intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2023-2024 TỔ:SỬ- ĐỊA-GD KT&PL Môn: Địa lí – Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 701 Họ và tên :..................................................................... Lớp: ............................. Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết điểm cực Bắc, cực Nam nước ta thuộc tỉnh nào sau đây? A. Điện Biên, Hà Giang. B. Lai Châu, Quảng Ninh. C. Hà Giang, Cà Mau. D. Điện Biên, Khánh Hòa. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc? A. Cao Bằng. B. Yên Bái. C. Hòa Bình. D. Phú Thọ. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết đường biên giới nước ta với quốc gia nào dài nhất? A. Trung Quốc. B. Lào. C. Campuchia. D. Thái Lan. Câu 4: Trên bản đồ thế giới Việt Nam nằm ở A. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. B. rìa Nam lục địa Á - Âu, giáp biển Đông rộng lớn. C. nằm ở khu vực châu Á gió mùa, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh. D. nằm ở phía nam châu Á, tiếp giáp với 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Câu 5: Được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng A. lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế. C. nội thủy. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 6: Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài gặp khó khăn lớn nhất về A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. C. thiếu nguồn lao động. D. phát triển nền văn hóa. Câu 7: Đặc điểm làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn các nước ở Tây Á; Đông Phi; Tây Phi A. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và tiếp giáp biển Đông. B. nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á. C. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. Việt Nam nằm ở nơi tiếp xúc của nhiều hệ thống tự nhiên. Câu 8: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nước ta theo các vùng miền từ Bắc vào Nam là do sự chi phối của yếu tố A. vị trí địa lý và khí hậu. B. vị trí địa lý và hình thể. C. hình thể và địa hình. D. hình dạng lãnh thổ. Câu 9: Thách thức to lớn nhất của nền kinh tế nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là A. phải nhập khẩu nhiều hàng hoá, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến. B. trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển. C. đội ngũ lao động có trình độ khoa học - kĩ thuật di cư đến các nước phát triển. D. chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế. Câu 10: Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Trang 1/3 - Mã đề thi 701
  2. A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 11: Các cao nguyên đá vôi ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng A. Đông Nam Bộ, Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. C. Đông Bắc, Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam,Tây Bắc. Câu 12: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. Câu 13: Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực A. Trung du Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao. B. Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế. C. Địa hình Việt Nam đa dạng và phân chia thành các khu vực với đặc trưng khác nhau. D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 15: Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có đặc điểm nào sau đây ? A. Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao. B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông - tây. C. Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh cao trên 1500m. D. Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng. Câu 16: Đặc trưng nổi bật ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta là A. địa hình thấp, rộng lớn và bằng phẳng. B. đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. C. hàng năm toàn đồng bằng được phù sa mới bồi đắp. D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết khu vực đồi núi Tây Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến D (C-D) có đặc điểm địa hình là A. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. B. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam. C. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam. D. cao ở đông thấp dần sang tây. Câu 18: Tại sao việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng (Lào, Thái Lan, Campuchia) chỉ được tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu ? A. Thuận tiện cho bảo vệ an ninh quốc phòng. B. Do nước ta có mối giao lưu hữu nghị lâu đời. C. Phần lớn đường biên giới nằm ở vùng đồi núi. D. Do có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta gây khó khăn chủ yếu cho phát triển giao thông vận tải? A. Cấu trúc cổ được tân kiến tạo làm trẻ lại, phân hóa đa dạng. B. Hướng núi tây bắc - đông nam, vòng cung. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình nhiều đồi núi nhưng chủ yếu núi thấp. Câu 20: Biển Đông nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á nên có đặc tính là A. độ mặn không lớn. B. khí hậu nóng ẩm. C. có các dòng hải lưu theo mùa. D. biển tương đối kín. Câu 21: Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương chủ yếu do tác động của A. biển Đông. B. địa hình. C. vị trí địa lí. D. hình dạng lãnh thổ. Trang 2/3 - Mã đề thi 701
  3. Câu 22: Vùng ven biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 23: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước. D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 24: Sinh vật của biển Đông giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao do A. khí hậu của biển Đông có tính nhiệt đới. B. khí hậu của biển Đông có tính cận nhiệt đới. C. khí hậu của biển Đông có tính ôn đới. D. biển Đông có độ muối cao. Câu 25: Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta? A. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật. B. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng. C. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế. D. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn). Câu 26: Nước ta có đặc điểm khí hậu mang tính chất A. nhiệt đới hải dương. B. nhiệt đới gió mùa. C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. nhiệt đới lục địa. Câu 27: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới thể hiện A. nhiệt độ trung bình năm dưới 200C. B. nhiệt độ trung bình năm trên 200C. C. nhiệt độ trung bình năm 18-220C. D. nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Câu 28: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là A. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt lớn. B. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời. C. trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần. D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. Câu 29: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa. B. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn. C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt. D. mùa thu, đông có mưa phùn. Câu 30: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ. C. phía Nam đèo Hải Vân. D. trên cả nước. ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 701
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0