intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT33)

Chia sẻ: Danh Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT33) sau đây có nội dung đề gồm 3 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT33)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐTT - LT 33 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt kiểu kim loại kép? Câu 2: (5 điểm) Thuyết minh sơ đồ điều khiển máy nén khí của tàu Long Châu như hình 1? Câu 3: (3 điểm) (Câu tự chọn, do các trường biên soạn) ……………, ngày …. tháng ... năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br /> <br /> Hbvgf<br /> <br /> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT - LT 33 Câu 1 Điểm 2 Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt kiểu kim loại kép? + Cấu tạo rơ le nhiệt 1. Bộ phận đốt nóng. 2. Tiếp điểm thường đóng. 3. Thanh kim loại kép. (có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau). 4. Đòn bẩy. 5. Lò xo. 6. Nút ấn phục hồi. 1,0 Nội dung<br /> <br /> 2<br /> <br /> (Hình vẽ) (Giới thiệu cấu tạo) + Nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt - Nguyên lý làm việc dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. - Bộ phận đốt nóng (1) đấu nối tiếp vào mạch điện chính của thiét bị cần bảo vệ. Khi dòng điện trong mạch tăng quá mức quy định ( động cơ bị quá tải) thì nhiệt lượng toả ra làm cho tấm kim loại kép (3) cong lên phía trên ( về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ). Nhờ lực kéo của lò xo (5), đòn bẩy (4) sẽ quay và mở tiếp điểm (2). Mạch điện tự động mất điện. Bộ phận đốt nóng nguội đi -> thanh kim loại kép hết cong ->ấn nút ấn phục hồi (6) đưa rơle về vị trí cũ, tiếp điểm (2) đóng. Thuyết minh sơ đồ điều khiển máy nén khí của tàu Long Châu? 1. Giới thiệu cấu tạo:<br /> <br /> 0,5 0,5 0,3 0,7<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> 2.0<br /> <br /> Hệ thống được điều khiển bằng trạm điều khiển với các phân tử : M - Động cơ thực hiện. BA1 - Biến áp hạ áp cấp nguồn cho các khí cụ điều khiển. BA2 - H1 - Biến áp và đèn tín hiệu báo nguồn. AB - Cầu dao tự động, cấp nguồn cho hệ thống. CT - Công tắc chọn chế độ - Bằng tay hoặc tự động. C1 - Công tơ mạch chính. 83T - Rơ le thời gian, có thời gian trễ 13 giây 82T - Rơ le thời gian, có thời gian trễ 10 giây 81T - Rơ le thời gian, có thời gian trễ 13 phút 2X, 1X; RY1, RY - Các rơ le trung gian. MV - Van điện từ để xả nước đọng ở cửa xả của máy nén. TH - Tiếp điểm của Rơle nhiệt để bảo vệ máy nén khi nhiệt độ nước làm mát cao (Tiếp điểm đóng khi nhiệt độ cao hơn mức đặt trước). PS (P3 - P4) - Tiếp điểm của rơle áp lực.Tác động khi áp lực dầu bôi trơn cho máy nén thấp (tiếp điểm này đóng khi áp lực dầu bôi trơn thấp hơn mức áp lực đặt ) PS (P1 - P2) - Các tiếp điểm của rơle áp lực khống chế áp lực chai gió. Đây là các rơ le vi phân, tiếp điểm sẽ đóng khi áp lực gió trong chai giảm thấp hơn mức đặt áp lực thấp và mở ra khi áp lực gió lớn hơn mức đặt áp lực cao. B4 nút ấn đặt lại (Reset). Khi một trong số các bảo vệ nhiệt độ nước làm mát cao hoặc áp lực dầu bôi trơn thấp tác động, muốn hệ thống máy nén hoạt động trở lại (sau khi đã xử lý sự cố) cần phải ấn nút này. F3: Biến dòng đo lường. A: Các Am pe kế. PT: