PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM<br />
Đề Chính Thức<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn thi: Ngữ văn 9<br />
Ngày thi: 30/11/2017<br />
Thời gian làm bài: 150 phút<br />
<br />
Câu 1 (4.0 điểm):<br />
Trong "Truyện Kiều" có hai đoạn thơ cùng miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào<br />
buổi chiều ngày thanh minh :<br />
- Đoạn thơ tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về :<br />
"Bước dần theo ngọn tiểu khê,<br />
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.<br />
Nao nao dòng nước uốn quanh,<br />
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."<br />
- Đoạn tả cảnh Thúy Kiều, Kim Trọng gặp gỡ và từ biệt :<br />
"Bóng tà như giục cơn buồn,<br />
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo.<br />
Dưới cầu nước chảy trong veo,<br />
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha."<br />
Hãy phân tích và so sánh bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ trên.<br />
Câu 2 (6.0 điểm):<br />
Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc<br />
ghẹo của đồng đội. Chẳng nói nhiều, anh chỉ buông một câu: “Tôi đến đây để chiến<br />
đấu chứ có phải để thi chạy đâu”.<br />
(Bài học vô giá từ những điều bình dị - Fancis Xavier)<br />
Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên.<br />
Câu 3 (10.0 điểm):<br />
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả<br />
muôn vật, muôn loài…<br />
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)<br />
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người<br />
con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ ; Bánh trôi nước (Hồ<br />
Xuân Hương) và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn<br />
Du.<br />
-------------------------------HẾT--------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu<br />
- Giám thị không giải thích gì thêm<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN<br />
Lưu ý khi chấm bài:<br />
- Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một<br />
cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.<br />
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu<br />
cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý.<br />
- Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và<br />
hình thức thể hiện; trừ điểm đối với những bài mắc lỗi kiến thức cơ bản, lỗi hành văn và trình<br />
bày.<br />
--------------------------------Hết-------------------------------<br />
<br />