intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu” dành cho các bạn học sinh lớp 7 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ­NĂM HỌC 2021 ­ 2022 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ­  Lớp: 7  Thời gian: 45 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao B1: Sống  ­Nhận biết một số  ­Nêu những biểu  giản dị. câu tục ngữ , danh  hiện của sống  ngôn nói về sống  giản dị. giản dị. Số câu  Số câu : 1 câu  Số câu : 1 câu TN Số câu: 2 T Số điểm   Tỉ  TN Số điểm: 0.5   Số điểm: 1 lệ %  Số điểm: 0.5    Tỉ lệ : 5%  Tỉ lệ :10% Tỉ lệ : 5%  B2: Trung  ­TN: Nêu khái niệm ­TN: Hiểu, phân  thực. của trung thực.  biệt được hành  vi trung thực,  không trung  thực. Số câu  Số câu : 1 câu    Số câu : 1 câu TN Số câu: 2 T Số điểm   Tỉ  TN Số điểm: 0,5   Số điểm:1 lệ %  Số điểm:0,5  Tỉ lệ :5%  Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ :5%  B3: Tự trọng ­Nêu được một số  ­ TL: Nêu được  ­Vận dụng được  ­ Liên hệ bản  câu ca dao, tục  một số biểu  kiến thức của tự  thân xử lý tình  ngữ , danh ngôn về  hiện của tự  trọng để giải  huống. tự trọng. trọng. quyết được một số  vấn đề. Số câu  Số câu  : 1 câu  Số câu: 1 câu TL   Số câu: 1 câu  Số câu:  Số câu  : 2 câu TN Số điểm  TN ( ý a) TL ( ý b)  3 TN, 1 TL Số điểm:   1  Tỉ lệ %  Số điểm:   0,5  Số điểm: 1 điểm Số điểm : 1  Số điểm:3, Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 5%  Ti lệ 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ:35% B4:Đạo đức  ­ Nêu được khái  ­Nêu được một  – Kỉ luật niệm của đạo đức  số biểu hiện của  và kỉ luật, mối  đạo đức và kỉ  quan hệ giữa đạo  luật. đức và kỉ luật Số câu Số câu : 2 câu TN Số câu : 2 câu  Số câu : 4 c Số điểm Số điểm : 1 TN TN Tỉ lệ % Tỉ lệ : 10% Số điểm: 1đ Số điểm: 2đ
  2. Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 20% 4­ Chủ đề: ­ Nêu được khái  ­TN: Hiểu được  Yêu thương  niệm đoàn kết ,  khái niệm đoàn  con người;  tương trợ. kết, tương trợ. Đoàn kết  ­TN: HS nhận biết  Nêu được một  tương trợ. câu thành ngữ, tục  số biểu hiện của  ngữ thể hiện  đoàn  sự đoàn kết,  Nêu được một số  kết. tương trợ. ví dụ thể hiện yêu  ­TN: HS nhận biết  thương con người. những hành vi thể  hiện tình yêu  thương hoặc tinh  thần đoàn kết. Số câu    Số câu: 4 Số câu : 1 câu TL Số điểm   Tỉ  Số câu: 2 câu TN Số câu: 1 câu TN (3TN,  Số điểm 1 lệ %  Số điểm: 1 Số điểm: 0,5   1 TL) Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ :10%  Tỉ lệ :5%  Số điểm:2,5  Tỉ lệ: 25% Tổng số câu Tổng điểm 6 câu TN  Câu 1 Tl (ý a) Câu 1 TL (ý b)       8 câu TN 3đ Câu 2 TL 1đ 10 đ 4đ 2đ
  3. PHÒNG GDĐT HỘI AN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU Năm học: 2021­2022 MÔN: GDCD 7­ Thời gian: 45 phút Họ và tên:…………………………….. Điểm: Lớp         : 7/…. A/ TRẮC NGHIỆM : (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) * Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề đúng:  Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sống giản dị? A. Diễn đạt dài dòng.                           B.Tổ chức sinh nhật linh đình. C. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.   D.Nói năng cộc lốc. Câu   2:   Ăngghen   đã   từng   nói:   “Trang   bị   lớn   nhất   của   con   người   là….và….”. Trong dấu “…” đó là? A. thật thà và khiêm tốn. B. khiêm tốn và giản dị. C. cần cù và siêng năng. D. chăm chỉ và tiết kiệm. Câu 3: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ  luật là  người …. Trong dấu “…” đó là? A. tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức. B. có ý thức và trách nhiệm. C. có văn hóa và trách nhiệm. D. tự giác tuân thủ nội quy và quy chế. Câu 4: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình  mắc khuyết điểm nói về đức tính nào? A. Đức tính thật thà. B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính trung thực. Câu 5: Biểu hiện của không trung thực là: A. nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. không coi cóp trong giờ kiểm tra. C. không nói dối. D. tung tin bịa đặt nói xấu bạn bè trên mạng xã hội. Câu 6: Tục ngữ: “ Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến đức tính gì? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Tự trọng. D. Khiêm tốn. Câu 7: Nhận biết hành vi thiếu tự trọng là: A. biết cư xử đúng mực.           B. lời nói văn hóa.              C. gọn gàng sạch sẽ.                 D. quay cóp trong giờ kiểm tra.
