intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)

  1. SỞ GIÁO DỤC &ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT Môn: Địa lí, Lớp 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh (Lớp):…………………………. MÃ ĐỀ 000 Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm môn Địa lí? A. Gồm địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội độc lập với nhau. B. Gồm địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội gắn bó với nhau. C. Chỉ phản ánh được mặt xã hội. D. Chỉ phản ảnh được mặt tự nhiên. Câu 2: Phát biểu nào sau đây không phải vai trò của môn Địa lí? A. Cung cấp kiến thức cơ bản. B. Định hướng những nghề nghiệp. C. Giúp ta biết cách ứng xử và thích nghi với những thay đổi. D. Giúp hạn chế giao lưu với các nước khác để tránh phụ thuộc. Câu 3: Trong phương pháp kí hiệu, để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thường đặt A. các mũi tên vào đúng vị trí của đối tượng. B. các kí hiệu vào đúng vị trí của đối tượng. C. các chấm điểm vào đúng vị trí của đối tượng. D. các biểu đồ vào đúng phạm vi của lãnh thổ. Câu 4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí A. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính. B. trong một khoảng thời gian nhất định. C. được phân bố ở các vùng khác nhau. D. được sắp xếp thứ tự theo thời gian. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về bản đồ số? A. Đã thay thế hoàn toàn bản đồ truyền thống. B. Có nhiều ứng dụng trong đời sống và học tập. C. Truyền tải vị trí, hình ảnh trực tiếp, chính xác. D. Kém linh hoạt do thông tin đã được cố định. Câu 6: GPS xác định chính xác vị trí của vật thể dựa vào A. quỹ đạo chuyển động của Trái Đất. B. hệ thống các vệ tinh nhân tạo. C. các trạm theo dõi và quan sát. D. thiết bị xử lí thông tin vật thể. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về vỏ Trái Đất? A. Vỏ đại dương có độ dày khoảng 5km. B. Vỏ lục địa có độ dày khoảng 5 km. C. Vỏ đại dương có độ dày khoảng 70 km. D. Vỏ lục địa và đại dương đồng nhất về độ dày. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về vỏ Trái Đất? A. Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. Vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương. C. Vỏ đại dương dày hơn vỏ lục địa. D. Cấu tạo chủ yếu là đá và khoáng vật. Câu 9: Tại hai cực của Trái Đất, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào? A. Ngày dài, đêm ngắn. B. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm. C. Ngày, đêm bằng nhau. D. Chỉ có ngày địa cực, đêm địa cực. Câu 10: Nguyên nhân nào là chủ yếu sinh ra hiện tượng ngày, đêm luân phiên ở mọi nơi trên Trái Đất? A. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục. B. Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời và có hình tròn. C. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục hết 24 giờ và có hình tròn. Câu 11: Bề mặt Trái Đất được chia ra làm bao nhiêu múi giờ? A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về thạch quyển? A. Gồm vỏ Trái Đất và toàn bộ lớp man-ti. B. Độ dày của thạch quyển không đồng nhất. C. Thạch quyển ở lục địa mỏng hơn đại dương. D. Thành phần chủ yếu là vật chất quánh dẻo. Câu 13: Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên. B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể gần Trái Đất. C. do Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó. D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời. Câu 14: Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực? 1
  2. A. Nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy. B. Nâng lên, hạ xuống, bóc mòn, vận chuyển. C. Uốn nếp, đứt gãy, bồi tụ, vận chuyển. D. Uốn nếp, đứt gãy, xâm thực, bóc mòn. Câu 15: Bóc mòn là quá trình A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó. B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. C. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ. D. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu. Câu 16: Ngoại lực là A. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất. B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. C. lực phát sinh từ các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? A. Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông. B. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa. C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương. D. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa. Câu 18: Frông là mặt ngăn cách giữa hai A. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. B. khu vực áp cao khác biệt nhau về trị số áp. C. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau. D. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho thông tin sau: Môn Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tạo cơ sở vững chắc để các em tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan; đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường. a,Môn địa lí giúp chúng ta định hướng tốt hơn về nghề nghiệp. b,Địa lí giúp học sinh thêm yêu và tự hào về đất nước. c,Môn địa lí chỉ có vai trò quan trọng với đời sống. d,Việc bảo về môi trường không liên quan đến môn địa lí. Câu 2: Cho đoạn thông tin sau Trong ngành giao thông GPS được dùng để xác định vị trí phương tiện, quản lí điểm đi điểm đến, tốc độ của phương tiện; tính giá cước vận tải, theo dõi tuyến đường và điều phối đội xe nhằm tối đa hoá hiệu quả hoạt động;… a) GPS chỉ được dùng để tính giá cước vận tải. b) GPS là thiết bị chỉ dùng cho đường hàng không. c) Giao thông sẽ ngừng hoạt động nếu không có hệ thống GPS. d) Trong ngành giao thông GPS được ứng dụng trong nhiều hoạt động. Câu 3. Cho thông tin sau: Do trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về hai cực. Từ vòng cực về cực có hiện tượng "đêm trắng". Thành phố Xanh Pê-téc-bua nằm ở vĩ độ cao, gần vòng cực Bắc. Xanh Pê-téc-bua thu hút khách du lịch với hiện tượng “đêm trắng". a,"Đêm trắng” có thời gian ban đêm diễn ra rất ngắn. b,"Đêm trắng" diễn ra chủ yếu ở khu vực từ xích đạo đến vòng cực. c) "Đêm trắng" diễn ra vào mùa hạ ở Xanh Pê-téc-bua. d, Có hiện tượng “đêm trắng" do địa điểm này nằm hoàn toàn trước đường phân chia sáng tối. Câu 4. Cho thông tin sau: Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới đã biết, nằm tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng và là một hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới với Lào. a) Hang Sơn Đoòng là sản phẩm của quá trình ngoại lực. b) Phong hóa vật lí là quá trình chủ đạo tạo ra hang động. c) Hang động thường xuất hiện ở những nơi đá khó hòa tan. d) Hang động là kết quả của sự hoà tan đá vôi do nước. 2
  3. Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1. Biết rằng bản đồ có tỉ lệ là 1: 9000 000. Hãy cho biết 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? Câu 2. Biết rằng bản đồ có tỉ lệ 1 : 1 000 000, khoảng cách từ điểm A đến điểm B trên bản đồ đó là 5 cm. Hãy cho biết khoảng cách từ A đến B trên thực địa là bao nhiêu km? Câu 3. Khi ở thành phố Luân Đôn (múi giờ số 0) đang là 3 giờ thì cùng lúc đó ở thành phố Bắc Kinh (múi giờ số 8) là mấy giờ? Câu 4. Khi ở thành phố Luân Đôn (múi giờ số 0) đang là 6 giờ thì cùng lúc đó ở thành phố Bắc Kinh (múi giờ số 8) đang là mấy giờ? Câu 5. Khi ở thành phố Mát-xcơ-va (múi giờ số 3) đang là 5 giờ thì cùng lúc đó thành phố Hà Nội (múi giờ số 7) là mấy giờ? Câu 6. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng tại Lạng Sơn năm 2021 (Đơn vị: 0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 13,7 18,7 22,1 24,5 26,7 26,2 25,8 26,0 24,7 21,8 19,0 15,6 độ (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2020, NXB thống kê Việt Nam, 2021) Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt độ năm tại Lạng Sơn (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của 0C). …………………HẾT………………. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2