Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)
lượt xem 0
download
“Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)
- NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KỲ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (NĂM HỌC 2023 – 2024) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. b. Các đặc trưng của pháp luật. - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Tính quy phạm phổ biến là ranh giới để phân biệt PL với các loại QPXH khác - Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một QPPL. - Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của Pl, vì bất kì ai ở trong điều kiện hoàn cảnh nhất điịnh cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định. (HS lấy ví dụ) - Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung: - Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. - Pháp luật có tính bắt buộc chung, là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo PL, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật - Là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức. (HS lấy ví dụ) - Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: - Hình thức thể hiện của PL: là các văn bản QPPL. - Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản QPPL. - Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: + Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành ( có hiệu lực pháp lí thấp hơn ) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành ( có hiệu lực pháp lí cao hơn). + Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. (HS lấy ví dụ) 2. Bản chất của pháp luật Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội: a. Bản chất giai cấp của pháp luật. 1
- - Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. - Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào; tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có những biểu hiện riêng của nó. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, mà đại diện là Nhà nước của nhân dân lao động. (HS lấy ví dụ) b. Bản chất xã hội của pháp luật - Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, cộng đồng dân cư và các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội. (HS lấy ví dụ) 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. - Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Như vậy, trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, giáo dục. (HS lấy ví dụ) - Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước. Do đó, Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. - Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật như: Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội a. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. - Không có pháp luật thì xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ. - Quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo được dân chủ, công bằng phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. - Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. 2
- - Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. (HS lấy ví dụ) b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình. (HS lấy ví dụ) - Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại, tố cáo, hình sự…. quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp…. căn cứ vào các quy định này, công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. VD: Luật Thương mại quy định nội dung, cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại; quy định các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại và quy định chung về các hình thức xử lí vi phạm PL thương mại. BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn của thực hiện pháp luật a. Khái niệm thực hiện pháp luật. - Khái niệm: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. (HS lấy ví dụ) b. Các hình thức thực hiện pháp luật. - Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. (HS lấy vídụ). - Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. (HS lấy ví dụ) - Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. (HS lấy ví dụ) - Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. đó là các trường hợp: 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. a. Vi phạm pháp luật Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ 3 dấu hiệu cơ bản sau: * Thứ nhất, đó là hành vi trái pháp luật: - Hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động. + Hành vi trái pháp luật có thể hành động: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. (HS lấy ví dụ) + Hành vi trái pháp luật có thể không hành động: Cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. (HS lấy ví dụ) 3
- Hành vi trái pháp luật đó xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. (HS lấy ví dụ) * Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. - Năng lực trách nhiệm pháp lí của người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, tâm lí. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải là: - Người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. VD: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí về hành chính và hình sự. - Người có thể nhận thức, điều khiển hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình. * Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. - Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. - Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: Lỗi cố ý và lỗi vô ý. => Khái niệm vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lý - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích: + Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.(mục đích trừng phạt) + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật. (mục đích giáo dục) c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia làm 4 loại tương ứng với nó là 4 loại trách nhiệm pháp lí: * Vi phạm hình sự: - Khái niệm: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. VD1: Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý là vi phạm hình sự, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.(HS lấy ví dụ) - Trách nhiệm pháp lí: Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án. + Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. + Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. + Việc xử lý người chưa thành niên (đủ 14 đến dưới 18 tuổi) phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. 4
