CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 – 2012) NGHỀ:: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Đề thi số: ĐCN - LT 27 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Vẽ sơ đồ, giải thích phương pháp khởi động và đảo chiều quay động cơ không đồng bộ một pha khởi động bằng tụ điện và cuộn dây phụ Câu 2: (1,5 điểm) Một phân xưởng có công suất 120 kW, cos = 0,6. Sử dụng lưới điện 0,4kV, tần số f = 50Hz. Xác định lượng công suất và điện dung của bộ tụ bù tại thanh cái trạm biến áp để nâng hệ số công suất cos của phân xưởng lên cos = 0,9. Câu 3: (2 điểm) Vẽ mạch điện động lực và mạch điện điều khiển hai động cơ truyền động cho hệ thống băng tải theo yêu cầu: - Khi mở máy (dùng nút nhấn M) động cơ Đ1 mở máy trực tiếp làm việc trước, sau thời gian 10s động cơ Đ2 tự động mở máy trực tiếp và làm việc. - Khi dừng máy (dùng nút nhấn D) động cơ Đ2 dừng trước, sau 10s động cơ Đ1 tự động dừng. Câu 4: (1,5 điểm) Trình bày phương pháp cấp cứu người bị điện giật. Câu 5: (3 điểm) (Câu tự chọn, do các trường biên soạn - Thời gian: 45 phút) ngày ………. tháng ……. năm ……… DUYỆT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI<br />
TIỂU BAN RA ĐỀ THI<br />
<br />
1/1<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ:.ĐIỆN CÔNG NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi : DA ĐCN - LT 27<br />
<br />
1/5<br />
<br />
Câu I. Phần bắt buộc Câu 1<br />
S CLV R<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
R S CLV<br />
<br />
0,5<br />
<br />
a) Quay thuận<br />
<br />
b) Quay ngược<br />
<br />
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ MỘT PHA CÓ CUỘN DÂY PHỤ<br />
<br />
Trong rãnh của lỏi thép stato có đặt hai bộ dây quấn. - Dây quấn chính (dây chạy, dây làm việc, R) được đấu thường xuyên vào nguồn điện. - Dây quấn phụ (dây quấn mở máy, dây đề, S) lệch với dây quấn chính 900, cuộn dây này có thể đấu thường trực vào nguồn hoặc cắt ra khi tốc độ động cơ đạt (70 - 80)% định mức. Dòng điện xoay chiều đặt vào dây quấn chính sẽ tạo ra từ trường đập mạch (là hai từ trường quay bằng nhau về trị số nhưng ngược chiều) nên động cơ không tự khởi động được. Dòng điện chạy qua cuộn dây phụ và tụ điện lệch với dòng điện Ic một góc khoảng 900 nên từ trường tổng hợp bây giờ là từ trường quay và động cơ tự khởi động được. Muốn đảo chiều quay ĐKB 1 pha ta đảo chiều dòng điện qua cuộn dây khởi động của động cơ Câu2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5 1,5<br />
<br />
- Tính tg cos 1 0,6 tg1 1,33<br />
<br />
0,25<br />
<br />
cos 2 0,9 tg 2 0,48<br />
<br />
0,25<br />
<br />
2/5<br />
<br />
- Tổng lượng công suất của bộ tụ bù: Qbù P(tg1 tg 2 )<br />
<br />
0,25 0,25 0,25<br />
<br />
Qbù 120.(1,33 0,48) 102( kVAr )<br />
- Điện dung bộ tụ bù: Qb Cb (F ) 2.. f .U 2<br />
<br />
102.10 3 Cb 2000 F 314,16.400 2<br />
<br />
0.25 2<br />
<br />
Câu 3<br />
Vẽ đúng mạch điện động lực: - Vẽ đúng mạch điện động cơ Đ1 - Vẽ đúng mạch điện động cơ Đ2 Vẽ đúng mạch điện điều khiển: - Vẽ đúng quá trình mở máy có khống chế theo thời gian - Vẽ đúng quá trình dừng máy có khống chế theo thời gian - Vẽ đúng các thiết bị bảo vệ ngắn mạch - Vẽ đúng các thiết bị bảo vệ quá tải - Vẽ đúng các ký hiệu của thiết bị theo tiêu chuẩn - Trên sơ đồ nguyên lý có đánh số theo tiêu chuẩn<br />
<br />
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Trình bày các phương pháp cấp cứu người bị điện giật.<br />
<br />
1,5<br />
<br />
3/5<br />
<br />
4<br />
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện: - Nếu nguồn hạ áp, nhanh chóng cắt nguồn điện, dùng vật cách điện gạt dây dẫn điện ra khỏi nạn nhân, hoạc dùng vật cách điện cắt đứt dây điện - Nếu nguồn điện áp cao, phải dùng ủng, gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện, đồng thời báo cho người quản lý đến cắt điện trên đường dây. - Nếu người bị nạn ở đường dây trên cao, dùng dây dẫn nối đất, làm ngắn mạch đường dây, dùng các biện pháp đỡ để chống rơi ngã. Hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân, lau sạch các chất bẩn, sau đó thực hiện theo trình tự: - Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy, để ngửa đầu về phía sau, kiểm tra khí quản có thông suốt không, lấy dị vật ra. - Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng. - Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân) - Lặp lại các thao tác trên nhiều lần Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Nếu có hai người cấp cứu thì một người hà hơi thổi ngạt, còn người kia xoa bóp tim. Người xoa bóp tim chồng hai tay lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4 đến 6 lần thì dừng lại. Để người hà hơi thổi ngạt thổi không khí vào phổi nạn nhân. Các thao tác phải làm liên tục cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu tỉnh lại.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 1 2<br />
<br />
7,0<br />
<br />
4/5<br />
<br />