intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn HSG cấp trường Sinh học 9 (2012 - 2013) - Phòng GD&ĐT huyện Mai Sơn - (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

192
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kì thi chọn học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là 2 đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 9 có kèm đáp án giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn HSG cấp trường Sinh học 9 (2012 - 2013) - Phòng GD&ĐT huyện Mai Sơn - (Kèm Đ.án)

  1. UBND HUYỆN MAI SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đề chính thức ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2012– 2013 Môn: Sinh học – Vòng 1 Ngày thi: 21/01/2013 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền? Vì sao nói miền hút là miền quan trọng nhất của rễ? Câu 2: (1,5 điểm) Lá có những chức năng chủ yếu nào? Hãy so sánh các hoạt động đó? Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng? Câu 3: (1 điểm) Tại sao thực vật có vai trò ổn định lượng khí cacbonic (CO2) và khí oxi (O2) trong không khí? Câu 4: (2 điểm) Ngành giun đốt có đặc điểm gì chứng tỏ cơ thể có tổ chức cao hơn giun dẹp và giun tròn? Câu 5: (2 điểm) Trình bày sự tiến hóa của hệ thần kinh và hệ sinh dục ở các ngành động vật (từ ngành động vật nguyên sinh đến ngành động vật có xương sống)? Câu 6: (1 điểm) Mô là gì? Nêu chức năng các loại mô chính trong cơ thể? Câu 7: (1,5 điểm) Trình bày cơ chế đông máu? Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể? Câu 8: (1,5 điểm) Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? Những hoạt động nào tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng? Câu 9: (1 điểm) Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm? Câu 10: (2 điểm) Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với các loài sinh sản vô tính? Câu 11: (2 điểm) Nêu cấu tạo hóa học của phân tử protein? Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù? Câu 12: (3 điểm) Phân tử ADN có chiều dài 0,35394 µm. Số lượng T = 2X. Tính thành phần phần trăm các loại nucleotit trong phân tử ADN? ------------- Hết -------------
  2. UBND HUYỆN MAI SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Vòng 1 Ngày thi: 21/01/2013 Câu 1: (1,5 điểm) Rễ gồm 4 miền. Các miền của rễ (0,5 điểm) Chức năng của từng miền (0,5 điểm) Miền trưởng thành có các mạch dẫn Dẫn truyền Miền hút có lông hút Hấp thụ nước và muối khoáng Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia) Làm cho rễ dài ra Miền chóp rễ Che chở cho đầu rễ Miền hút là miền quan trọng nhất vì nó có cấu tạo phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất. (0,5 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) - Lá có ba chức năng chủ yếu: Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. (0,5 điểm) - Ba chức năng đó khác nhau về hiện tượng, thời gian xảy ra, vai trò và điều kiện ngoại cảnh. (0,5 điểm) - Những đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng: + Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước rất khác nhau. + Có nhiều kiểu gân lá, trong đó có ba kiểu gân chính: Hình mạng, song song, hình cung. + Có hai loại lá chính: Lá đơn, lá kép. (0,5 điểm) Câu 3: (1 điểm) Thực vật có vai trò ổn định khí cacbonic (CO2) và khí oxi (O2) trong không khí là: + Quang hợp của thực vật và hô hấp của các sinh vật (kể cả con người) là hai quá trình trong đó có sự trao đổi khí trái ngược nhau: Thực vật khi quang hợp cần hấp thụ khí cacbonic và thải khi oxi còn các sinh vật (kể cả thực vật) khi hô hấp lại thải ra khí cacbonic và lấy vào khí oxi. (0,5 điểm) + Như vậy nếu không có thực vật, nghĩa là không có quang hợp mà chỉ có hô hấp của các sinh vật khác, thì lượng oxi giảm và lượng khí cacbonic không ngừng