- * Vi phạm hành chính: - Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí của Nhà nước. (HS lấy ví dụ) - Trách nhiệm pháp lí: Người vi phạm hành chính chịu trách nhiệm hành chính như: Bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại hiện trường, tịch thu tang vật….. + Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. + Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. * Vi phạm dân sự: - Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản (sở hữu tài sản, quan hệ hợp đồng) và quan hệ nhân thân(HS lấy ví dụ) - Trách nhiệm pháp lí: Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự như: Bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần…. + Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác nhận và thực hiện. * Vi phạm kỉ luật: - Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước… do PL lao động và PL hành chính bảo vệ. (HS lấy ví dụ) - Trách nhiệm pháp lí: Người vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc... BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. - KN: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Biểu hiện: + Bất kì công dân nào, nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều được hưởng quyền của công (HS lấy ví dụ) + Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội. 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí 5
- - KN: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử theo quy định của pháp luật. - Biểu hiện: Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật) không bị phân biệt đối xử. 3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. - Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. - Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân và của xã hội. - Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định. Hình thức kiểm tra: 100% TN (40 câu, mỗi câu 0,25 điểm) II. MA TRẬN Nhận Thông Vận Vận dụng Tổng Tên chủ đề/bài học biết hiểu dụng cao số (40%) (30%) (15%) (15%) Bài 1: Pháp luật và đời sống 7 câu 6 câu 1 câu 14 câu Bài 2: Thực hiện pháp luật 8 câu 4 câu 3 câu 5 câu 20 câu Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp 1 câu 2 câu 3 câu 6 câu luật Tổng số câu 16 12 6 6 40 Tổng số điểm 4,0 3,0 1,5 1,5 10,0 Tỉ lệ (%) 40% 30% 15% 15% 100% 6
- III. ĐỀ MINH HOẠ Câu 1. Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán? A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị. Câu 2: Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân hiểu và thực hiện đúng là pháp luật thể hiện tính A. ổn định vĩnh cửu về mọi dự liệu. B. đồng nhất tuyệt đối về thông số. C. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. đa dạng hóa về ngôn ngữ biểu đạt. Câu 3. Phương tiện nào dưới đây được xem là hiệu quả nhất để quản lí xã hội? A. Kế hoạch. B. Đạo đức. C. Chủ trương. D. Pháp luật. Câu 4. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới giá trị cơ bản nhất là A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái. B. công bằng, tự do, lẽ phải. C. trung thực, công bằng, bình đẳng. D. công bằng, tự do, tôn trọng. Câu 5. Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của A. các giai cấp. B. giai cấp cách mạng. C. giai cấp cầm quyền. D. Nhà nước. Câu 6. Văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn không được trái với văn bản pháp lí cao hơn là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 7. Văn bản có pháp lí cao nhất khẳng định quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là A. Hiến pháp. B. Luật Lao động. C. Luật Dân sự. D. Luật Doanh nghiệp. Câu 8. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền thể hiện bản chất A. chính trị của pháp luật. B. kinh tế của pháp luật. C. xã hội của pháp luật. D. giai cấp của pháp luật. Câu 9. Sử dụng pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền cùa mình, làm những gì mà pháp luật A. đã bãi bỏ. B. chưa cho phép. C. cho phép làm. D. tuyệt đổi cấm. Câu 10. Cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. 7
- Câu 11: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tồ chức không làm những điều mà A. xã hội kì vọng. B.pháp luật cấm. C. tập thể hạn chế. D. đạo đức chi phối. Câu 12. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 13. Những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hôi được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là vi phạm A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 14. Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm A. phải có năng lực trách nhiệm pháp lí. B. phải khai báo tạm trú, tạm vắng. C. cần bảo mật lí lịch cá nhân. D. cần chủ động đăng kí nhân khẩu. Câu 15: Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là A. người ủy quyền được bảo mật. B. người vi phạm phải có lỗi. C. chủ thể làm chứng bị từ chối. D. Chủ thể đại diện phải ẩn danh. Câu 16: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà A. pháp luật cấm. B. xã hội kì vọng. C. tập thề hạn chế. D. đạo đức chi phối. Câu 17: Theo quy định cùa pháp luật, người từ đủ 16 tuồi trở lên có hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm A. cần bảo lưu quan điểm cá nhân. B. phải chuyển quyền nhân thân. C. cần hủy bỏ mọi giao dịch dân sự. D. phải chịu trách nhiệm hành chính. Câu 18. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí A. như nhau. B. bằng nhau. C. ngang nhau. D. có thể khác nhau. Câu 19. Khẳng định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hiến pháp. B. Bộ luật Dân sự. C. Luật xử phạt vi phạm hành chính. D. Luật Tố Tụng Dân sự. Câu 20. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội. 8
- B. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ. C. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ. Câu 21. Điều 16 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định A. “Mọi người đều bình đẳng trước nhà nước”. B. “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. C. “Mọi công dân đều bình đẳng trước nhà nước”. D. “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Câu 22. Công ty X không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính nghiêm minh. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính giáo dục, thuyết phục. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 23. Ca sĩ A bị xử phạt hành chính vì chậm nộp thuế thu nhập là thể hiện A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. C. tính quyền lực, bắt buộc chung. D. tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung của pháp luật. Câu 24. Luật giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính thống nhất về hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 25: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật? A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn. Câu 26: A và B là học sinh cùng trường, yêu nhau và có quan hệ tình dục dẫn đến B có thai. B yêu cầu kết hôn nhưng A không chấp nhận và yêu cầu B phá thai nếu muốn tiếp tục mối quan hệ. Vậy, theo em A đã vi phạm A. đạo đức. B. pháp luật. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 27. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về 9