  4. Câu 8: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên  những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong  dấu “…” đó là? A. tự lập và tự trọng.                                     B. khiêm tốn và thật thà. C. cần cù và tiết kiệm.                                  D. trung thực và thẳng thắn. Câu 9: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội  (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu  “…” đó là? A. việc làm. B. nguyên tắc chung. C. hành vi. D. quy định chung. Câu 10: Đoàn kết, tương trợ là: A. yêu thương những người xung quanh.                                                      B. ỷ lại trong công việc. C. có việc làm cụ thể cho người khác.                        D. sự thông cảm, chia sẻ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Câu 11: Tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói về: A. sống giản dị.                                     B. yêu thương con người. C. tự trọng.                                            D. trung thực. Câu 12: Biểu hiện nào thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. An luôn giúp đỡ các bạn học lực yếu hơn mình. B. An chỉ chơi với các bạn học sinh giỏi. C. Là hàng xóm nhiều năm nhưng bà Năm không bao giờ giúp đỡ hàng xóm  của mình lúc khó khăn. D. Lan gặp bạn bị té nhưng bỏ đi luôn. Câu 13: Biểu hiện đúng của kỉ luật là? A. Luôn làm sai. B. Đi học đúng giờ. C. Phạm luật giao thông. D. Vượt đèn đỏ. Câu 14: Hành động nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức của  học sinh? A. Ủng hộ người nghèo. B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp. C. Tuyên truyền về an toàn giao thông. D. Nói tục , chửi thề. B. TỰ LUẬN: ( 3 điểm) Câu 15:  Tuấn và Nam là đôi học cùng lớp. Tuấn học giỏi Môn Tiếng Anh,  còn Nam là học sinh trung bình . Vì mục đích đạt được điểm cao trong kì thi  cuối học kì I nên Nam đã quay cóp, chép bài của Tuấn để bài kiểm tra của  mình được 9 điểm. a) Em hãy nhận xét về hành vi của Nam? (1đ) b) Nếu em là Tuấn trong trường hợp này em sẽ làm gì ?(1đ)
  5. Câu 16: Em hãy nêu ví dụ về những việc làm thể hiện lòng yêu thương giúp  đỡ cha mẹ? (1đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: GDCD 7 – NĂM HỌC: 2021 – 2022. I/ TRẮC NGHIỆM (7đ) * Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề đúng     (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án  C B A D D C D A D D B A B D II. TỰ LUẬN (3điểm)  Câu 15. (2đ) a)  Nam là một người thiếu tự trọng. Vì để đạt điểm cao trong lớp nên  Nam đã quay cóp , chép bài , không biết coi trọng danh dự của bản thân mình. b) Nếu là Tuấn em sẽ khuyên Nam phải nghiêm túc, không được chép bài  người khác trong giờ thi. Nhằm tạo ra sự công bằng trong thi cử.  Không được chủ quan, lơ là trong việc học tập của mình. Nếu như bị  phát hiện thì sẽ bị thầy cô xử phạt nghiêm khắc.     Câu 16. (1đ) Ví dụ: phụ giúp công việc nhà cho bố mẹ: nấu cơm, quét nhà,  quan tâm, chăm sóc khi bố mẹ bị ốm, đau, cố gắng nỗ lực học tập thật tốt…. BẢNG MÔ TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GDCD 7 – NĂM HỌC: 2021 – 2022. I.  TRẮC NGHIỆM(7điểm) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng: 0,5đ x 14 = 7đ.  Câu 1. Biểu hiện của sống giản dị Câu 2. Nhận biết được câu danh ngôn nói về sống giản dị Câu 3. Nhận biết thế nào là người có đạo đức, người chấp hành tốt kỉ luật.  Câu 4. Nhận biết được thế nào là trung thực. Câu 5. Hiểu, phân biệt được hành vi trung thực, không trung thực. Câu 6. Nhận biết câu tục ngữ nói về tính tự trọng. Câu 7. Nhận biết hành vi thiếu tự trọng
  6. Câu 8. Hiểu được việc làm, câu tục ngữ danh ngôn thể hiện tính tự trọng. Câu 9. HS nhận biết được thế nào là kỉ luật. Câu 10. Nêu những hành vi qua đó HS nhận biết tình yêu thương hoặc tinh  thần đoàn kết Câu 11. Nhận biết được câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người Câu 12. Nhận biết biểu hiện của đoàn kết, tương trợ Câu 13. Nêu được biểu hiện của tính kỉ luật đối với học sinh . Câu 14. Hiểu được những hành vi vô đạo đức của học sinh trong nhà trường II. TỰ LUẬN(3điểm) Câu 15: a) Vận dụng lý thuyết về tự trọng để giải thích vấn đề .(1đ)               b) Liên hệ với bản thân để xử lý được tình huống.(1đ) Câu 16 : Nêu được ví dụ về những việc làm thể hiện tình yêu thương trong  gia đình.(1đ)                                                                
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2