intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN NĂM HỌC 2023 – 2024 --------------------------------------------------------------------------------------- (Đề có 4 trang) MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 12 Thời gian : 45 Phút (Không tính thời gian phát đề) Họ tên : .............................................................Số báo danh : ... Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành A. các quy phạm pháp luật của Nhà nước. B. những hành động của các cá nhân, tổ chức. C. những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. D. các hành vi mẫu mực trong xã hội. Câu 2. Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào? A. Chính trị. B. Phong tục tập quán. C. Kinh tế. D. Đạo đức. Câu 3. Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn: “nam đủ từ 20 tuổi trở lên và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên” thì mới được kết hôn. Vì quy định này mà anh Tơ Nú dân tộc H’ Mông đã phải chờ đến khi đủ 20 tuổi mới dám cưới vợ. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ vể mặt hình thức. D. Tính nghiêm minh. Câu 4. Trong lớp học, An là một học sinh hiền lành và chăm chỉ. Tuy thành tích học tập chưa cao nhưng bạn luôn cố gắng và hết mình vì bạn bè. Trong một lần xảy ra sự cố, Công an vào Trường và kiểm tra túi của An đã phát hiện có ma túy. Lúc này, An biết mình bị vu oan và thực sự sợ hãi. Nhưng An vẫn rất bình tĩnh, hợp tác với các chú Công an và tố cáo hành vi buôn bán của một nhóm học sinh trong trường giúp các chú Công an triệt phá được cả đường dây. Thông qua điều này, An đã vận dụng vai trò nào của pháp luật? A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Pháp luật là phương tiện để học sinh bảo vệ quyền lợi của chính mình và tố cáo hành vi sai trái trong học đường. C. Pháp luật luôn bảo vệ lẽ phải. D. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 5. Do mâu thuẫn với H, nên N nhờ học sinh K, L và T đánh H để cảnh cáo. M chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H. Trong trường hợp này những ai là người vi phạm các quy đinh của pháp luật? A. K, L, T và N. B. K, L, T và H. C. N, K, L, T và M. D. K, L, T và M. Câu 6. Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là 1
  2. A. vi phạm hình sự B. vi phạm hành chính C. vi phạm dân sự D. vi phạm kỷ luật Câu 7. Hành vi nào dưới đây là áp dụng pháp luật? A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. B. Dừng xe trước tín hiệu đèn giao thông màu đỏ C. Cảnh sát giao thông phạt người vi phạm. D. Đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Câu 8. Các tổ chức cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm, là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 9. Các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Thuộc hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 10. H và L là bạn cùng phòng, do ghen ghét với L vì L được nhiều người quan tâm, nên H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật Câu 11. Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất? A. Luật và pháp lệnh. B. Bộ luật. C. Hiến pháp. D. Nghị định của Chính phủ. Câu 12. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện đó là A. Chính sách. B. Pháp luật. C. Chủ trương. D. Kế hoạch. Câu 13. Một trong những đặc điểm để phân biệt sự khác nhau của pháp luật với quy phạm đạo đức là pháp luật có A. tính chặt chẽ về hình thức. B. tính chặt chẽ về nội dung. C. tính quy phạm phổ biến. D. tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật ? A. Tính thực tiễn đời sống xã hội. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 15. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi A. tính kỉ luật nghiêm khắc. B. tính chặt chẽ về hình thức. C. tính quy phạm phổ biến. D. tính răn đe hiệu quả. Câu 16. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. các lợi ích của các cá nhân và tập thể. D. các quy tắc quản lý của nhà nước. Câu 17. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) thể hiện vấn đề nào của pháp luật? A. Phương thức tác động. B. Nguồn gốc. C. Nội dung. D. Hình thức thể hiện. 2
  3. Câu 18. Tại trường THPT X, thấy bạn K đang đánh bài ăn tiền qua mạng trong trường học, G là bạn của K đã xin K cho mình chơi cùng, K không cho nên G đã có thái độ không tốt với K. L và T là bạn của K thấy vậy đã đánh G. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật? A. G, K,T. B. K, L,T. C. K, L. D. G,K,L. Câu 19. Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va chạm vào xe của anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau. Thấy anh H và chị M là người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, anh K và bạn gái vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Anh B, K và bạn gái. B. Anh K và bạn gái. C. Anh K và anh B. D. Anh K, anh H và chị M. Câu 20. Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng quầy hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh trọng thương ông A khiến ông phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông A và anh H. B. Bà B và ông P. C. Ông A, anh H, bà B và ông P. D. Ông A, bà B và ông P. Câu 21. Quyền của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, là nội dung thể hiện A. công dân bình đẳng về quyền. B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Câu 22. Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý ? A. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. B. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn. D. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già. Câu 23. Bình bẳng giữa vợ, chồng được thể hiện trong quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống. C. Quan hệ vợ, chồng với họ hàng nội, ngoại. D. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Câu 24. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. Bất kì công dân nào khi vi phạm quy định của cơ quan đều phải chịu kỷ luật. C. Công dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết về pháp luật thì không chịu trách nhiệm. D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. Câu 25. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây của công dân? A. Bình đẳng về quyền lao động. B. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. 3
  4. D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. Câu 26. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là A. bình đẳng về quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. B. bình đẳng về nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.. C. bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. D. tất cả các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như nhau. Câu 27. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên những nguyên tắc nào sau đây? A. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 28. Sau khi trúng xổ số kiến thiết được 2 tỉ đồng, anh P đã lập tức hoàn thiện hồ sơ cho con gái học lớp 9 đi du học, mặc dù vợ và con anh đều phản đối. Trong trường hợp này, anh P đã vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Nhân thân. B. Nhân sự. C. Trách nhiệm. D. Tài sản. Câu 29. Biết chị H thường xuyên bị chồng là anh K đánh đập nên bà M mẹ chị H đã thuê anh P đánh anh K gãy tay. Bức xúc, ông T là bố anh K đến nhà bà M lớn tiếng lăng nhục mẹ con bà trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị H bị giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh K, bà M và anh P B. Chị H, bà M và ông T. C. Anh K, bà M và ông T. D. Anh K, chị H và bà M. Câu 30. Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế trước khi kết hôn với anh K để làm địa điểm mở lớp học tình thương, mặc dù chồng cô là anh K muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Vậy cô giáo H có vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình không? Vì sao? A. Không vi phạm. Vì ngôi nhà đó là tài sản riêng của cô giáo H. B. Vi phạm. Vì ngôi nhà đó là tài sản chung của vợ, chồng cô giáo H. C. Không vi phạm. Vì việc làm của cô H là để giúp đỡ Hội khuyến học. D. Vi phạm. Vì ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. --------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2