Các Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho máy nén . C4, C5, C6: Các cầu trì bảo vệ ngắn mạch cho hệ thống điều khiển. KĐ Và D: Các nút khởi động và nút dừng. 2.Nguyên lý hoạt động: -Chế độ không tự động: Công tắc chọn chế độ làm việc B để ở vị trí HAND. Đóng cầu dao cấp nguồn a1 đèn báo có nguồn Đ1 sáng (đèn màu vàng). Ấn nút khởi động B1 (hoặc B2). Trong hệ thống điều khiển sẽ có các hoạt động sau: Công tắc tơ C1 có điện làm đóng tiếp điểm C1a để tự duy trì nguồn cấp cho công tắc tơ C1; đèn Đ2 (màu xanh) sáng báo động cơ bắt đầu làm việc; đóng tiếp điểm C1 trong mạch chính cấp điện cho động cơ M.<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 3,0<br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Rơle thời gian 83T có điện. Sau 13s tiếp điểm 83 Ta được đóng lại, đưa mạch bảo vệ áp lực dầu bôi trơn và nhiệt độ nước làm mát máy nén vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Van điện từ MV chưa được cấp điện, cửa xả nước đọng mở, máy nén được khởi động ở chế độ nhẹ tải đồng thời nước đọng của quá trình nén trước đó được đẩy ra ngoài. Rơle thời gian (2-1) có điện. Sau 10 giây, tiếp điểm 2-1a đóng lại. Khi đó: Rơle trung gian 2X có điện và rơle thời gian (2-2) có điện. Rơle 2X có điện làm cho: Tiếp điểm 2Xa đóng lại, cấp điện cho van điện từ MV làm cửa xả nước đọng đóng lại. Tiếp điểm 2Xc đóng lại, sẵn sàng cấp nguồn cho rơ le 2X. Tiếp điểm 2XB mở ra làm cho rơle thời gian (2-1) mất nguồn cấp. Tiếp điểm (2-1a) mở ra. Rơle trung gian 2X tiếp tục được cấp nguồn qua tiếp điểm 2XC và (2-2a). 13 phút kể từ sau khi được cấp nguồn, rơle thời gian (2-2) mở tiếp điểm (2-2b) của nó làm mất nguồn cấp cho rơle trung gian 2X. Khi đó tiếp điểm 2Xa mở ra làm van điện từ MV mất nguồn cấp, cửa xả nước đọng mở để nước đọng trong máy nén được xả ra ngoài.Tiếp điểm 2XC mở ra làm mất nguồn cấp cho rơ le thời gian (2 - 2) làm tiếp điểm (2 - 2b) của rơ le này đóng lại. Tiếp điểm 2XB đóng lại cấp nguồn cho rơ le thời gian (2-1). Tuy nhiên phải 10 giây sau, tiếp điểm 2.1a) mới đóng lại để cấp nguồn cho rơle trung gian 2X và rơle thời gian (2 - 2). Khi rơ le 2X có điện các tiếp điện 2Xa, 2Xc đóng lại và 2XB mở ra. Van điện từ MV được cấp điện làm cửa xả nước đọng đóng lại. Rơ le thời gian (2 - 2) có điện để 13 phút sau sẽ lặp lại quá trình tự động xả nước đọng như đã nói ở trên. Chế độ tự động: Đặt công tác chọn chế độ ở vị trí AUTO. ấn nút khởi động B1 (hoặc B2). Rơ le trung gian 4 được cấp nguồn làm các tiếp điểm 4a đóng lại sẵn sàng cho hệ thống sẵn sàng hoạt động ở chế độ tự động. Nếu áp lực trong các chai gió đang ở mức cao (hight), các tiếp điểm của Rơ le áp lực PS(P11 - P12) mở, không có nguồn cấp cho mạch điện điều khiển. Động cơ M chưa làm việc. Nếu áp lực trong các chai gió tụt xuống mức thấp (Low) tiếp điểm PS (P11 - P12) đóng lại. Nguồn được đưa tới công tắc tơ C1, các rơ le thời gian 83T (2 - 1). Máy nén được đưa vào làm việc và quá trình tự động xả nước đọng diễn ra như đã trình bày ở trên. Khi áp lực trong các chai gió đạt đến mức cao, các tiếp điểm của rơ le áp lực PS (P11 P12) lại mở ra làm mất nguồn cấp cho mạch điều khiển. Máy nén ngừng làm<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0