intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Môn: Địa lí - Lớp 11 (Đề có 04 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển? A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều. B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. Câu 2. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển. A. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao. B. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao. C. Giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao. D. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp. Câu 3. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên A. tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. B. tri thức, kĩ thuật, tài nguyên giàu. C. tri thức, công nghệ cao, lao động. D. tri thức, lao động, vốn dồi dào. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế ? A. Đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh. B. Thương mại thế giới phát triển mạnh. C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. D. Vai trò các công ty xuyên quốc gia bị giảm sút. Câu 5. Mặt trái của toàn cầu hóa là sự A. cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia. B. gia tăng nhanh chóng khoảng các giàu nghèo. C. các nước phải phụ thuộc lẫn nhau. D. nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng. Câu 6. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây? A. Thất nghiệp và thếu việc làm. B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước. C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường. D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Câu 7. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là A. xuất hiện nhiều động đất mạnh. B. nhiệt độ ngày càng Trái Đất tăng. C. băng ở vùng cực ngày càng dày. D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi. Câu 8. Sự suy giảm đa dạng sinh vật dẫn đến hậu quả là A. mất đi nhiều loài sinh vật . B. ô nhiễm nguồn nước ngọt. C. mất cân bằng sinh thái. D. ảnh hưởng sinh vật thủy sinh . Câu 9. Ô nhiễm môi trường biển và đại dương chủ yếu là do A. sự phát triển các dịch vụ du lịch trên sông. B. sự phân bố các mỏ dầu ở đáy đại dương. C. việc rửa các tàu chở dầu và các sự cố tràn dầu. D. phát triển ngành giao thông vận tải đường biển. Câu 10. Nguồn sinh vật trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng là do A. con người khai thác thiên nhiên quá mức. B. chặt phá rừng và khai thác bừa bãi. C. sử dụng các chất nổ trong đánh bắt. D. cạn kiệt nguồn thức ăn trong tự nhiên. Câu 11. Để hạn chế ô nhiễm không khí cần phải A. sử dụng năng lượng sạch, trồng cây xanh, hạn chế hoạt động đốt cháy. B. sử dụng phương tiện giao thông công cộng và sử dụng năng mặt trời. C. sử dụng năng lượng mặt trời và trồng nhiều cây xanh. D. hạn chế hoạt động công nghiệp thải khí CO2 ra môi trường. Câu 12. Biện pháp tổng thể nhất nhằm giải quyết vấn đề Trái Đất nóng lên là A. trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng hiện có. B. cắt giảm lượng khí CO2 thải trực tiếp vào khí quyển. C. loại bỏ hoàn toàn khí thải CFCs trong các họat động công nghiệp. 1
  2. D. tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân về vấn đề bảo vê môi trường. Câu 13. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô. B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô. C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan. D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan. Câu 14. Cho bảng số liệu: TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi) In -đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Thái Lan Việt Nam Nam 69 65 72 71 Nữ 73 72 79 76 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây thứ tự sắp xếp giảm dần đúng tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là A. Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. C. Phi-líp-, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan. D. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. Câu 15. Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi? A. Khoáng sản và thủy sản. B. Khoáng sản và rừng. C. Rừng và thủy sản. D. Đất và thủy sản. Câu 16. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nên kinh tế. B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau. C. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn. D. ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế. Câu 17. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phá triển của châu Phi là A. không có tài nguyên khoáng sản. B. hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân. C. dân số già, số lượng lao động ít. D. tài nguyên chưa được khai thác nhiều. Câu 18. Cho bảng số liệu : Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới qua một số năm (Đơn vị %) Năm 1985 2000 2005 Châu Phi 11,5 12,9 13,8 Châu Mĩ 13,4 14,0 13,7 Châu Á 60,0 60,6 60,6 Châu Âu 14,6 12,0 11,4 Châu Đại Dương 0,5 0,5 0,5 (Nguồn: SGK Địa lí 11 NC, NXB Giáo dục - 2007) Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1985 và 2005 là A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 19. Các cảnh quan chính của châu Mĩ Latinh là : A. rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm ; xa van và xa van- rừng. B. xavan và xavan- rừng; thảo nguyên và thảo nguyên-rừng. C. thảo nguyên và thảo nguyên -rừng ; vùng núi cao. D. vùng núi cao; hoang mạc và bán hoang mạc. Câu 20. Các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do A. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. B. duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài. C. các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở. D. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế- xã hội độc lập, tự chủ. Câu 21. Trung Á chủ yếu có khí hậu 2
  3. A. băng giá. B. khô hạn. C. cận nhiệt. D. nóng ẩm. Câu 22. Tây Nam Á có vị trí quan trọng vì A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi. B. nằm trên đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. C. trấn giữ con đường hàng hải quốc tế nối Tây- Đông. D. có con đường tơ lụa đi qua nên thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa. Câu 23. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc là A. nguồn dầu mỏ và vị trí địa lí mang tính chiến lược. B. nguồn dầu mỏ và sự khác biệt của các giáo phái. C. tài nguyên khoáng sản và ảnh hưởng lớn của đạo Hồi. D. ảnh hưởng của đạo Hồi và các phần tử cực đoan. Câu 24. Cho bảng số liệu GDP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA HOA KÌ VÀ MÊ – HI – CÔ, NĂM 2017 Đơn vị : Tỉ USD Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế Tên nước GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hoa Kì 19485,0 175,4 3682,6 15627,0 Mê-hi-cô 1157,7 41,7 377,4 738,6 Để thể hiện cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của Hoa Kì và Mê-hi-cô năm 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn. B. Đường. C. Miền D. Cột. Câu 25. Bảng số liệu tỉ lệ biết chữ của thế giới và một số nước châu Phi năm 2015 (%) Nước Thế giới An-giê-ri Nam Phi Ăng-gô-la Xu-đăng U-gan-đa Tỉ lệ biết chữ 84,5 86,0 94,3 71,1 75,9 78,4 Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng ? A. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất. B. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất. C. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi. D. Các nước châu Phi có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới. Câu 26. Mưa axit gây ra hậu quả gì ? A. Ảnh hưởng đến các loài sinh vật thủy sinh. B. Làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. C. Ô nhiễm môi trường nước. D. Làm thủng tầng odon. Câu 27. Cho bảng số liệu: GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013 (Đơn vị: USD) Các nước phát triển Các nước đang phát triển Tên nước GDP/người Tên nước GDP/người Thụy Điển 60381 Cô-lôm-bi-a 7831 Hoa Kì 53042 In-đô-nê-xia 3475 Niu-di-lân 41824 Ấn Độ 1498 Anh 41781 Ê-ti-ô-pi-a 505 Nhận xét đúng nhất về GDP/người của một số nước trên thế giới A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD. B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người. D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước. Câu 28. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại là xuất hiện, phát triển nhanh chóng A. Công nghiệp khai thác. B. Công nghiệp dệ may. C. Công nghệ cao. D. Công nghiệp cơ khí. 3
  4. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy trình bày biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả giải pháp của vấn đề biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ô dôn. Câu 2. Cho bảng số liệu TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM ( Đơn vị : %) Năm 2005 2010 2015 2017 An-giê-ri 5.9 3.6 3.7 1.3 Ga-na 5.9 7.9 2.2 8.1 Nam Phi 5.3 3.0 1.2 1.4 Thế giới 3.8 4.3 2.8 3.1 1. Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước ở châu Phi. 2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước ở châu Phi giai đoạn 2005 – 2017. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1