PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi gồm 03 câu)<br />
<br />
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
Môn thi: Văn - Lớp 7<br />
Ngày thi: 25/01/2018<br />
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Họ tên thí sinh: …………………………………………………………………. Số báo danh: ………………………..<br />
ĐỀ BÀI<br />
Câu 1 (5,0 điểm)<br />
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao sau:<br />
“Công cha như núi ngất trời,<br />
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông<br />
Núi cao biển rộng mênh mông<br />
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương em hãy viết một<br />
đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp,<br />
phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.<br />
Câu 3 (10,0 điểm)<br />
Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay mẹ.<br />
----------------HẾT---------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.<br />
- Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG<br />
<br />
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
MÔN: Văn LỚP 7<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
Nội dung<br />
* Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Học sinh trình bày bằng một bài văn ngắn; chữ viết rõ<br />
ràng, sạch đẹp; dùng từ chuẩn xác, dùng dấu câu hợp lí,<br />
không mắc lỗi chính tả; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nổi bật nội<br />
dung theo yêu cầu của đề bài.<br />
* Yêu cầu về kiến thức:<br />
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,<br />
nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:<br />
- Chỉ ra các biện pháp tu từ:<br />
+ So sánh<br />
- Phân tích giá trị nghệ thuật :<br />
+ Tình cảm đối với cha mẹ và lời nhắc nhở, nhắn nhủ về bổn<br />
phận làm con được thể hiện trong hình thức lời ru, câu hát.<br />
Nó xác lập mối quan hệ gần gũi, ấm áp, thiêng liêng. Âm<br />
điệu của bài là âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng.<br />
+ Bài ca dao dùng lối ví von quen thuộc để biểu hiện công<br />
cha, nghĩa mẹ lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng<br />
của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh ấy<br />
được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi<br />
cao ngất trời, biển rộng mênh mông) Hai hình ảnh núi và<br />
biển đều được nhắc lại hai lần, có ý nghĩa biểu tượng.<br />
+ Nói công cha sánh đôi với nghĩa mẹ là cách nói đối xứng<br />
truyền thống của nhân dân ta.<br />
+ Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh<br />
hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của<br />
cha mẹ. Núi ngất trời, niển rộng mênh mông không thể nào<br />
đo được, cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con cái. Với<br />
những hình ảnh so sánh này bài ca dao không chỉ là lời giáo<br />
huấn khô khan về chữ hiếu mà các khái niệm công cha,<br />
nghĩa mẹ trở lên cụ thể, sinh động.<br />
+ Cuối bài ca, công cha, nghĩa mẹ còn được thể hiện ở chín<br />
chữ cù lao. Chín chữ ấy một mặt, cụ thể hóa về công cha<br />
nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác làm tăng<br />
lên âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát.<br />
* Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Học sinh trình bày bằng một bài văn ngắn; chữ viết rõ<br />
ràng, sạch đẹp; dùng từ chuẩn xác, dùng dấu câu hợp lí,<br />
không mắc lỗi chính tả; diễn đạt rõ ràng, dể hiểu, nổi bật nội<br />
dung theo yêu cầu của đề bài.<br />
* Yêu cầu về kiến thức:<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
0.5<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,<br />
nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:<br />
- Bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là cái<br />
nhìn sâu sắc, toàn diện về người phụ nữ bị phụ thuộc. Cuộc<br />
đời vất vả, khổ đau nhưng họ luôn giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.<br />
- Hình thức: thân em – vừa trắng, vừa tròn gợi tả liên tưởng<br />
đến vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng => Đáng ra họ phải được<br />
nâng niu, trân trọng.<br />
- Thân phận: “Bảy nổi ba chìm” hàm ý về thân phận chìm<br />
nổi, bấp bênh, cuộc đời gian truân, vất vả chịu nhiều thiệt<br />
thòi do những lễ giáo phong kiến.<br />
- Hai chữ “rắn nát” ám chỉ số phận của người phụ nữ được<br />
sung sướng, hạnh phúc hay bất hạnh đều do “tay kẻ nặn”.<br />
- Phẩm chất: Dù gặp cảnh ngộ nào thì người phụ nữ vẫn giữ<br />
tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình.<br />
* Yêu cầu chung:<br />
- Học sinh biết cách làm một bài văn biểu cảm.<br />
- Bố cục rõ ràng diễn đạt mạch lạc, lưu loát, trình bày sạch<br />
đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, viết văn có<br />
cảm xúc.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng<br />
phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:<br />
1. Mở bài:<br />
- Giới thiệu về đôi bàn tay của mẹ.<br />
- Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay ấy.<br />
2. Thân bài:<br />
* Giới thiệu về mẹ và hình ảnh đôi bàn tay mẹ.<br />
- Mẹ bao nhiêu tuổi?<br />
- Mô tả về đôi bàn tay mẹ (tùy thuộc vào hs)<br />
+ Tay mẹ búp măng, trắng trẻo, nuột nà, khéo léo,...<br />
(Hay đôi bàn tay rám nắng, chai sần, thô ráp,... vì tuổi tác, vì<br />
công việc.)<br />
* Hình ảnh đôi bàn tay ấy của mẹ gợi cho em những cảm<br />
xúc gì?<br />
- Hồi tưởng lại đôi bàn tay ấy khi mình còn nhỏ<br />
+ Bàn tay mẹ ôm ấp, âu yếm, vuốt ve, vỗ về,...<br />
+ Bàn tay quạt mát cho em khi trời nóng, ôm ấp em khi trời<br />
lạnh.<br />
+ Bàn tay mẹ tắm gội cho em, chăm sóc khi em ốm,...<br />
+ Bàn tay may vá, thêu thùa vô cùng khéo léo,...<br />
- Khi em lớn lên đôi bàn tay mẹ càng vất vả bội phần<br />
+ Mẹ làm việc ở cơ quan (hay việc đồng áng)<br />
+ Trong gia đình bàn tay mẹ vun vén cho tổ ấm gia đình<br />
chăm sóc, yêu thương chồng con, hiếu thảo với ông bà,...dọn<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
1.0<br />
<br />
0.75<br />
0.75<br />
<br />
0.5<br />
1.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
dẹp nhà cửa, nấu ăn,...<br />
=> Bàn tay mẹ làm nên tất cả, có bàn tay mẹ mọi thứ đều<br />
chu toàn,...<br />
* Mở rộng<br />
Bàn tay của những người bà, người mẹ không chỉ thuần túy<br />
làm việc nhà.<br />
- Trong kháng chiến đôi bàn tay ấy còn cầm súng bảo vệ Tổ<br />
quốc.<br />
- Trong chiến tranh đôi bàn tay ấy còn cầm cày, cầm cuốc<br />
sản xuất lương thực, phục vụ cho kháng chiến.<br />
- Trong những nhà máy, xí nghiệp đôi bàn tay mẹ còn cầm<br />
kìm, cầm búa để lao động.<br />
- Đôi bàn tay ấy còn xây nhà, dựng cửa.<br />
3. Kết bài:<br />
- Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay mẹ.<br />
- Mong ước sẽ được sống mãi trong vòng tay yêu thương của<br />
mẹ.<br />
ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh hoạt để cho điểm<br />
<br />
1.0<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
0.5<br />
<br />