intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PT DTNT huyện Ia H'Drai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PT DTNT huyện Ia H'Drai” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PT DTNT huyện Ia H'Drai

  1. SỞ GD & ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 PH.TRƯỜNG PTDTNT TỈNH Môn: Địa lí. Lớp 12 TẠI HUYỆN IA H’DRAI Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề MÃ ĐỀ 112 Họ và tên học sinh…………………………………......................... Lớp……… ĐỀ Câu 1. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi là nhờ A. giáp Biển Đông. B. nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. C. hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Câu 2. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do A. hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra khắp nơi. B. chính sách bảo vệ rừng. C. phá rừng để nuôi tôm. D. mưa, bão, lũ lụt kéo dài. Câu 3. Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển là đặc điểm địa hình của A. đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ. B. đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. C. đồng bằng sông Cửu Long D. đồng bằng sông Hồng. Câu 4. Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta A. mang tính khắt nghiệt. B. mang tính hải dương, điều hòa hơn. C. mùa hạ nóng, khô; mùa đông lạnh, mưa nhiều. D. phân hóa thành 4 mùa rõ rệt. Câu 5. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. B. lãnh thổ kéo dài nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. C. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. Câu 6. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là A. Bắc Trung Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Vịnh Bắc Bộ. Câu 7. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 13, 14, cho biết: Cao nguyên nào sau đây thuộc vùng núi Trường Sơn Nam A. CN. Sơn La B. CN. Tà Phình. C. CN. Mộc Châu. D. CN. Đăk lăk. Câu 8. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển là A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền kinh tế. D. nội thủy. Câu 9. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết: Đi từ tây sang đông của vùng núi Đông Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. Mã đề 112 Trang 1
  2. B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C. Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều. D. Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Bắc Sơn. Câu 10. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết: Dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc – đông nam A. Ngân Sơn B. Sông Gâm. C. Đông Triều. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 11. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là A. Ngọc Linh. B. Tây Côn Lĩnh. C. Bạch Mã. D. Phanxipăng. Câu 12. Hướng vòng cung là hướng chính của vùng núi A. Nam Trường Sơn. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Bắc Trường Sơn. Câu 13. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào? A. Quảng Ngãi. B. Khánh Hòa. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Đà Nẳng Câu 14. Sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây trong cấu trúc địa hình nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng núi A. Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc. Câu 15. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết quốc gia nào không có chung Biển Đông với nước ta? A. Xingapo. B. Mianma. C. Thái Lan. D. Brunây. Câu 16. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết đường biên giới trên đất liền của nước ta giáp với các quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. B. Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma. C. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma. D. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. Câu 17. Hai bể trầm tích có trữ lượng lớn nhất nước ta là A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. B. Sông Hồng và Trung Bộ. C. Cửu Long và Sông Hồng. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai. Câu 18. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết các cao nguyên của vùng Tây Bắc xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt là A. Sín Chải, Tả Phình, Mộc Châu, Sơn La. B. Tả Phình, Sín chải, Sơn La, Mộc Châu. C. Sơn la, Mộc Châu. Tả Phình, Sín Chải. D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tả Phình. Câu 19. Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở vùng núi A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 20. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi A. Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc. Câu 21. Ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là A. Dãy Bạch Mã. B. Dãy Hoành Sơn. C. Dãy Con Voi. D. Dãy Hoàng Liên Sơn. Câu 22. Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong số các biển ở Thái Bình Dương? A. Thứ ba. B. Thứ hai. C. Thứ tư. D. Thứ nhất. Câu 23. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất A. nhiệt đới ẩm gió mùa. B. ôn đới gió mùa. C. cận nhiệt đới gió mùa. D. cận xích đạo gió mùa. Câu 24. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của khu vực Mã đề 112 Trang 2
  3. A. Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Vịnh Thái Lan. Câu 25. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. B. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông. C. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. D. khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Câu 26. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển? A. Ninh Bình B. Long An C. Bạc Liêu D. Quảng Nam Câu 27. Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. Vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh. B. Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan. C. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. D. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ. Câu 28. Căn cứ vào át lát Địa lí Việt Nam trang 23: Đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y D. Bờ Y, Lao Bão, Cầu Treo, Tân Trang. Câu 29: Cho số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA THỜI KÌ 1983 - 2017(Đơn vị: triệu ha) Năm Tổng diện tích rừng Trong đó Rừng tự nhiên Rừng trồng 1983 7,2 6,8 0,4 2017 14,4 10,2 4,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng với tình hình diện tích rừng nước ta giai đoạn 1983 - 2017? A. Tổng diện tích rừng giảm. B. Diện tích rừng trồng tăng. C. Độ che phủ rừng giảm. D. Diện tích rừng tự nhiên giảm Câu 30: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018 Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 999,7 6 085,5 Trung du và miền núi Bắc Bộ 631,2 3 590,6 Tây Nguyên 245,4 1 375,6 Đông Nam Bộ 270,5 1 423,0 Đồng bằng sông Cửu Long 4 107,4 24 441,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng với năng suất lúa của các vùng ở nước ta năm 2018? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Tây Nguyên. C. Tây Nguyên cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng cao nhất, Đông Nam Bộ thấp nhất. ------ HẾT ------ Mã đề 112 Trang 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2