  3. tăng, đó là chưa kể đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người luôn thải và bầu khí quyển một lượng khí cacbonic đáng kể. - Kết quả: Bầu không khí quá nhiều khí cacbonic các sinh vật thiếu oxi. Nhờ sự có mặt của thực vật, quá trình quang hợp luôn diễn ra hấp thụ khí cacbonic bổ sung khí oxi nên lượng khí này giữ được ổn định trong không khí. (0,5 điểm) Câu 4: (2 điểm) - Cơ thể phân đốt: Sự phân đốt được thể hiện ở cả cấu tạo ngoài (mỗi đốt có một đôi chân bên) và cấu tạo trong (mỗi đốt có một đôi hạch thần kinh, đôi hệ bài tiết và một vòng tuần hoàn). Sự phân đốt giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan. (1 điểm) - Cơ thể có xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí của cơ thể. - Xuất hiện chân bên. - Xuất hiện hệ tuần hoàn, hô hấp đầu tiên. (1 điểm) Câu 5: (2 điểm) - Sự tiến hóa của hệ thần kinh: Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hóa (động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh hình mạng lưới (ruột khoang), tới chỗ hình thành chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng (giun đốt), đến hình thành chuỗi hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch thần kinh ngực và bụng (chân khớp). Hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống (ĐVCXS). (1 điểm) - Sự tiến hóa của hệ sinh dục: Từ chỗ hệ sinh dục chưa phân hóa (động vật nguyên sinh) đến chỗ được phân hóa song chưa có ống dẫn sinh dục (ruột khoang), đến chỗ đã có ống dẫn sinh dục (giun đốt, chân khớp, ĐVCXS). (1 điểm) Câu 6: (1 điểm) - Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định. (0,25 điểm) - Có 4 loại mô chính: + Mô biểu bì có chức năng bảo vệ hấp thụ, tiết. + Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan. + Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn. + Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường. (0,75 điểm) Câu 7: (1,5 điểm) - Cơ chế đông máu: Trong huyết tương có một loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng ra enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu.
  4. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối đông máu. Tham gia tạo thành còn có các yếu tố như ion canxi (Ca2+). (1 điểm) - Ý nghĩa: Là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nó giúp cho cơ thể không bị mất máu khi bị thương. (0,5 điểm) Câu 8: (1,5 điểm) - Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. (0,75 điểm) - Những hoạt động biến đổi thức ăn trong khoang miệng: Trong khoang miệng diễn ra quá trình biến đổi lí học là chủ yếu, trong đó thực hiện các hoạt động: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. Biến đổi hóa học dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt. (0,75 điểm) Câu 9: (1 điểm) - Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể: Khí cacbonic (CO 2), mồ hôi, nước tiểu. (0,5 điểm) - Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên là: + Hệ hô hấp thải loại khí cacbonic. + Da thải loại mồ hôi. + Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu. (0,5 điểm) Câu 10: ( 2 điểm) - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P (bố, mẹ). (0,5 điểm) - Ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với các loài sinh sản vô tính vì: Ở loài sinh sản hữu tính và giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử; các loại giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. (1,5 điểm) Câu 11: (2 điểm) - Phân tử protein thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn (có thể dài đến 0,1µm, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đơn vị cacbon). Các nguyên tố hóa học cấu tạo protein là C, H, O, N ngoài ra còn một số nguyên tố khác. Đơn phân cấu tạo protein là axit amin (có hơn 20 loại axit amin khác nhau). (1,25 điểm) - Protein có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp của các axit amin, tạo ra vô số các loại protein trong cơ thể sống. Ngoài ra protein còn đa dạng bởi các bậc cấu trúc. (0,75 điểm)
  5. Câu 12: (3 điểm) Thành phần phần trăm các loại nucleotit trong phân tử ADN: - Số lượng các loại nucleotit trong phân tử ADN: (1 điểm) Tổng số các loại nucleotit: Nu 0 l ADN   3, 4 A 2 2l  Nu  0 3, 4 A 2(0,35394 x10 4  0  2082 3, 4 A Số lượng các loại nucleotit: Nu = 2A + 2G = 2082  A + G = 1041 Vậy: G = X = 347 Nu (0,5 điểm) A = T = 694 Nu - Thành phần phần trăm các loại nucleotit còn lại trong phân tử ADN: Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn. (0,5 điểm) Nu = 2082  100% 694 ? 347 ? 694 x100 A%  T %   33,3% 2082 347 x100 G%  X %   16, 7% (1 điểm) 2082