- A. trách nhiệm đạo đức. B. trách nhiệm xã hội. C. trách nhiệm chính trị. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 28. Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí A. nặng hơn nhân viên. B. như nhân viên. C. nhẹ hơn nhân viên. D. có thể khác nhau. Câu 29: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí các bạn khác thì không. B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không. C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty. D. A trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên. Câu 30: Anh Y là nhân viên của công ty điện lực miền nam. Vì hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh nan y đang điều trị ở bệnh viện, anh đã lấy cáp điện của công ty đem bán với số tiền là 10 triệu. Theo em, hành vi của anh Y phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? A. Bị phê bình và kiểm điểm trước cơ quan. B. Không được nâng lương đúng thời hạn. C. Bồi thường thiệt hại cho công ty. D. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 31: Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường làm anh A bị thương (giám định thương tật là 10%). Theo em, trường hợp này xử phạt như thế nào? A. Cảnh cáo phạt tiền chị B. B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A. C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp. D. Phạt tù chị B. Câu 32: Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện. B. Mức phạt của M cao hơn bạn N. C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau. D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt. 10
- Câu 33. Phiên tòa hình sự tuyên phạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng đối với 2 bị cáo X 19 tuổi, Y 17 tuổi cùng tội danh giết người, cướp tài sản, mức tuyên phạt như sau A. X và Y tù chung thân. B. X và Y tử hình. C. X tử hình, Y tù chung thân. D.X tù chung thân, Y tù 18 năm. Câu 34. A và B cùng nhau hợp tác vận chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Khi bị bắt, công an đã tha tội cho B vì đây là b ạn của mình, nhưng xử phạt A. Hành vi của công an A. hợp tình, hợp lý. B. vi phạm bình đẳng về quyền. C. vi phạm bình đẳng về nghĩa vụ. D. vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Câu 35: Khi nói về bản chất của pháp luật, anh K khẳng định pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. Nhưng chị H và chị X đều phản đối vì cho rằng điều này chỉ đúng trong các nhà nước trước đây chứ ở nước ta thì không đúng. Chị N đồng ý với anh K nhưng anh Đ nói thêm, pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội nên nó mang bản chất xã hội. Những ai dưới đây đã hiểu đúng về bản chất của pháp luật? A. Anh K, anh Đ và chị N. B. Chị H, chị X và anh Đ. C. Anh K và chị N. D. Chị H và chị X. Câu 36: Nghi ngờ chị S lấy trộm máy tính cùa mình nên anh C cùng anh A đã dùng hung khí đánh chị S bị đa chấn thương. Nhận được tin báo, trưởng công an phường là ông Q triệu tập anh A và anh C về trụ sở công an phường để lấy lời khai. Một ngày sau, bố anh A là ông V phát hiện con mình bị ông Q giam và bỏ đói đen ngất xỉu tại trụ sở công an phường nên đã yêu cầu ông Q phải thả anh A. Những ai sau đây không vi phạm pháp luật hình sự? A. Ông V và ông Q. B. Chị S, ông V và ông Q. C. Anh C, anh A và ông Q. D. Chị S và ông V. Câu 37: Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm càng đỏ nên ông S đã đánh bà P bị ngất xỉu. Thấy vậy, chủ tọa là ông C đã tạm dừng cuộc họp và đề nghị anh B, là y tá đồng thời là người duy nhất có xe ô tô, đưa bà P đi cấp cứu. Nhưng do có mâu thuẫn cá nhân từ trước, anh B đã từ chối đề nghị của ông C, buộc ông phải gọi xe cứu thương đưa bà P đến bệnh viện. Những ai sau đây đã sử dụng pháp luật? A. Bà P và ông C. B. Anh B, bà P và ông C. C. Ông S, ông C và bà P. D. Ông S và anh B. Câu 38: Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà tình nghĩa của xã, ông D làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan chức năng là anh V đã phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông s là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật? 11
- A. Ông D, anh V và bà B. B. ông D, anh N và anh V. C. Anh V, anh N và bà B. D. Ông D, ông S và anh V. Câu 39: Ông B là giám đốc, chị A là trưởng phòng tài chính và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Do có mâu thuẫn cá nhân, ông B chỉ đạo chị A đã làm chứng từ giả để vu khống anh S chiếm đoạt tiền của cơ quan rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh S. Bức xúc, vợ anh S là chị M, chủ một tiệm bánh, đón đường đánh chị A bị thương; đồng thời anh S viết bài nói xấu chị A trên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm kỉ luật? A. Chị A và ông B. B. Chị A, ông B và anh S. C. Ông B và anh S. D. Chị A, ông B và chị M. Câu 40: Các anh B, M, A cùng làm việc tại một công trường. Mặc dù bị bà H ép giá, anh A vẫn kí hợp đồng thuê ngôi nhà bỏ không của bà H trong thời hạn hai năm làm nơi ở. Tại đây, anh A bí mật tổ chức kinh doanh thể thao qua mạng và đồng thời nhận cá độ của nhiều người với tổng số tiền là 1 tỉ đồng. Nghe anh A tư vấn, anh B lấy lí do phải chữa bệnh để vay 150 triệu đồng của anh M rồi dùng số tiền này cá độ bóng đá và bị thua. Liên tục bị anh B tránh mặt với mục đích trốn nợ, anh M đã tạt sơn làm bẩn tường nhà anh B. Trong khi đó, do quá hạn ba tháng mà không nhận được tiền cho thuê nhà, cũng không liên lạc được với anh A, bà H đã làm đơn tố cáo. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Anh B và anh M. B. Anh A, anh M và bà H. C. Anh A, anh B và anh M. D. Anh B và anh A. . 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 202 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 270 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 187 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 233 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 174 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 201 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 179 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 183 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 23 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 36 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 168 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 180 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn