intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội" nhằm giúp bạn có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2021 - 2022 Môn: GDCD 7 Thời gian làm bài: 45 phút Ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên Thấp cao Chủ đề Chủ đề 1 : Nhận biết Hiểu ý nghĩa Vận dụng Xử lí tình ATGT được hành vi, kiến thức huống Các nội dung việc làm, biểu xử lí tình đã học bài: hiện huống Giản dị, Trung thực Số câu :8 Số câu :5 Số câu :2 Số câu : Số câu:13 Số điểm:1,5 Số Số Số điểm: 3.25điểm điểm:1,25 điểm:0,5 Chủ đề 2 : Số câu :4 Số câu :5 Số câu :4 Số câu : Số câu :15 Các nội dung Số điểm:1,5 Số Số điểm:1 Số điểm: Số điểm:3,75 đã học bài: Tự điểm:1,25 trọng, Đạo đức và kỉ luật Chủ đề 3 Số câu :4 Số câu :2 Số câu :4 Số câu :2 Số câu :12 Các nội dung Số điểm:1 Số điểm:0,5 Số điểm:1 Số điểm:0,5 Số điểm:3 đã học bài : Yêu thương con người Số câu: Số câu:16 Số câu:12 Số câu:10 Số câu:2 Số câu:40 Số điểm: Số điểm:4 Số điểm:3 Số Số điểm:0,5 Số điểm:10 Tỉ lệ 40 % 30% điểm:2,5 5% 100% 25%
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2021 - 2022 Môn: GDCD 7 Thời gian làm bài: 45 phút Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ” có đoạn: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi. Lời bài hát nói về đức tính nào của Bác? A. Trung thực B. Tiết kiệm. C. Giản dị. D. Khiêm tốn. Câu 2: Sống giản dị là sống phù hợp với………của bản thân, gia đình và xã hội? Trong dấu “…” đó là A. Điều kiện. B. Hoàn cảnh. C. Điều kiện, hoàn cảnh. D. Năng lực. Câu 3: Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nói đến đức tính gì? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Chăm chỉ. D. Khiêm tốn. Câu 4: Trường em có quy định: học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm khi đến lớp. Hành động đó vi phạm A. Lối sống không giản dị. B. Lối sống tiết kiệm. C. Đức tính cần cù. D. Đức tính khiêm tốn. Câu 5: Nhà bạn E rất nghèo nhưng bạn E luôn ăn chơi đua đòi. Thậm chí còn đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn E? A. Bạn E là người sống xa hoa, lãng phí. B. Bạn E là người vô tâm. C. Bạn E là người tiết kiệm. D. Bạn E là người vô ý thức. Câu 6: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. B. Được mọi người chia sẻ khó khăn. C. Được mọi người yêu mến. D. Được mọi người giúp đỡ.
  3. Câu 7: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì? A. Đức tính giản dị. B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính trung thực. Câu 8: Câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Trung thực. D. Khiêm tốn. Câu 9: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ? A. Đức tính tự trọng B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính trung thực. Câu 10: Đối lập với trung thực là? A. Giả dối. B. Tiết kiệm. C. Chăm chỉ. D. Khiêm tốn. Câu 11: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu. B. Mang tiền về cho bố mẹ. C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác. Câu 12: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Coi như không biết. B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. C. Nói với cô giáo. D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. Câu 13: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Giúp ta nâng cao phẩm giá. B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. C. Được mọi người tin yêu, kính trọng. D. Giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, được mọi người tin yêu, kính trọng. Câu 14: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến đức tính gì? A. Tự trọng B. Giản dị
  4. C. Trung thực D. Khiêm tốn Câu 15: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào nói lên tính giản dị? A. Tổ chức sinh nhật linh đình. B. Nói năng cộc lốc, trống không. C. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. D. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. Câu 16: Câu tục ngữ: “Chết vinh còn hơn sống nhục” nói đến đức tính gì? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Lòng tự trọng. D. Khiêm tốn. Câu 17: Biểu hiện của lòng tự trọng là? A. Giữ đúng lời hứa. B. Không quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Không nói dối, giữ đúng lời hứa, không coi cóp trong giờ kiểm tra. D. Không nói dối. Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …….., biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội? A. Danh dự. B. Uy tín. C. Phẩm cách. D. Phẩm giá. Câu 19: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện A. sự trung thực B. lòng tự trọng. C. chăm chỉ. D. khiêm tốn. Câu 20: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác. B. Biết giữ gìn danh dự cá nhân. C. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả. D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác Câu 21: Trong tuần, bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và cho rằng việc này không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Nói với bố mẹ bạn K. C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức. D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
  5. Câu 22: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người A. không có lòng tự trọng. B. lười biếng. C. dối trá. D. vô cảm. Câu 23: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có một em bé bị thương nặng, hai người bị thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của hai người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Gọi người đến hỗ trợ và giúp đỡ. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Đạp xe thật nhanh về nhà. D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà. Câu 24: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: Đạo đức là những ……….của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. A. Quy chế và cách ứng xử. B. Nội quy và cách ứng xử. C. Quy định, những chuẩn mực ứng xử. D. Quy tắc và cách ứng xử. Câu 25: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì? A. Tính đạo đức và tính kỉ luật. B. Tính Trung thực và thẳng thắn. C. Tính răn đe và giáo dục. D. Tính tuyên truyền và giáo dục. Câu 26: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Không có mối quan hệ với nhau. B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng. C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng. D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Câu 27: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. A. Tự giác tuân thủ kỷ luật, có đạo đức. B. Có ý thức, trách nhiệm. C. Có văn hóa, trách nhiệm. D. Tự giác tuân thủ nội quy, quy chế. Câu 28: Vào lúc rảnh rỗi, T dành một phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và một phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của T cho thấy T là người như thế nào? A. T là người có lòng tự trọng. B. T là người có đạo đức và kỉ luật. C. T là người sống giản dị.
  6. D. T là người trung thực. Câu 29: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Ăng-ghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. A. Thật thà, khiêm tốn. B. Khiêm tốn, giản dị. C. Cần cù, siêng năng. D. Chăm chỉ, tiết kiệm. Câu 30: Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 31: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị hỏng xe phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Hỗ trợ bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. D. Trêu tức bạn. Câu 32 : Hành động nào không biểu hiện lòng yêu thương con người? A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. B. Gặt lúa giúp gia đình người già. C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn. D. Không tham gia các chương trình thiện nguyện Câu 33: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người yêu quý và kính trọng. B. Mọi người kính nể và yêu quý. C. Mọi người coi thường. D. Mọi người xa lánh. Câu 34: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn; lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì? A. Lòng yêu thương con người. B. Tinh thần đoàn kết. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng trung thành. Câu 35: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là A. có lòng tự trọng. B. có lòng yêu thương con người. C. có kỉ luật D. sống giản dị. Câu 36: Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu? A. Xuất phát từ tấm lòng, chân thành, vô tư, trong sáng.
  7. B. Xuất phát từ mục đích. C. Hạ thấp giá trị con người. D. Làm những điều có hại cho người khác. Câu 37: Điều đầu tiên Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là gì? A. Yêu thương con người. B. Yêu đồng bào, yêu tổ quốc. C. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. D. Học tập tốt, có lao động tốt. Câu 38: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: “Không ai sinh ra đã căm ghét người khác bởi vì màu da, xuất thân hay tôn giáo. Con người phải học để hận thù, và nếu họ có thể học được hận thù thì họ cũng có thể được dạy biết..........., vì .............đến với trái tim con người tự nhiên hơn là thứ tình cảm đối lập với nó”. (Nelson Mandela). A. Tốt bụng, lòng tốt B. Yêu thương, tình yêu thương C. Nhân từ, lòng nhân từ D. Nhân ái, lòng nhân ái Câu 39: Câu danh ngôn nào không nói về lòng yêu thương? A. Nhưng bạn thấy đó, thước đo về địa ngục mà bạn có thể chịu đựng cũng là thước đo về tình yêu thương mà bạn có. B. Một từ giải phóng chúng ta khỏi sức nặng và đau đớn của cuộc đời đó là: Yêu thương. C. Việc làm nghiêm chỉnh nhất của ta trên trái đất này là yêu thương, những việc khác chẳng đáng kể. D. Nếu không muốn nghe lời xấu thì đừng nói lời xấu. Câu 40: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến phẩm chất nào? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm.
  8. ĐÁP ÁN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD7 Năm học : 2021-2022 1 C 9 D 17 C 25 C 33 A 2 C 10 A 18 C 26 D 34 A 3 A 11 C 19 B 27 A 35 B 4 A 12 C 20 B 28 B 36 A 5 A 13 D 21 D 29 B 37 C 6 A 14 A 22 A 30 B 38 B 7 D 15 C 23 A 31 C 39 D 8 C 16 C 24 C 32 D 40 B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2