intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNTRƯỜNG THPT CỬA TÙNG Môn: Công nghệ - Lớp 11 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7điểm) Câu 1. Khổ giấy A1 có kích thước là bao nhiêu (mm)? A. 841 x 594. B. 420 x 297. C. 594 x 420. D. 297 x 210. Câu 2. Nét liền đậm dùng để vẽ: A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 3. Tỉ lệ là: A. Gồm tỉ lệ phóng to, tỉ lệ thu nhỏ và tỉ lệ nguyên hình. B. Một số được thể hiện trên bản vẽ, và có thể là số thập phân. C. Tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó. D. Tỉ số giữa kích thước thực của vật thể và kích thước trên hình biểu diễn. Câu 4. Nếu chữ kỹ thuật có chiều cao 7 mm thì chiều rộng của nét chữ là: A. 0,35 mm. B. 0,7 mm. C. 0,5 mm. D. 1,4 mm. Câu 5. Đường gióng kích thước được vẽ bằng: A. Nét liền mảnh, song song với phần tử cần ghi kích thước. B. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử cần ghi kích thước. C. Nét liền đậm, song song với phần tử cần ghi kích thước. D. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử cần ghi kích thước. Câu 6. Cách ghi kích thước nào đúng? 31 31 31 31 A. B. C. D. Câu 7. Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trái ta được: A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng. Câu 8. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu đứng có hướng chiếu: A. Từ phải qua. B. Từ trên xuống. C. Từ trái qua. Trang 1
  2. D. Từ trước vào. Câu 9. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, các hướng chiếu lần lượt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu? A. Song song với nhau. B. Vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. C. Đồng quy tại tâm chiếu. D. Xiên góc với mặt phẳng hình chiếu Câu 10. Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể? A. Chiều dài và chiều cao. B. Chiều dài và chiều rộng. C. Chiều rộng và chiều ngang. D. Chiều cao và chiều rộng. Câu 11. Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất thì: A. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay phải 900. B. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay trái 900. C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay lên 900. D. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay xuống 900. Câu 12. Hình chiếu bằng của hình trụ là hình tròn thì hình chiếu đứng của hình trụ đó là: A. Hình chữ nhật. B. Hình tròn. C. Hình tam giác. D. Hình thoi. Câu 13. Mặt phẳng cắt là: A. Mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần. B. Mặt phẳng tưởng tượng song song với nhiều mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần C. Mặt phẳng tưởng tượng vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần D. Mặt phẳng tưởng tượng vuông góc với nhiều mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần Câu 14. Hình cắt là: A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm sau mặt phẳng cắt. C. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trước mặt phẳng cắt. D. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm sau mặt phẳng cắt. Câu 15. Đường gạch gạch ở trên mặt cắt có đặc điểm: A. Các đường vẽ bằng nét liền mảnh, vẽ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường bao hoặc đường trục. B. Các đường vẽ bằng nét liền đậm, vẽ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường bao hoặc đường trục. C. Các đường vẽ bằng nét liền mảnh, vẽ song song với nhau và nghiêng 300 so với đường bao hoặc đường trục. D. Các đường vẽ bằng nét liền đậm, vẽ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường bao hoặc đường trục. Câu 16. Khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng thì hình cắt tương ứng sẽ được biểu diễn trên: A. Hình chiếu đứng. B. Hình chiếu cạnh. C. Hình chiếu bằng. D. Cả 3 đều sai. Câu 17. Sự khác nhau mặt cắt chập và mặt cắt rời là: A. Mặt cắt rời vẽ lên hình chiếu tương ứng, mặt cắt chập vẽ bên ngoài hình chiếu. Trang 2
  3. B. Mặt cắt chập vẽ lên hình chiếu tương ứng, mặt cắt rời vẽ bên ngoài hình chiếu. C. Mặt cắt chập vẽ lên hình chiếu tương ứng, mặt cắt rời vẽ bên dưới hình chiếu. D. Mặt cắt chập vẽ bên phải hình chiếu tương ứng, mặt cắt rời vẽ bên ngoài hình chiếu. Câu 18. Dấu hiệu để nhận biết hình cắt cục bộ là: A. Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. B. Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét liền mảnh. C. Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng. D. Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét liền đậm. Câu 19. Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn: A.Vật thể đối xứng. B. Hình dạng bên trong của vật thể. C. Hình dạng bên ngoài của vật thể. D. Tiết diện vuông góc của vật thể. Câu 20. Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn: A. Vật thể có tính đối xứng. B. Hình dạng bên trong của vật thể. C. Hình dạng bên ngoài của vật thể. D. Tiết diện vuông góc của vật thể. Câu 21. Hình vẽ nào dưới đây là mặt cắt của vật thể? A. B. C. D. Câu 22. Khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh thì hình cắt sẽ được biểu diễn tương ứng trên: A. Hình chiếu đứng. B. Hình chiếu cạnh. C. Hình chiếu bằng. D. Cả 3 đều sai. Câu 23. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể, được xây dựng bằng: A. Phép chiếu song song. B. Phép chiếu vuông góc. C. Một loại phép chiếu khác. D. Phép chiếu xuyên tâm. Câu 24. Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc là: A. p = q = r =1 B. p = q = 1; r =0.5 C. p = r =1 ; q = 0.5 D. p =0.5 ; q = r =1 Câu 25. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng: A. q = r = 1; p = 0,5. B. p = r = q= 1. C. p = q = 1; r = 0,5. D. p = r = 1; q = 0,5. Câu 26. Góc trục đo của hình chiếu trục đo xiên góc cần có: A. X’O’Y’ = Y’O’Z’= 900 ; X’O’Z’= 1350 B. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 ; X’O’Z’= 900 C. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’= 1200 D. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’= 1350 Câu 27. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt phẳng tọa độ là các hình elip có hướng khác nhau và có: (trong đó là d đường kính của đường tròn) A. Trục dài bằng 0.71d và trục ngắn bằng 2.11d. B. Trục dài bằng 2,11d và trục ngắn bằng 0,71d. Trang 3
  4. C. Trục dài bằng 0.71d và trục ngắn bằng 1.22d. D. Trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d. Câu 28: Sự khác nhau giữa hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân là: A. Hướng chiếu, hệ số biến dạng, hệ trục tọa độ B. Hướng chiếu. C. Hệ trục tọa độ, hệ số biến dạng. D. Hệ số biến dạng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Cho vật thể như hình vẽ. Em hãy : Câu 1.Vẽ hình cắt toàn bộ của vật thể. (1 điểm) Câu 2.Vẽ hình chiếu bằng của vật thể. (1 điểm) Câu 3. Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể. (1 điểm) (theo phương pháp chiếu góc thứ nhất) Trang 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0