CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009-2012) NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: OTO-LT50 Hình thức thi: Viết Thời gian: 105 phút (Phần bắt buộc) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và phương pháp kiểm tra, sửa chữa xéc măng. Câu 2 : (2 điểm) Vẽ hình, trình bày công dụng, hoạt động của cơ cấu khóa chung trong hộp số cơ khí trên ô tô. Câu 3 : (2 điểm) Trình bày nguyên lý làm việc, vẽ dạng xung tín hiệu của cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên sử dụng trong hệ thống đánh lửa (theo sơ đồ)<br />
<br />
Cấu tạo của cảm biến<br />
<br />
DUYỆT<br />
<br />
................Ngày .............tháng............năm 2012 HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br />
<br />
1<br />
<br />
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009-2012) NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: OTO-LT50 Hình thức thi: Viết Thời gian: 105 phút (Phần bắt buộc) Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và phương pháp kiểm tra, 3<br />
sửa chữa xéc măng. Nhiệm vụ. + Vòng găng khí có nhiệm vụ làm kín khe hở giữa piston và xi lanh, không cho lọt khí cháy xuống đáy các te và soa dầu bôi trơn. + Vòng găng dầu: gạt dầu về các te, ngăn không cho dầu bôi trơn sục lên buồng đốt. + Truyền nhiệt từ đầu piston ra thành xi lanh để làm mát piston. Điều kiện làm việc: Vòng găng làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt: + Chịu nhiệt độ cao và ăn mòn hoá học của khí cháy. + Chịu áp lực lớn và biến thiên làm vòng găng va đập với rãnh của vòng găng. + Chịu lực ma sát với thành xi lanh khi chuyển động và điều kiện bôi trơn kém Vật liệu chế tạo: - Vòng găng được chế tạo bằng gang hợp kim Niken, môlípđen... - Mặt ngoài của vòng găng khí số 1 của một số động cơ được mạ Crôm để tăng khả năng chống mài mòn. - Kiểm tra khe hở cạnh Lắp xécmăng vào rãnh piston và xoay tròn xécmăng nhẹ nhàng trong rãnh piston. Xécmăng phải xoay tròn nhẹ nhàng trong rãnh piston. Chọn căn lá có chiều dày thích hợp đưa vào khe hở giữa xécmăng và piston. Khe hở tiêu chuẩn: 0,03 – 0,08 mm Khe hở tối đa cho phép: 0,20 mm - Kiểm tra khe hở miệng xécmăng Tháo xéc măng cần kiểm tra ra khỏi piston. Đặt xécmăng vào trong xilanh, dùng piston đẩy cho xécmăng nằm phẳng trong xi lanh đúng vị trí quy định. Chọn căn lá có chiều dày thích hợp đưa vào khe hở miệng của xécmăng, khe hở miệng của xécmăng chính là chiều dày của căn lá đã chọn. Khe hở tiêu chuẩn:<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1<br />
<br />
xécmăng khí 0,15 – 0,25 mm xécmăng dầu 0,13 – 0,38 mm Khe hở tối đa cho phép: xécmăng khí 1,20 mm xécmăng dầu 0,98 mm - Kiểm tra khe hở lưng Dùng thước đo độ sâu để đo độ sâu của rãnh xécmăng, dùng panme để đo chiều rộng của xécmăng, hiệu số kích thước đo được chính là khe hở lưng của xécmăng. Vẽ hình, trình bày công dụng, hoạt động của cơ cấu khóa chung trong hộp số cơ khí trên ô tô. Cơ cấu này giữ một thanh trượt cố định khi kéo thanh trượt khác để gài số, nhờ vậy ta không thể vào hai số cùng một lúc. Kết cấu trên thanh trượt có các rãnh tương ứng với các số và một rãnh ở số không, khi lắp thanh trượt các rãnh của hai thanh trượt hướng vào nhau. Trên vỏ hộp số có lổ, lắp các viên bi khóa. Trên hình vẽ thanh trượt I đang ở vị trí có số, muốn gài số trên thanh trượt II, ta đưa thanh trượt I về vị trí số không, sau đó đưa thanh trượt về vị trí số cần gài. Trình bày nguyên lý làm việc, vẽ dạng xung tín hiệu của cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên sử dụng trong hệ thống đánh lửa theo sơ đồ sau: * Cấu tạo Cảm biến được đặt trong delco bao gồm một rôto có số răng bằng với số xylanh động cơ, một cuộn dây quấn quanh lõi sắt từ nằm cạnh một thanh nam châm vĩnh cữu. Cuộn dây và lõi sắt được đặt đối diện với các răng rôto và được cố định trên vỏ delco.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
Cấu tạo của cảm biến<br />
<br />
Dạng tín hiệu<br />
<br />
:<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
- Khi điện áp trên cuộn dây cảm biến bằng 0. từ trường mạnh dần lên. Sự biến thiên của từ thông xuyên qua cuộn dây sẽ tạo nên một sức điện động e. , độ biến thiên của từ trường bằng 0 và sức điện động trong cuộn dây cảm biến nhanh chóng giảm về 0. xuất hiện trong cuộn dây cảm biến có chiều ngược lại. - Sức điện động sinh ra ở hai đầu dây cuộn cảm biến phụ thuộc vào tốc độ của động cơ. Ở chế độ khởi động, sức điện động phát ra khoảng 0,5V. Ở tốc độ cao nó có thể lên đến vài chục vôn. Cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên có ưu điểm là rất bền, xung tín hiệu có dạng nhọn nên ít ảnh hưởng đến thời điểm đánh lửa. Tuy nhiên, xung điện áp ra ở chế độ khởi động nhỏ, vì vậy ở đầu vào của IC phải sử dụng transito có độ nhạy cao và phải chống nhiễu cho dây tín hiệu.<br />
<br />
Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 1 2 … Cộng II Tổng cộng (I+II)<br />
………………………….………………<br />
<br />
7<br />
<br />
3 10<br />
……………………..………<br />
<br />
, Ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
……………….……<br />
<br />
năm 2012<br />
<br />
3<br />
<br />