intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM 2022- 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN ĐỊA LÝ 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 001 Họ, tên học sinh:..................................................................Số báo danh: ............................. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(7 ĐIỂM) Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố A. không đồng đều. B. khắp lãnh thổ. C. phân tán, lẻ tẻ. D. theo điểm cụ thể. Câu 2. Đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. Hải cảng. B. Hòn đảo. C. Các dãy núi. D. Đường biên giới. Câu 3. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. nền chất lượng . C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ. Câu 4. Để thể hiện luồng di dân trên bản đồ cần phải dùng phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp chấm điểm. B. Phương pháp kí hiệu. C. Phương pháp bản đồ biểu đồ. D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Câu 5. Hình thức biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ của phương pháp chấm điểm là A. các điểm chấm trên bản đồ. B. những mũi tên trên bản đồ. C. các biểu đồ trên bản đồ. D. các ký hiệu trên bản đồ. Câu 6. Trong phương pháp kí hiệu, để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thường đặt A. các mũi tên vào đúng vị trí của đối tượng. B. các kí hiệu vào đúng vị trí của đối tượng. C. các chấm điểm vào đúng vị trí của đối tượng. D. các biểu đồ vào đúng phạm vi của lãnh thổ đó. Câu 7. Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm A. phân bố phân tán, lẻ tẻ. B. phân bố tập trung theo điểm. C. phân bố ở phạm vi rộng. D. phân bố theo tuyến. Câu 8. Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm A. phân bố tập trung theo điểm. B. phân bố ở những khu vực nhất định. C. phân bố ở phạm vi rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ. Câu 9. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện A. tính chất của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. B. chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. C. giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. D. động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. Câu 10. Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình A. tròn. B. elip. C. thoi. D. vuông. Trang 1/3 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  2. Câu 11. Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong múi giờ số mấy? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 12. Trong Hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây nằm xa Mặt trời nhất? A. Thủy tinh. B. Mộc tinh. C. Thổ tinh. D. Hải vương tinh. Câu 13. Đường chuyển ngày quốc tế được lấy theo kinh tuyến nào sau đây? A. 0°. B. 180°. C. 90°T. D. 90°Đ. Câu 14. Giờ quốc tế được tính theo múi giờ số mấy? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 6. C. Múi giờ số 12. D. Múi giờ số 18. Câu 15. Nếu đi từ đông sang phía tây qua kinh tuyến 180o thì A. tăng thêm 1 ngày lịch. B. lùi lại 1 giờ C. tăng thêm 1 giờ. D. lùi lại 1 ngày lịch. Câu 16. Theo quy ước, nếu đi từ tây sang đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì A. tăng thêm một ngày lịch. B. lùi lại một ngày lịch. C. tăng thêm hai ngày lịch. D. lùi lại hai ngày lịch. Câu 17. Nguyên nhân nào là chủ yếu sinh ra hiện tượng ngày, đêm luân phiên ở mọi nơi trên Trái Đất? A. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục. B. Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời và có hình tròn. C. Trái Đất tự quay quanh trục hết 24h và có hình tròn. D. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh Mặt Trời. Câu 18. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm A. người ở vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau. B. người ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau. C. người ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao như nhau D. mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau. Câu 19. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là A. mảng kiến tạo. B. mảng lục địa. C. mảng đại dương. D. vỏ trái đất. Câu 20. Thạch quyển là lớp vỏ cứng của trái đất bao gồm vỏ trái đất và A. vỏ lục địa. B. man ti trên. C. manti dưới. D. vỏ đại dương. Câu 21. Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo? A. Vỏ Trái Đất. B. Lớp Manti trên. C. Lớp Manti dưới. D. Nhân Trái Đất. Câu 22. Trong các đứt gãy, bộ phận được trồi lên gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. địa tầng. D. nâng lên. Câu 23. Nội lực là lực phát sinh từ A. bên trong Trái đất. B. nhân của Trái đất. C. bức xạ của Mặt trời. D. bên ngoài Trái đất. Câu 24. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. B. nguồn năng lượng từ đại dương. C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. D. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân. Trang 2/3 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  3. Câu 25. Địa hình khoét mòn ở các hoang mạc là do A. băng hà. B. nước chảy trên mặt. C. gió. D. Sóng biển. Câu 26. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là A. vận động theo phương nằm ngang. B. vận động theo phương thẳng đứng. C. năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. sự di chuyển các dòng vật chất. Câu 27. Ngoại lực là A. lực phát sinh từ các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. C. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. D. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất. Câu 28. Vận động nâng lên, hạ xuống ở nhiều nơi trên lớp vỏ Trái Đất được gọi là A. hiện tượng uốn nếp. B. vận động theo phương nằm ngang. C. hiện tượng động đất. D. vận động theo phương thẳng đứng. II/PHẦN TỰ LUẬN:(3ĐIỂM) 1/Bảng sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ ở bán cầu bắc (Đơn vị: 0C) Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm 0 24,5 0 0 25,0 20 0 20,4 30 0 14,0 40 0 5,4 50 0 -0,6 60 0 -10,4 70 ….…………. …………… Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc. ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM GIỮA KÌ I ĐỊA LÍ 10 NĂM HỌC 2022-2023 I/PHẦN TRẮC NGHIỆM: MÃ ĐỀ 001: 1D 2A 3C 4D 5A 6B 7A 8B 9C 10B 11C 12D 13B 14A 15A 16B 17A 18B 19A 20B 21B 22B 23A 24A 25C 26C 27C 28D MÃ ĐỀ 002: 1C 2C 3D 4D 5A 6C 7D 8A 9A 10A 11B 12A 13B 14A 15B 16C 17B 18C 19D 20B 21B 22A 23B 24B 25B 26A 27A 28C MÃ ĐỀ 003: 1A 2B 3A 4B 5C 6D 7A 8C 9D 10B 11C 12D 13B 14A 15A 16B 17A 18B 19A 20A 21C 22C 23C 24D 25B 26A 27B 28B MÃ ĐỀ 004: 1D 2B 3A 4A 5B 6D 7A 8C 9D 10A 11C 12C 13C 14D 15B 16A 17B 18C 19B 20C 21A 22B 23A 24B 25B 26B 27A 28A MÃ ĐỀ 005: 1B 2C 3D 4A 5B 6A 7B 8C 9B 10A 11A 12B 13A 14B 15A 16B 17D 18B 19B 20A 21A 22D 23A 24C 25D 26C 27C 28C MÃ ĐỀ 006: 1C 2C 3D 4A 5B 6A 7B 8C 9B 10D 11A 12C 13C 14D 15B 16A 17A 18C 19D 20B 21A 22B 23A 24B 25B 26B 27A 28A MÃ ĐỀ 007: 1C 2B 3C 4D 5D 6A 7C 8D 9A 10B 11A 12B 13B 14A 15A 16B 17A 18B 19B 20A 21A 22C 23C 24C 25D 26B 27A 28B MÃ ĐỀ 008: 1B 2B 3B 4D 5A 6C 7D 8A 9C 10B 11C 12D 13C 14C 15C 16B 17A 18A 19B 20A 21B 22A 23A 24A 25D 26B 27A 28B II/PHẦN TỰ LUẬN: Nhiệt độ trung bình năm cao ở các vĩ độ xích đạo và chí tuyến, giảm dần về cực.(dẫn chứng) (2điểm) Do Trái Đất có dạng hình cầu, nên góc tạo bởi tia sáng Mặt Trời với tiếp tuyến của nó tại bề mặt Trái Đất (góc nhập xạ) nhỏ dần từ Xích đạo về cực.(1điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0