intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

  1. SỞ GD- ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 ĐÔN Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề gồm 3 trang, có 1 câu tự luận, 28 câu trắc nghiệm) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết nơi nào sau đây có mưa nhiều từ tháng IX đến tháng XII? A. Thanh Hóa. B. Đà Lạt. C. Sa Pa. D. Nha Trang. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây? A. Hà Giang. B. Điện Biên. C. Cà Mau. D. Khánh Hòa. Câu 3. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2018 (Đơn vị: Nghìn người) Tỉnh Bắc Ninh Thanh Hóa Bình Định Tiền Giang Số dân 1247,5 3558,2 1534,8 1762,3 Số dân thành 353,6 616,1 475,5 272,9 thị (Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị trong dân số của các tỉnh năm 2018? A. Tiền Giang cao hơn Bình Định. B. Bình Định thấp hơn Bắc Ninh. C. Thanh Hóa cao hơn Tiền Giang. D. Bắc Ninh cao hơn Thanh Hóa. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam? A. Pu Đen Đinh. B. Bạch Mã. C. Hoàng Liên Sơn. D. Trường Sơn Bắc. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núiTrường Sơn Nam? A. Kon Tum. B. Lâm Viên. C. Đắk Lắk. D. Mơ Nông. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây chảy qua Yên Bái? A. Sông Hồng. B. Sông Gianh. C. Sông Cả. D. Sông Đồng Nai. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sôngHồng? A. Sông Đà. B. Sông Mã. C. Sông Chu. D. Sông Cả. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí hậu nào sau đây có tổng lượng mưa trung bình năm trên 2800mm? A. Hà Nội. B. Huế. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây không có đường bờ biển? A. Thanh Hóa. B. Cần Thơ C. Nam Định. D. Quảng Ninh. Câu 10. Cho biểu đồ về muối biển và nước mắm của nước ta giai đoạn 2014 - 2018 Mã đề A 1/5
  2. (Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu sản lượng muối biển và nước mắm. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng muối biển và nước mắm. C. Quy mô sản lượng muối biển và nước mắm. D. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng muối biển và nước mắm. Câu 11. Cơ sở cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở miền núi nước ta chủ yếu do có A. đất feralit diện tích rộng, có nhiều loại khác nhau. B. nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm. C. địa hình đa dạng, khác nhau giữa các khu vực. D. khí hậu miền núi có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao. Câu 12. Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây. B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. C. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa. D. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam. Câu 13. Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. trong năm thủy triều biến động theo mùa. C. bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. D. nằm giữa hai lục địa A - Âu và Ô-xtrây-li- a Câu 14. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm Địa điểm Lượng mưa (mm) Độ bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 Tp. Hồ Chí 1931 1686 +245 Minh Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chênh lệch lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm ở nước ta là biểu đồ A. Cột ghép B. Đường C. Tròn D. Miền Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Làm cho khí hậu khô hạn. B. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. C. Mang lại lượng mưa lớn. D. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. Câu 16. Đặc điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là A. có hệ thống đê sông và đê biển. B. do phù sa các sông lớn tạo nên. C. bị thủy triều tác động rất mạnh. D. có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Câu 17. Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây? 2/5 Mã đề A
  3. A. Tháng 5 đến 10. B. Tháng 6 đến 10. C. Tháng 8 đến 10. D. Tháng 1 đến 12. Câu 18. Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do A. Gió mùa và dòng biển. B. Khí hậu và sông ngòi. C. Vị trí địa lí và hình thể. D. Khoáng sản và biển. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta ? A. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Giảm độ lục địa của các vùng đất phía tây. C. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. Câu 20. Cơ sở nào sau đây dùng để xác định các bộ phận của vùng biển của nước ta? A. Đường bờ biển B. Đường cơ sở C. Đảo xa bờ D. Đảo ven bờ Câu 21. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng? A. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ có nhiều núi thấp. B. Miền Bắc có các cao nguyên ba dan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. C. Gồm nhiều dạng địa hình: núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên D. Bên cạnh núi cao, đồng bằng còn có vùng đồi trung du. Câu 22. Trong các vùng biển sau đây, vùng nào có diện tích lớn nhất? A. Nội thủy. B. Tiếp giáp lãnh hải. C. Đặc quyền kinh tế. D. Lãnh hải. Câu 23. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nào sau đây? A. Giao thông vận tải. B. Du lịch. C. Công nghiêp. D. Nông nghiệp. Câu 24. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi A. hoạt động của gió phơn Tây Nam. B. địa hình nước ta nhiều đồi núi. C. địa hình nước ta thấp dần ra biển. D. vị trí trong vùng nội chí tuyến. Câu 25. Loại gió nào sau đây gây mưa cho Tây Nguyên, Nam Bộ vào đầu mùa hạ? A. Gió Tín phong bán cầu Nam. B. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan. C. Gió Tín phong bán cầu Bắc. D. Gió Đông Nam đã biến tính. Câu 26. Đặc điểm chung vùng biển nước ta là A. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. B. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm. C. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 27. Cho bảng số liệu dưới đây Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Tp. Hồ Chí 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Minh Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh B. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. C. Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh. D. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau. Câu 28. Loại gió thổi quanh năm ở nước ta là A. Tây ôn đới. B. Tín phong. C. gió mùa. D. gió phơn. II - PHẦN TỰ LUẬN Mã đề B 3/5
  4. Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm tháng I (°C) tháng VII (°C) năm (°C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 27,9 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi sau Câu 1 (1,0 điểm). Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Câu 2 (1,0 điểm). Giải thích nguyên nhân. Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao Thành Phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm ? ------------- HẾT ------------- Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam trong quá trình làm bài. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. BÀI LÀM I.TRẮC NGHIỆM (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) 1. 2. II. TỰ LUẬN SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC ĐÔN 2023 - 2024 Môn: Địa lí, Lớp 12 I.TRẮC NGHIỆM 1D 2D 3D 4B 5B 6A 7A 8B 4/5 Mã đề A
  5. 9B 10C 11D 12B 13C 14A 15A 16B 17A 18C 19C 20B 21C 22C 23D 24D 25B 26C 27B 28B II. TỰ LUẬN Câu 1 (1, 0 điểm): - Nhiệt TB và tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam (cd) - Nhiệt tháng 7 ít có chêch lệch (dc) - Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam (dc) Câu 2(1,0 điểm): - Do khác nhau về vị trí địa lí (diễn giải). - Do ảnh hướng gió mùa ĐB suy yếu về phía Nam; Miền Bắc và miền Nam khác nhau về các loại gió(diễn giải). Câu 3 (1,0 điểm) - TP Hồ Chí Minh nóng quanh năm do: + Vị trí (diễn giải). + Ảnh hưởng các loại gió nóng quanh năm (diễn giải). Mã đề B 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2