intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022- TRƯỜNG THPT ÂU CƠ 2023 Môn: GDCD – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 302 (Đề gồm có 03 trang) A. TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm) Câu 1: Các nhân tố cơ bản của thị trường là A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả. B. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. C. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán. D. tiền tệ, người mua, người bán. Câu 2: Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng A. mua – bán. B. kiểm tra. C. thông tin. D. thực hiện. Câu 3: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và A. san bằng mọi lợi nhuận. B. duy trì kinh tế tự cấp. C. nâng cao tỉ lệ lạm phát. D. tăng năng suất lao động. Câu 4: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi A. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất. B. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. C. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất. D. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa. Câu 5: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng A. phương tiện thanh toán. B. tiền tệ thế giới. C. giao dịch quốc tế. D. phương tiện lưu thông. Câu 6: Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là A. giá trị.B. giá trị sử dụng.C. giá trị cá biệt.D. giá trị trao đổi. Câu 7: Đâu là chức năng của tiền tệ? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện giao dịch. C. Phương tiện mua bán. D. Phương tiện trao đổi. Câu 8: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng A. tổng thời gian lao động tập thể. B. tổng thời gian lao động xã hội. C. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. D. tổng thời gian lao động cá nhân. Câu 9: Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hóa thông qua A. giá cả trên thị trường. B. giá trị xã hội cần thiết của hàng hóa. C. giá trị hàng hóa. D. quan hệ cung cầu. Câu 10: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông, tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào dưới đây? A. Tổng giá cả # Tổng giá trị. B. Tổng giá cả = Tổng giá trị. 1/3 Mã đề 302
  2. C. Tổng giá cả > Tổng giá trị. D. Tổng giá cả < Tổng giá trị. Câu 11: Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây? A. Nền sản xuất hàng hoá. B. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn. C. Mọi nền sản xuất hàng hoá. D. Nền sản xuất tự cung tự cấp. Câu 12: Yếu tố cơ bản nào làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung -cầu, cạnh tranh B. Nhu cầu của người tiêu dùng C. Khả năng của người sản xuất D. Số lượng hàng hóa trên thị trường Câu 13: Việc thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong cả nước là sự vận dụng quy luật giá trị của A. người sản xuất. B. nhà nước. C. doanh nhiệp. D. đại lí phân phối sản phẩm. Câu 14: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải A. vay vốn ưu đãi. B. sản xuất một loại hàng hóa. C. nâng cao uy tín cá nhân. D. hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm. Câu 15: Quy luật giá trị phát huy tác dụng của nó thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá trị thặng dư. B. Quan hệ cung cầu. C. Giá trị sử dụng. D. Giá cả thị trường. Câu 16: Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động? A. Kết cấu hạ tầng sản xuất. B. Sức lao động. C. Công cụ lao động. D. Hệ thống bình chứa. Câu 17: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động. C. Vật chất nhân tạo. D. Công cụ lao động. Câu 18: Để răn dạy con cháu, ông cha ta từng khẳng định câu “tấc đất, tấc vàng. Muốn nói đến yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất? A. Sức lao động. B. Công cụ lao động. C. Tư liệu lao động. D. Đối tượng lao động. Câu 19: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là A. sản xuất của cải vật chất. B. lao động. C. sức lao động. D. hoạt động. Câu 20: Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội vì A. là nguyên nhân, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. B. là trung tâm, là sự liên kết các hoạt động của xã hội. C. là hạt nhân, là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng sự đa dạng hoạt động của xã hội. D. là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội. Câu 21: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. tác động. B. sản xuất. C. lao động. D. hoạt động. 2/3 Mã đề 302
  3. Câu 22: Tư liệu lao động được chia thành mấy loại? A. 3 loại. B. 2 loại. C. 5 loại. D. 4 loại. Câu 23: Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là A. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất. B. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất. C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất. D. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất. Câu 24: Tư liệu sản xuất gồm những loại nào sau đây? A. Phương tiện lao động.B. Người lao động và công cụ lao động. C. Công cụ lao động. D. Công cụ và phương tiện lao động. Câu 25: A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ? A. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 26: Một trong những chức năng của thị trường là chức năng A. đánh giá hàng hóa. B. trao đổi hàng hóa. C. Phương tiện cất trữ. D. điều tiết hàng hóa. Câu 27: Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 28: Khi thấy giá bất động sản tăng, anh B đã bán căn nhà mà trước đó anh đã mua nên thu được lợi nhuận cao. Anh B đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thanh toán. B. Lưu thông. C. Thông tin. D. Đại diện. B. TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm): Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống? Câu 2: (1.0 điểm): Thị trường là gì? Thị trường gồm có những chức năng cơ bản nào? ------------- HẾT ------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh :.................................................................................SBD:............................... 3/3 Mã đề 302
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2