intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều

  1. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Địa lí 9 (Thời gian: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 (đề thi này gồm 2 trang – Học sinh làm bài vào giấy thi) PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng dưới đây: Câu 1: Cho bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1999 – 2014. Năm 1999 2002 2005 2009 2014 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,63 1,32 1,33 1,08 1,03 (%) Nhận định nào sau đây đúng về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999 – 2014? A. Tăng nhanh qua các năm. B. Có sự biến động mạnh. C. Có xu hướng giảm qua các năm. D. Giữ ở mức ổn định trên 1,3% năm. Câu 2. Hiện nay Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc? A. 54. ` B. 28. C. 32. D. 63. Câu 3. Dựa vào Alat Địa Lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây trồng chính ở Tây Nguyên là? A. Cà phê. B. Lúa. C. Dừa. D. Chè. Câu 4. Dựa vào Alat Địa Lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất cả nước? A. Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Kiên Giang. C. An Giang. D. Bến Tre. Câu 5. Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉ lệ diện tích rừng chiếm trên 60% so với diện tích toàn tỉnh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Quảng Bình. Câu 6. Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh nào sau đây lớn nhất? A. Phú Thọ. B. Lạng Sơn. C. Nghệ An. D. Thanh Hóa. Câu 7. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng nào? A. Nhóm tuổi dưới 15 tăng; nhóm tuổi trên 60 giảm. B. Nhóm tuổi dưới 15 tăng; nhóm tuổi trên 60 tăng. C. Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 đều giảm. D. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 và nhóm tuổi trên 60 tăng. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là vùng nào? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9. Dân số ở nhóm tuổi 0 - 14 tuổi cao đặt ra những vấn đề cấp bách nào? A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí. 1
  2. B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai. C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh. D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục. Câu 10. Đâu không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới? A. Cạnh tranh gay gắt. B. Chênh lệch trình độ phát triển. C. Biến động thị trường thế giới. D. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Câu 11. Nét đặc trưng của công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? A. Đa dạng hóa sản phẩm. B. Mở rộng thị trường. C. Hiện đại hóa nền kinh tế. D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 12. Kết quả của công cuộc đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta? A. Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển. B. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, từng bước gia tăng lạm phát. C. Nền kinh tế chậm phát triển, thiếu ổn định và lạm phát tăng cao. D. Bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi thị trường thế giới, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Câu 13. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực naò? A. Trung du và đồng bằng. B. Đồng bằng và ven biển. C. Trung du và miền núi. D. Ven biển và hải đảo. Câu 14. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta không biểu hiện ở mặt nào sau đây? A. Chuyển dịch cơ cấu ngành. B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. C. Chuyển dịch cơ cấu thị trường. D. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. PHẦN B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (1 điểm) Từ việc tìm hiểu kiến thức bài học cũng như bằng sự hiểu biết của cá nhân các em, hãy cho biết: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào? Câu 2. (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GDP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2017 (Đơn vị: %) Năm 1995 2000 2010 2017 Nông, lâm, ngư nghiệp 27,2 24,5 21,0 17,1 Công nghiệp – xây dựng 28,8 36,7 36,7 37,1 Dịch vụ a. Dựa vào những số liệu trên, hãy tính tỉ trọng ngành dịch vụ của nước ta giai đoạn 1995 – 2017. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước ta giai đoạn 2010 và 2017. b. Nhận xét cơ cấu GDP nước ta giai đoạn 1995 - 2017. Chúc các em làm bài tốt! Lưu ý: - Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. 2
  3. - Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Địa lí 9 (Thời gian: 45 phút) Đề 02 PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng dưới đây: Câu 1. Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu là do? A. Loài người định cư ở nước ta từ rất sớm tại nước ta. B. Là nơi nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư trong lịch sử. C. Có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta? A. Dân số nước ta tăng nhanh. B. Việt Nam là một nước đông dân. C. Phần lớn dân số ở thành thị. D. Phần lớn dân số ở nông thôn. Câu 3. Vai trò quan trọng nhất của việc trồng rừng phòng hộ là gì? A. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. B. Chống xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi. C. Bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn gen quý. D. Đem lại việc làm và thu nhập cho người dân. Câu 4. Gỗ chỉ được phép khai thác ở loại rừng nào sau đây? A. Rừng sản xuất. B. Vườn quốc gia. C. Rừng phòng hộ. D. Rừng đặc dụng. Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không phải là thế mạnh nổi bật của lao động nước ta trong sản xuất nông nghiệp? A. Nhiều kinh nghiệm. B. Trình độ cao. C. Phẩm chất cần cù. D. Số lượng đông. Câu 6. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp? A. Dân cư và lao động. B. Tài nguyên khí hậu. C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật. D. Thị trường trong và ngoài nước. Câu 7. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả đối với? A. Sự phát triển kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. B. Môi trường, chất lượng cuộc sống. 3
