intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT7)

Chia sẻ: Danh Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT7) sau đây có nội dung đề gồm 3 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Điện tàu thủy năm 2012 (Mã đề LT7)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐTT - LT 07 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Trình bày công dụng, cấu tạo của rơ le dòng điện và rơ le điện áp? Nêu các đặc điểm để phân biệt hai loại rơ le này? Câu 2: (4 điểm) Nêu các yêu cầu và các chức năng điều khiển nồi hơi trên tàu thủy? Trình bày chức năng tự động đốt lò? Câu 3: (3 điểm) (Câu tự chọn, do các trường biên soạn)<br /> <br /> …………, ngày …. tháng … năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br /> <br /> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT - LT 07 Câu Nội dung 1 Trình bày công dụng, cấu tạo của rơ le dòng điện và rơ le điện áp? Nêu các đặc điểm để phân biệt hai loại rơ le này? 1. Rơ le dòng điện + Công dụng: Rơ le dòng điện dùng để bảo vệ mạch điện như dòng điện trong mạch vượt quá giá trị nào đó đã được chỉnh định trong rơ le. Nói cách khác dùng để bảo vệ ngắn mạch hay quá tải lớn đột ngột cho mạng điện. + Cấu tạo: 0,75 Điểm 3,0 0,25<br /> <br /> Nguyên lý cấu tạo của rơle dòng điện cực đại 1- Mạch từ 2- Cuộn dây có nhiều đầu ra 3- Nắp từ động có hình chữ Z 4- Lò xo xoắn 2. Rơ le điện áp 0,25<br /> <br /> + Công dụng: Rơle điện áp dùng để bảo vệ các thiết bị điện khi điện áp đặt vào thiết bị tăng quá hoặc giảm quá mức qui định<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> Nguyên lý cấu tạo của rơle điện áp 1- lõi thép 2- cuộn dây 3- lá sắt non 4- tiếp điểm động 5- tiếp điểm tĩnh 6- lò xo phản kháng 0,25<br /> <br /> 3. Các đặc điểm để phân loại 2 loại rơle này - Cuộn dây của rơ le dòng điện có số vòng ít và tiết diện dây lớn, còn cuộn dây của rơ le điện áp có số vòng nhiều và tiết diện dây nhỏ. 2 Nêu các yêu cầu và các chức năng điều khiển nồi hơi trên tàu thủy? Trình bày chức năng tự động đốt lò? * Các yêu cầu của nồi hơi trên tàu thủy: - Sử dụng an toàn là yêu cầu quan trọng nhất vì rằng không những khi nồi hơi hỏng làm cho tàu không chạy được, thậm chí gây ra tai nạn cho tàu, do đó nồi hơi tàu thuỷ thường dùng các kiểu nồi hơi cấu tạo bền, chắc, đã qua thử thách lâu dài. - Gọn, nhẹ, dễ bố trí lên tàu nhằm tăng trọng tải, mở rộng tầm xa hoạt động<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 4,0 1, 5 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> của tầu. Do đó nồi hơi dùng loại có dung tích lò lớn, năng suất bốc hơi lớn, lưu tốc khí lò nhanh, số bầu nồi ít, đường kính bầu nồi và ống bé để đảm bảo độ dầy và trọng lượng. - Cấu tạo đơn giản, bố trí nơi không gian thoáng mát, tiện việc coi sóc, sửa chữa, ít mục rỉ, sử dụng đơn giản vì người sử dụng trên tàu thường thay đổi luôn - Tính kinh tế cao, đảm bảo hiệu suất ở toàn tải. - Tính cơ động cao, thời gian nhóm lò lấy hơi nhanh, có thể nhanh chóng thay đổi tải để thích ứng với chế độ làm việc của động cơ. Khi điều chỉnh vị trí tầu, áp suất và nhiệt độ hơi nước