  6. UBND HUYỆN MAI SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đề chính thức ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Vòng 2 Ngày thi: 21/01/2013 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Thân cây gỗ trưởng thành to ra do đâu? Giải thích cơ chế tạo ra các vòng gỗ hằng năm? Câu 2: (1,5 điểm) Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? Câu 3: (1,5 điểm) Vi khuẩn sinh sản và có lối sống như thế nào? Vì sao chúng có thể tồn tại trong một số điều kiện môi trường sống bất lợi? Câu 4: (1,5 điểm) Hiện tượng giao phối ếch đực ôm lưng ếch cái. Cho biết sự thụ tinh ở trường hợp này là sự thụ tinh trong hay thụ tinh ngoài? Hiện tượng ếch đực ôm lưng ếch cái trong giao phối có ích lợi gì? Câu 5: (2 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? Cho biết tính hằng nhiệt của chim có ưu thế gì hơn so với tính biến nhiệt của động vật biến nhiệt? Câu 6: (1,5 điểm) Hãy phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với động vật thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? Câu 7: (2 điểm) Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào? Câu 8: (1,5 điểm) Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa? Câu 9: (1,5 điểm) Thế nào phản xạ có điều kiện? Cách thành lập phản xạ có điều kiện như thế nào? Ý nghĩa của nó đối với đời sống? Câu 10: (1,5 điểm) Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1: 1? Quan niệm rằng người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? Câu 11: (1,5 điểm) Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Câu 12: (3 điểm) Ở cà chua quả tròn (A) là trội hoàn toàn so với quả bầu dục (a). Kiểu gen và kiểu hình của hai cây bố, mẹ phải như thế nào nếu ngay ở F1 đã có tỉ lệ phân tính 3 : 1 và 1 : 1? ------------- Hết ------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  7. UBND HUYỆN MAI SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Vòng 2 Ngày thi: 21/01/2013 Câu 1: (1 điểm) Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. (0,5 điểm) Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ: + Về mùa mưa cây dồi dào thức ăn, tầng sinh trụ tạo ra nhiều mạch gỗ to, có thành mỏng xếp thành một vòng dày màu sáng. + Về mùa khô cây ít thức ăn các tế bào gỗ được sinh ra ít hơn, xếp thành một vòng mỏng mầu sẫm đó là những vòng gỗ hằng năm. (0,5 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. (0,5 điểm) Tự thụ phấn (0,5 điểm) Giao phấn (0,5 điểm) Chỉ xảy ra ở các hoa lưỡng tính có nhị Chỉ xảy ra ở các hoa đơn tính và cả và nhụy chín cùng một lúc. hoa lưỡng tính mà nhị và nhụy không chín cùng một lúc. Câu 3: (1,5 điểm) - Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi thành hai tế bào mới. (0,5 điểm) - Có lối sống theo kiểu dị dưỡng bằng hình thức: + Hoại sinh: Phân hủy xác các động vật và thực vật để sống. + Kí sinh: Sống bám nhờ chất hữu cơ trên cơ thể sống (động vật, thực vật và người). (0,5 điểm) - Trong một số điều kiện bất lợi của môi trường (thiếu thức ăn nóng hoặc lạnh quá) vi khuẩn có thể tồn tại bằng cách bằng cách kết bào xác (tế bào co tròn, dày lên tăng khả năng chống chịu). Khi gặp điều kiện thuận lợi trở lại bào xác nứt vỏ nảy mầm thành vi khuẩn. (0,5 điểm) Câu 4: (1.5 điểm) - Sự thụ tinh của ếch là thụ tinh ngoài. (0,5 điểm) - Hiện tượng ếch đực ôm lưng ếch cái trong giao phối vừa có tác dụng kích thích lẫn nhau, thúc đẩy sự phóng trứng và tinh trùng vừa tạo điều kiện cho tinh trùng dễ gặp trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thụ tinh. (1 điểm)
