Nhà nước cũng thực hiện 1 số biện pháp nhằm lợi<br />
dụng vốn, kĩ thuật của Tư bản nước ngoài: chế độ tô nhượng, công tư hợp<br />
doanh...<br />
=> Thực chất chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh<br />
tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành<br />
phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.<br />
* Bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở<br />
nước ta:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Bài học về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự<br />
điều tiết của Nhà nước trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội.<br />
- Phải xác định đúng vai trò của nông nghiệp và nông dân đối với thành<br />
công của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là đối với những<br />
nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nông dân chiếm phần lớn<br />
trong dân số như nước ta,....<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Câu3 (3,0 điểm). Cho 1 bảng thống kê sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai<br />
a. Xác định và sắp xếp.... (0,25đ/1 ý = 2,0 điểm)<br />
STT<br />
<br />
Nội dung sự kiện<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
1<br />
<br />
Phát xít đức tấn công Ba Lan<br />
<br />
1 – 9 – 1939<br />
<br />
2<br />
<br />
Đức mở rộng tấn công các nước Châu Âu<br />
<br />
1939 – 1940<br />
<br />
3<br />
<br />
Phát xít Đức tấn công Liên Xô<br />
<br />
22 – 6 – 1941<br />
<br />
4<br />
<br />
Nhật tấn công Trân Châu Cảng<br />
<br />
7 – 12 – 1941<br />
<br />
5<br />
<br />
Chiến thắng của HQLX ở Xtalingrat<br />
<br />
2 – 2 – 1943<br />
<br />
6<br />
<br />
HQLX cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức<br />
<br />
30 – 4 – 1945<br />
<br />
7<br />
<br />
Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện.<br />
<br />
9 – 5 – 1945<br />
<br />
8<br />
<br />
Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện<br />
<br />
15 – 8 – 1945<br />
<br />
Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh là chiến thắng Xitalingrat<br />
(2 – 2 – 1943) tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của chiến tranh : ưu thế từ phe Trục sang<br />
phe Đồng minh. (0,5đ)<br />
b. Lợi dụng Nhật đầu hàng lực lượng Đồng minh, các quốc gia như Inđô-nê-xia, Việt<br />
Nam và Lào đã tận dụng thời cơ chín muồi tuyên bố độc lập.<br />
Ngày 17 - 8 - 1945, Inđô-nê-xia tuyên bố độc lập và thành lập nước CH Inđô-nê-xia. Cuộc<br />
cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự thành lập nước VNDCCH (2<br />
– 9-1945). Tháng 8 - 1945 nhân dân Lào nổi dạy và ngày 12-10-1945 Lào tuyên bố độc lập.<br />
(0,5đ)<br />
<br />
Câu 4 Anh (chị) hãy quan sát hình ảnh và tư liệu dưới đây và cho biết hình ảnh và tư<br />
liệu đó giúp anh (chị) liên hệ tới phong trào yêu nước nào của dân tộc Việt<br />
(8,0<br />
điểm): Nam? Trình bày hoàn cảnh, các giai đoạn phát triển và rút ra đặc điểm, ý nghĩa<br />
của phong trào đó.<br />
Liên hệ tới phong trào yêu nước:<br />
Đó là phong trào Cần vương.<br />
Hoàn cảnh:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết, nhân dân và 0,5<br />
quan lại yêu nước tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến đầu<br />
hàng.<br />
- Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp và sự đầu hàng của một 0,5<br />
bộ phận vua quan triều Nguyễn, phái chủ chiến trong triều đình đứng đầu là<br />
Tôn Thất Thuyết tiến hành cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế<br />
(5/1885) nhằm khôi phục lại nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta nhưng<br />
thất bại.<br />
- Tôn Thất Thuyết phò giá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng 0,5<br />
Trị). Tại đây ông lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương<br />
(7/1885), tố cáo âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, sự phản bội của một<br />
<br />