vẫn ổn định, mặc dù khi ấy nhiệt độ nước cấp nồi thường biến đổi. Khi cần thiết có khả năng quá tải từ 25 đến 45%. Khi tầu nghiêng, lắc ngang 300, nghiêng, lắc dọc 120 bảo đảm các mặt hấp nhiệt không bị nhô lên khỏi mặt nước. * Các chức năng điều khiển của nồi hơi trên tàu thủy<br /> - Tự động cấp nước nồi - Tự động hâm dầu đốt - Tự động điều khiển đốt nồi - Tự động điều chỉnh áp suất hơi trong nồi hơi - Tự động kiểm tra, giám sát, và bảo vệ nồi hơi<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25 0, 5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> * Chức năng tự động đốt lò:<br /> Để thực hiện quá trình đốt lò thì trong hệ thống nồi hơi phải có thiết bị thực hiện theo một chương trình nhất định và chương trình đó không thể đảo ngược được. Thiết bị này có thể dùng động cơ lai bộ cam chương trình, có thể dùng rơ le chương trình bán dẫn, vi mạch, PLC. Quá trình đốt lò tuân theo hai giai đoạn như sau: 1. Quá trình chuẩn bị đốt lò: + Mức nước trong nồi hơi phải đảm bảo: hmin3  h  hmax + Nhiệt độ dầu đốt phải đảm bảo: t0 min  t0  t0max + Áp suất dầu phải đảm bảo(do hệ thống nhiên liệu thực hiện) + Quạt gió không có sự cố + Toàn bộ hệ thống không có sự cố. Nếu có sự cố trước đó thì phải khắc phục sự cố và đặt lại hệ thống. + Vòi phun không bị tắc, bẩn... 2. Giai đoạn đốt lò: Tuần tự theo chương trình nhất định.<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Bước 1: Phát lệnh đốt (do con người thực hiện) Bước 2: Quạt gió hoạt động, mở cửa gió, thổi sạch khí lưu trữ, khí dễ nổ ra khỏi lò để đảm bảo an toàn đồng thời cấp ô xi cho lò. Bước 3: Đóng bớt cửa gió để cho quá trình cháy dễ dàng, cấp điện cho biến áp đánh lửa, bơm dầu mồi hoặc dầu đốt đã được hâm nóng * Nếu lò cháy thành công, có ngọn lửa xuất hiện thì tế bào quang điện sẽ phát hiện gửi tín hiệu đến bộ rơ le cảm biến ngọn lửa, cấp tín hiệu đến rơ le trung gian phát hiện lửa tác động ngắt biến áp đánh lửa (bơm dầu mồi chuyển sang bơm dầu đốt nếu có), đồng thời đưa ra tín hiệu báo cháy thành công và thiết bị chương trình dừng lại ở một vị trí nào đó sau khi đã kết thúc quá trình điều khiển, cửa gió được mở lớn hơn, lượng gió được phun vào lò nhiều hơn. * Nếu cháy không thành công thì tự động dừng đốt lò theo trình tự sau: 1. Cắt van dầu ngừng cấp dầu vào trong buồng đốt 2. Tắt biến áp đánh lửa 3. Quạt gió vẫn tiếp tục hoạt động thêm một thời gian nữa để thổi sạch khí lưu trữ trong lò để chuẩn bị cho lần đốt sau thì mới được dừng; 4. Thiết bị chương trình lại có điện hoạt động chở lại để quay về trạng thái ban đầu chuẩn bị cho lần đốt sau, đồng thời có đèn báo cháy không thành công sáng. Hệ thống có thể thiết kế tự động đốt lại từ 3 đền 4 lần và đến lần cuối cùng đốt không thành công thì có tín hiệu phát ra báo động chung cho người trực ca biết. Có hệ thống cần phải reset bởi người vận hành nếu quá trình đốt đã có lỗi<br /> <br /> 0,25 0,25 0,75<br /> <br /> 0,25 3,0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Câu tự chọn …………….., ngày ... tháng … năm 2012 DUYỆT<br /> HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2