  4. C. Vấn đề việc làm của người dân. D. Các vấn đề kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống, ô nhiễm môi trường. Câu 8. Hiện nay Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc? A. 54. B. 28. C. 32. D. 63. Câu 9. Dựa vào Alat Địa Lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây trồng chính ở Tây Nguyên là gì? A. Cà phê. B. Lúa. C. Dừa. D. Chè. Câu 10. Dựa vào Alat Địa Lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất cả nước? A. Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Kiên Giang. C. An Giang. D. Bến Tre. Câu 11. Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉ lệ diện tích rừng chiếm trên 60% so với diện tích toàn tỉnh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Quảng Bình. Câu 12. Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh nào sau đây lớn nhất? A. Phú Thọ. B. Lạng Sơn. C. Nghệ An. D. Thanh Hóa. Câu 13. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng nào? A. Nhóm tuổi dưới 15 tăng; nhóm tuổi trên 60 giảm. B. Nhóm tuổi dưới 15 tăng; nhóm tuổi trên 60 tăng. C. Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 đều giảm. D. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 và nhóm tuổi trên 60 tăng. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là vùng nào? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng song Cửu Long. PHẦN B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (1 điểm) Từ việc tìm hiểu kiến thức bài học cũng như bằng sự hiểu biết của cá nhân các em, hãy cho biết: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? Câu 2. (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GDP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2017 (Đơn vị: %) Năm 1995 2000 2010 2017 Nông, lâm, ngư nghiệp 27,2 24,5 21,0 17,1 Công nghiệp – xây dựng 28,8 36,7 36,7 37,1 Dịch vụ a. Dựa vào những số liệu trên, hãy tính tỉ trọng ngành dịch vụ của nước ta giai đoạn 1995 – 2017. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước ta giai đoạn 2010 và 2017. b. Nhận xét cơ cấu GDP nước ta giai đoạn 1995 - 2017. Chúc các bạn làm bài tốt! 4
  5. Lưu ý: - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I Môn: Địa lí 9 (Thời gian: 45 phút) Đề số 01 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C A A B D C D C B D D A C D PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay 1 điểm gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào? Trả lời: 0.5 điểm * Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: - Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào. - Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao. 5
  6. Năm 2005: Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực 0.5 điểm thành thị là 5,3% Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3% - Trình độ lao động của nước ta vẫn còn đang thấp, chất lượng lao động chưa cao. Lực lương lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 25%. - Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội. * Giải pháp: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. - Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý tới các hoạt động dịch vụ. - Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 2 Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GDP NƯỚC TA 2 điểm GIAI ĐOẠN 1990 - 2017 (Đơn vị: %) 1995 2000 Nông, lâm, ngư nghiệp 27,2 24,5 Công nghiệp – xây dựng 28,8 36,7 6
  7. a. Dựa vào những số liệu trên, hãy tính tỉ trọng ngành dịch vụ của nước ta giai đoạn 1995 – 2017. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước ta giai đoạn 2010 và 2017. c. Nhận xét cơ cấu GDP nước ta giai đoạn 1995- 2017. Trả lời: a. Tính tỉ trọng ngành dịch 1,0 điểm vụ năm 1995: 100 % - (27.2 + 28.8) = 44%  Bảng số liệu: CƠ CẤU GDP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2017 (Đơn vị: %) 1995 2000 Nông, lâm, ngư nghiệp 27,2 24,5 Công nghiệp – xây dựng 28,8 36,7 44 38.8 - Vẽ biểu đồ tròn - Nhận xét: Cơ cấu ngành dịch vụ nước ta giai đoạn 1990 – 2017 có 1,0 điểm sự thay đổi theo hướng: + Tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm 10.1% trong vòng 22 năm. + Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng: công nghiệp – xây dựng tăng 8.3 %; dịch vụ tăng 1.8%  Sự thay đổi phù hợp chung với xu hướng của thế giới. 7
  8. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I Môn: Địa lí 9 (Thời gian: 45 phút) Đề số 02 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B C B A B B D A A B D C D C PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng 1 điểm ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? Trả lời: - Lợi ích của việc đầu tư trồng rừng: 1,0 điểm + Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen, điều hoà khí hậu, điều hòa dòng chảy sống ngòi, 8
  9. chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,... + Cung cấp sản lượng nhu cầu về đời sống và sản xuất: gỗ cho công nghiệp , xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy; dược liệu chưa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. - Khai thác rừng phải đi đôi với bảo vệ rừng để tránh nguy cơ cạn kiệt rừng và bảo vệ môi trường. Câu 2 Trả lời: a. Tính tỉ trọng ngành dịch 2 điểm 1,0 điểm vụ năm 1995: 100 % - (27.2 + 28.8) = 44% Bảng số liệu: CƠ CẤU GDP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2017 (Đơn vị: %) 1995 2000 Nông, lâm, ngư nghiệp 27,2 24,5 Công nghiệp – xây dựng 28,8 36,7 44 38.8 - Vẽ biểu đồ tròn - Nhận xét: Cơ cấu ngành dịch vụ nước ta giai đoạn 1990 – 2017 có sự thay đổi theo hướng: 1,0 điểm + Tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm 10.1% trong vòng 22 năm. + Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng: công nghiệp – xây dựng tăng 8.3 %; dịch vụ tăng 1.8%  Sự thay đổi phù hợp chung với xu hướng của 9
  10. thế giới. GIÁO VIÊN BỘ MÔN TỔ TRƯỞNG DUYỆT BGH DUYỆT 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2