intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT14)

Chia sẻ: Danh Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT14) sau đây có nội dung đề gồm 3 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT14)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐTT-LT 14 Hình thức: Thi viết Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/ giao đề)<br /> <br /> ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống điện năng tàu thuỷ? Câu 2 (4 điểm) Trình bày cấu trúc và nguyên lý làm việc của mạch điện bơm theo mức nước? (hình 1) Câu 3: (3 điểm) (Câu tự chọn, do các trường biên soạn)<br /> <br /> Hình 1: Sơ đồ mạch điện máy bơm theo mức nước ………., ngày …. tháng … năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br /> <br /> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT - LT 14 Câu I. Phần bắt buộc 1 Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống điện năng tàu thuỷ? a, Độ tin cậy của hệ thống điện năng: Đảm bảo việc cung cấp năng lượng điện cho tất cả các phụ tải trong mọi điều kiện công tác (bình thường cũng như sự cố); Hệ thống phải có khả năng tự động khởi động các máy phát sự cố hoặc dự trữ . Ngoài ra khi các thông số của hệ thống vượt quá giá trị cho phép thì các thiết bị bảo vệ phân đoạn phải hoạt động trong thời gian ngắn nhất. b, Tính cơ động: Nhằm đảm bảo việc vận hành an toàn cho tàu, đảm bảo chế độ làm hàng, đảm bảo chế độ điều động cũng như chế độ làm việc bình thường; Các thiết bị an toàn phải nhanh chóng khắc phục chỗ hỏng hóc, cho phép kiểm tra để khắc phục sai sót khi vận hành gây nên. Ngoài ra tính cơ động còn thể hiện ở chỗ khắc phục hư hỏng và sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng khi ngắt nguồn. c, Vận hành và sử dụng thuận tiện: Xây dựng sơ đồ phải đơn giản, hệ thống có cấu tạo hoàn chỉnh, thời gian sửa chữa ít, tăng thời gian vận hành thiết bị, áp dụng kĩ thuật điều khiển từ xa và tập trung, dễ phát hiện sự cố và thuận tiện cho khắc phục sự cố. d,Tính kinh tế trong khai thác: Cho phép lấy điện bờ khi tầu cập cảng; cho phép dùng máy phát đồng trục với động cơ lai chân vịt khi tàu hành trình. Đồng thời phân chia phụ tải trên tàu thành nhóm để quản lý: phụ tải rất quan trọng (TB vô tuyến điện, Ra đa,… trong đó nguồn cung cấp phải được lấy từ 2 vị trí riêng biệt 1 từ bảng điện chính, 1 từ bảng điện sự cố); phụ tải quan trọng (neo, TB phục vụ máy chính lấy nguồn tin cậy từ bảng điện chính); phụ tải không quan trọng (bếp điện, quạt gió,.. cho phép gián đoạn hoạt động khi máy phát bị quá tải) Trình bày cấu trúc và nguyên lý làm việc của mạch điện bơm theo mức nước? - Cấu trúc của hệ thống: Hình dưới mô tả một hệ thống điều khiển bơm theo mức nước (đối với các hệ thống điều khiển theo áp lực sẽ đơn giản hơn bởi vì khi đó chỉ cần sử dụng một cảm biến mà cảm biến đó có dải điều chỉnh diffirent đủ lớn theo các giá trị áp lực yêu cầu) được sử dụng rộng rãi trên tàu thủy như các hệ thống cấp nước nồi hơi, các bơm nước ngọc và nước mặn sinh hoạt, các bơm dự phòng….. Cấu trúc của hệ thống bao gồm: 3,0 0,75 Nội dung Điểm<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> + M; động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc. + RT; Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ. + K; Contator chính. + B1; Công tắc 3 vị trí để chọn chế độ làm việc. + R rơ le trung gian. + D, KD; Các nút nhấn khởi động và dừng. + CBMT, CBMC; Các cảm biến mức (hoặc áp lực …) thấp và cao + DV, DX; Đèn tín hiệu màu vàng và xanh. + BA; Biến áp cấp nguồn tín hiệu. 0,75<br /> <br /> - Nguyên lý làm việc của hệ thống: + Chế độ làm việc bằng tay: Bật công tắc chọn chế độ B1 vế vị trí HAND. ấn nút khởi động KD khi đó K và R được cấp điện đóng tiếp điểm cấp nguồn khởi động cho động cơ. + Chế độ làm việc tự động: Bật công tắc chọn chế độ B1 vế vị trí AUTO.Nếu mức nứơc trong két thấp hơn mức yêu cầu khi đó cảm biến mức thấp CBMT tác động đóng tiếp điểm lại khi đó K và R được cấp điện đóng tiếp điểm cấp nguồn khởi động cho động cơ.Khi mực nước cao hơn mức yêu cầu thì CBMT mở nhưng động cơ vẫn hoạt động vì có tiếp điểm tự duy trì của R. Khi mực nước đủ cao theo yêu cầu thì cảm biến mức cao CBMC mở ra, K và R mất điện ngắt điện làm động cơ dùng lại. Trong quá trình sử dụng mực nứơc giảm dần cho đến khi xuống thấp hơn mức yêu cầu khi đó cảm biến mức thấp CBMT tác động động cơ sẽ hoạt động trở lại. - Bảo vệ trong hệ thống: + Bảo vệ quá tải cho động cơ dùng rơ le nhiệt RT khi động cơ bị quá tải thì RT mở ra cắt nguồn vào contactor chính dùng động cơ. + Bảo vệ thấp áp và bảo vệ “0” dùng tiếp điểm tự duy trì của contactor chính. Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 1 2 Cộng II<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 7,0<br /> <br /> Tổng cộng (I+II) ………, ngày ………. tháng ……. năm ….. DUYỆT<br /> HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0