  8. Câu 5: (2 điểm). - Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn được thể hiện ở những đặc điểm sau: + Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp. + Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc. + Chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước một ngón sau. + Tuyến phao câu tiết dịch nhờn. (1 điểm) - Chim có nhiệt độ cơ thể ổn định khi nhiệt độ môi trường thay đổi vì thế chim được gọi là động vật hằng nhiệt khác hẳn với các động vật biến nhiệt như cá và ếch nhái. Tính hằng nhiệt có ưu thế hơn hẳn so với tính biến nhiết là: Con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ở trạng thái ngủ đông hoặc trú đông. Cường độ dinh dưỡng được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. (1 điểm) Câu 6: ( 1,5 điểm). Đặc điểm tiến hóa thuộc hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động thể hiện qua sự phân hóa ở cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới. Cơ chi trên phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách, những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay. Cơ chi dưới có xu thế hướng tập trung thành các nhóm cơ lớn khỏe (như cơ mông, cơ đùi...), giúp cho sự vận động di chuyển (chạy, nhảy) và giữ cho cơ thể có tư thế cân bằng trong dáng đứng thẳng. (1 điểm) Ngoài ra ở người còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho sự vận động ngôn ngữ nói, cơ mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt. (0,5 điểm) Câu 7: (2 điểm). - Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. (0,5 điểm) - Sự trao đổi khí ở phổi: + Khí oxi trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên oxi khuếch tán từ phế nang vào máu. + Khí cacbonic trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên khí cacbonic khuếch tán từ máu vào phế nang. (0,75 điểm) - Sự trao đổi khí ở tế bào: + Khí oxi trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên oxi khuếch tán từ máu vào tế bào. + Khí cacbonic trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên khí cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu. (0,75 điểm) Câu 8: (1,5 điểm).
  9. - Đồng hóa là tổng hợp các chất, tích lũy năng lượng. (0,25 điểm) - Dị hóa là phân giải các chất, giải phóng năng lượng. (0,25 điểm) - Mối quan hệ: Các chất được tổng hợp từ đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa, do đó năng lượng được tích lũy ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại. (1 điểm) Câu 9: (1,5 điểm). - Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. (0,5 điểm) - Cách thành lập phản xạ có điều kiện: Là sự thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng trên vỏ não khi các vùng này cùng hưng phấn. (0,5 điểm) - Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống: Đảm bảo sự hình thành, các thói quen, tập quán trong sinh hoạt. Sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. (0,5 điểm) Câu 10: (1,5 điểm). - Do trong giảm phân tạo giao tử, nữ giới luôn tạo ra một loại trứng mang NST giới tính X còn nam giới tạo ra hai loại tinh trùng, tinh trùng mang NST giới tính X và tinh trùng mang NST giới tính Y, nên trong cấu trúc dân số với quy mô lớn tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1: 1. (1 điểm) - Việc sinh con trai hay con gái không phải do người mẹ quyết định vì người mẹ chí có một loại trứng mang NST giới tính X. (0,5 điểm) Câu 11: (1,5 điểm). - Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. (0,5 điểm) - Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm. (0,5 điểm) - Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Ví dụ: Con cái là Ỉ Móng Cái lai với con đực thuộc giống lợn Đại Bạch. (0,5 điểm) Câu 12: (3 điểm) a. F1 có tỉ lệ phân tính 3 quả tròn : 1 quả bầu dục. - Ở cây F1, quả bầu dục có kiểu gen aa (vì bầu dục là tính trạng lặn), như vậy hai cây bố mẹ mỗi cây mang một gen a trong tế bào. - Từ tỉ lệ 3 : 1 suy ra hai cây bố mẹ đều cho hai loại giao tử, chúng phải có kiểu gen dị hợp tử Aa, kiểu hình đều là cây quả tròn. (0,5 điểm)
  10. - Sơ đồ lai: P: Quả tròn Aa x Quả tròn Aa G p: A; a A; a F1: 1AA : 2Aa : 1aa 3 quả tròn : 1 quả bầu dục (1 điểm) b. F1 có tỉ lệ: 1 quả tròn : 1 quả bầu dục. - Cây quả bầu dục ở F1 có kiểu gen aa  mỗi bên P mang một gen a. - Tỉ lệ 1 : 1 chứng tỏ ở P, một bên cho hai loại giao tử, một bên cho một loại giao tử, kiểu gen của P là Aa và aa, kiểu hình là cây quả tròn và cây quả bầu dục. (0,5 điểm) - Sơ đồ lai: P: Quả tròn Aa x Quả bầu dục aa G p: A; a a F1: 1Aa : 1aa 1 quả tròn : 1 quả bầu dục (1 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0