ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10<br />
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 8<br />
Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.<br />
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA<br />
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt<br />
lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy.<br />
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ<br />
thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong<br />
đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho<br />
lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó<br />
thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.<br />
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được<br />
nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn.<br />
Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng<br />
óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...<br />
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)<br />
1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (1 điểm)<br />
2. Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào? (1<br />
điểm)<br />
3. Văn bản trên gợi cho ta bài học gì? (1 điểm)<br />
4. Viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa<br />
của cấu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng<br />
óng, trĩu hạt". (5 điểm)<br />
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN (12 điểm)<br />
“Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình<br />
thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.”<br />
Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ<br />
của em về vấn đề trên<br />
---------------------------HẾT---------------------------<br />
<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10<br />
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM<br />
<br />
HƯỚNG DẪN<br />
CHẤM<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 8<br />
Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm)<br />
1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả, nghị luận. ( 1 điểm<br />
)<br />
2. Hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những người có lối sống ích kỉ, an phận, không<br />
phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ. ( 1 điểm )<br />
3. ( 1 điểm ) Có thể nêu một số bài học sau:<br />
-<br />
<br />
Sống phải có trách nhiệm, không thể giữ cho mình một vỏ bọc khép kín.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời.<br />
<br />
4. - Yêu cầu hình thức: ( 1 điểm ) – Văn bản nghị luận ngắn , diễn đạt trôi chảy, không sai<br />
lỗi chính tả.<br />
- Yêu cầu về nội dung: ( 4 điểm ) Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi<br />
bật luận điểm. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận xã hội. Các ý có sự liên kết<br />
chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lội chính tả, ngữ pháp.<br />
- Trình bày được suy nghĩ của cá nhân về ý nghĩa của câu văn: sự hi sinh của hạt lúa<br />
(nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới;<br />
từ đó có thể liên tưởng đến việc sống có trách nhiệm, biết dấn thân, chấp nhận gian<br />
khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp. Có thể so sánh với<br />
hạt lúa thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa sự hi sinh của hạt lúa thứ hai.<br />
Lưu ý Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh<br />
giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,5<br />
điểm.<br />
II. PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN: (12.0 điểm)<br />
A. Yêu cầu chung<br />
*Kiến thức: Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận cách làm bài văn lập luận giải thích – chứng<br />
minh (có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm)<br />
- Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành<br />
* Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của<br />
mình về một vấn đề trong đời sống xã hội.<br />
* Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân.<br />
B. Dàn bài gợi ý<br />
1) Mở bài.<br />
Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học.<br />
2) Thân bài.<br />
Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương?<br />
<br />
Vì văn học là tâm hồn dân tộc.<br />
Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại.<br />
Văn học gắn bó với tình thương như thế nào?<br />
Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người.<br />
Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn<br />
người đọc.<br />
Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người.<br />
3) Kết bài.<br />
Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu dắt, nâng<br />
niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai.<br />
<br />
<br />
<br />
Lưu ý Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh<br />
giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,5<br />
điểm.<br />
C-Biểu điểm:<br />
-11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt<br />
chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc,<br />
diễn đạt tốt.<br />
-9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương<br />
đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt.<br />
-7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận<br />
tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về<br />
diễn đạt<br />
-5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập<br />
luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt<br />
-3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có<br />
đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt<br />
-1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có<br />
đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng củng.<br />
-0 điểm: Để giấy trắng.<br />
<br />
-------------------------------HẾT----------------------------------------<br />
<br />