intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÔNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: ……………………….. MÔN: CÔNG NGHỆ 7 Lớp: 7 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) Điểm Nhận xét của thầy (cô) giáo. I/ TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1.Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không phải là lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam? A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. B.Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt. C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt. D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt. Câu 2. Đâu không phảilà vai trò của trồng trọt A. cung cấp phân bón cho trồng trọt. B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. C. cung cấp nông sản cho sản xuất. D. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Câu 3.Một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam là A. cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ. B. cây ăn quả, cây rau, cây lương thực, cây thuốc, cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ. C. cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc. D. cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ. Câu 4. So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây? A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn. B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn. C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn. D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn. Câu 5.Mộtsốphươngthứctrồngtrọtphổbiếnởnướcta là trồng trọt A. ngoài tự nhiên và kết hợp.
  2. B. ngoài tự nhiên và trong nhà có mái che. C. ngoài tự nhiên, trong nhà có mái che và kết hợp. D. trong nhà có mái che và kết hợp. Câu 6.Ởnước ta có những ngành nghề trồngtrọt nào phổ biến? A. Kĩ sư trồng trọt và kĩ sư chọn giống cây trồng. B. Kĩ sư trồng trọt và kĩ sư bảo vệ thực vật. C. Kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vậtvà kĩ sư chọn giống cây trồng. D. Kĩ sư bảo vệ thực vậtvà kĩ sư chọn giống cây trồng. Câu 7. Làm đất trồng cây gồm có công việc chính nào? A. Cày đất. B. Lên luống. C. Bừa/dập đất. D. Cày đất, lên luống, bừa/dập đất. Câu 8. Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây? A. Cây công nghiệp. B. Cây ăn quả. C. Cây lương thực (lúa, ngô). D. Cây lấy gỗ. Câu 9. Khi trồng cây con, để giúp cây đứng vững cần phải A. bón phân cho cây ngay sau khi trồng. B. vun gốc ngay sau khi trồng. C. đào hố thật sâu. D. trồng cây với mật độ thật dày. Câu 10. Dặm cây nhằm mục đích gì? A. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. B. Loại bỏ các cây trồng bị sâu, bệnh. C. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng. D. Nâng cao chất lượng nông sản. Câu 11. Nên tưới nước cho cây trồng vào thời gian nào trong ngày? A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa. B. Buổi trưa hoặc buổi chiều muộn. C. Vào bất kì thời gian nào trong ngày. D. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Câu 12. Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu13. Nhược điểm của biện pháp hóa học là A. khó thực hiện, tốn tiền. B. gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái. C. hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của. D. ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch. Câu 14. Ưu điểm của biện pháp sinh học là A. hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường. B. rẻ tiền, chi phí đầu tư ít. C. hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường. D. hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường. Câu 15. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là đúng nhất? A. Thu hoạch càng sớm càng tốt. B. Thu hoạch đúng thời điểm. C. Thu hoạch càng muộn càng tốt. D. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng.
  3. Câu 16. Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt phổ biến? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II/ TỰ LUẬN:(6,0 điểm) Câu 17. (1.5 điểm) Nêu các phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam? Câu 18. (2.0 điểm) Em hãy mô tả quy trình làm đất để trồng một loại hoa tại khuôn viên trường mà em biết? Câu 19. (1.5 điểm) Hãy trình bày mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc bón phân lót. Câu 20. (1.0 điểm) Vì sao sau khi tuốt lúa lại cần phải phơi thóc hoặc đem thóc đi sấy ngay mà không để thóc tươi và đánh đống lại? HẾT Người ra đề Người duyệt đề Huỳnh Văn Đức
  4. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP:7 I/ TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Mỗi câu đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp B A A D C C D C B C D C B A B D án II/ TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 17: (1.5 điểm) - Trồng trọt ngoài tự nhiên. (0,5 điểm) - Trồng trọt trong nhà có mái che. (0,5 điểm) - Trồng trọt kết hợp. (0,5 điểm) Câu 18: (2,0 điểm) - Chuẩn bị: + Đất trồng có độ pH ở mức trung tính, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, không chứa mầm sâu bệnh. (0,5 điểm) + Phân bón như phân hữu cơ, phân chuồng ủ. (0,5 điểm) - Thực hiện: + Bạn đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên trộn đều với nhau và tiến hành trồng hoa. (0,5 điểm) + Hoặc sau khi trồng hoa xuống đất, bạn bón phân xung quanh rìa đất rồi lấp đất lại. (0,5 điểm) Câu 19: (1.5 điểm) - Chuẩn bị sẵn "thức ăn" cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu.(0,75 điểm) - Loại phân thường dùng để bón lót là phân hữu cơ hoặc phân lân. Phân bón được rắc đều lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc trồng cây. (0,75 điểm) Câu 20: (1.0 điểm) - Khi tuốt lúa lại cần phải phơi thóc hoặc đem thóc đi sấy ngay mà không để thóc tươi và đánh đống lại vì: + Hạt thóc sau khi tuốt thường có độ ẩm cao vì vậy, nếu đánh đống lại thóc sẽ hô hấp mạnh dẫn đến bị hao hụt và giảm chất lượng gạo. (0,5 điểm) + Đem thóc đi phơi hoặc sấy làm cho độ ẩm trong hạt thóc giảm xuống, thóc không bị hao hụt và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản. (0,5 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2