intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước" sẽ cung cấp cho bạn các dạng bài tập môn GDCD lớp 7, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7 - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/ câu= 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Mức độ nhận thức Tổng Mạch TT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu Tổng nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Tự hào về truyền 2 1/2 2 / 2 1/2 / / 6 1 4đ thống quê hương. 1.0 đ 1.0đ Quan tâm, cảm thông 2 / 2 1/2 1 / / 1/2 5 1 3,67đ Giáo và chia sẻ 1.0 đ 1.0 đ 1 dục đạo Học tập tự giác, tích 2 1 2 / / / / / 4 1 2,33đ đức cực. 1.0đ Tổng số câu 6 3/2 6 1/2 3 1/2 1/2 15 3 18 Tỉ lệ % 20% 20% 20% 10% 10% 10% 10% 50% 50% 100% Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch Vận TT nội Nội dung Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng dung biết hiểu dụng cao 1 Giáo 1. Tự hào Nhận biết: dục - Nêu được khái niệm về truyền đạo Thông hiểu: thống quê đức - Phê phán những việc làm trái hương ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Hiểu nội dung câu nói, câu TN nói về truyền thống quê hương Vận dụng: 2 TN 2TN - Xác định được những việc cần ½ TL làm phù hợp với bản thân để giữ 2 TN gìn phát huy truyền thống quê ½ TL hương. Vận dụng cao: - Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Nhận biết: 2TN - Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. 2 TN - Biểu hiện trái với quan tâm, cảm thông và chia sẻ. ½ TL 2. Quan Thông hiểu: tâm, cảm - Giải thích được vì sao mọi thông và người phải quan tâm, cảm thông chia sẻ và chia sẻ với nhau. - Nêu được tấm gương trong cuộc sống Vận dụng: - Đưa ra lời nói /cử chỉ động 1TN viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Vận dụng cao:
  3. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch Vận TT nội Nội dung Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng dung biết hiểu dụng cao - Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với ½ TL mọi người. Nhận biết: - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. 2 TN Vận dụng: 1 TL 3. Học tập - Góp ý, nhắc nhở những bạn 2 TN tự giác, chưa tự giác, tích cực học tập để tích cực khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. Tổng số câu 7,5 6,5 3,5 0,5 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70 30 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GDCD - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
  4. I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm Khoanh vào chữ cái (A hoặc B, C, D) trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ A. tỉnh này sang tỉnh khác. B. đời này qua đời khác. C. nơi này sang nơi khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam? A. Yêu nước. B. Tôn sư trọng đạo. C. Hèn nhát. D. Cần cù lao động. Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Chê bai các phong tục tập quán từ xưa của dân làng. B. Chê bai người quét rác. C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa D. Coi thường việc làm chân tay. Câu 4: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 5: Quê Hùng có nghề làm gốm, theo em Hùng phải làm gì để thể hiện lòng tự hào về nghề truyền thống của quê hương mình? A. Không dám nói với ai về nghề gốm vì nghĩ đó là nghề bình thường. B. Kể với các bạn về nghề gốm quê mình và rủ các bạn tới tham quan, tìm hiểu. C. Em không mấy hứng thú với việc làm gốm, em muốn theo đuổi ước mơ trở thành doanh nhân. D. Thường lãng tránh mỗi khi ai đó hỏi về nghề nghiệp của bố mẹ, gia đình mình. Câu 6: Nghỉ hè Lan được ra phố chơi. Có một bạn chê Lan là đồ nhà quê. Lan phản ứng ngay: tuy tớ ở quê nhưng quê tớ có nhiều điều tốt đẹp như có hát bài chòi, có lễ hội đua ghe, có làng Bích họa... mà ở phố như các bạn thì làm gì có. Câu trả lời của Lan thể hiện điều gì? A. Lan tự hào về truyền thống của quê hương mình B. Lan không thích quê hương mình C. Lan ứng xử khôn khéo D. Lan tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ Câu 7: Không học tập tự giác, tích cực sẽ A. đạt kết quả cao trong học tập. B. rèn tính tự lập tự chủ. C. được mọi người tin yêu. D. học tập sa sút, kết quả học tập thấp. Câu 8: Quan điểm nào sau đây là đúng với tinh thần học tập tự giác, tích cực? A. Khi kiểm tra mới cần tích cực, tự giác. B. Giáo viên cho điểm cao mới xung phong làm bài. C. Học tập tự giác, tích cực giúp rèn luyện tính tự lập, tự chủ. D. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập. Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực? A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập. C. Có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. D. Xây dựng, thực hiện kế hoạch học tập cụ thể. Câu 10: Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người. C. thường xuyên bị người khác lợi dụng. D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Câu 11: Biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau sẽ như thế nào? A. Quan tâm, giúp đỡ thông cảm, sẻ chia với người khác B. Ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. C. Biết tha thứ, biết hi sinh vì người khác, ...
  5. D. Có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. An ủi. B. Khích lệ. C. Hỏi thăm. D. Mỉa mai. Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ? A. Nhường cơm, sẻ áo B. Góp gió thành bão. C. Tích tiểu, thành đại. D. Vắt cổ chày ra nước. Câu 14: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường xe bị hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường D. Trêu đùa để bạn tức giận. Câu 15: Hoạt động/ phong trào nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Tấm áo tặng bạn. B. Rung chuông vàng C. Văn học-học văn D. Cắm hoa nghệ thuật II. TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 1: (1 điểm). Em hãy nêu các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? Câu 2: (2 điểm). Thế nào là tự hào về truyền thống của quê hương? Em đã làm gì để phát huy truyền thống quê hương em? (Kể được ít nhất 4 việc làm của bản thân). Câu 3: (2 điểm). Đội thiếu niên nhà trường phát động phong trào “Áo ấm tặng bạn”, T rủ H tham gia, H từ chối với lí do nhà mình không phải là gia đình giàu có nên mình không tham gia. a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của bạn H? b. Nếu em là bạn T thì em hãy giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau?
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 15 đúng mỗi ý ghi 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B C C B B A D C A B D D A C A án II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực: 1.0 (1 điểm) - Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn (0.25) - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm, ...) (0.25) - Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập (0.25) - Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân (0.25) Câu 2 - Tự hào về truyền thống quê hương là sự tự tin, hãnh diện về 1.0 ( 2điểm) những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (1.0) - Những việc làm của em trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp 1.0 của quê hương (Hs ghi được ít nhất 4 việc làm của bản thân, mỗi ý đúng được 0,25). VD: + Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình. + Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. + Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. + Tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của quê hương như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ nghề truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống… + Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. + Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người có công với cách mạng ở địa phương đã chiến đấu vì đất nước......
  7. Câu 3 a. Suy nghĩ và hành động của bạn H là sai (0,5) 1.0 ( 2điểm) - Thể hiện tính ích kỉ, không biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội. (0,5) b. Nếu em là bạn T thì em giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi 1.0 người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau, đó là: - Nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. (0,25) - Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. (0,25) - Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. (0,5) * Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cho điểm trên kết quả HS đưa ra. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024
  8. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7 (Dành cho học sinh khuyết tật) *Lưu ý: HS khuyết tật không làm câu 3 phần tự luận I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 15 đúng mỗi ý ghi 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B C C B B A D C A B D D A C A án II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực: 2.0 (2 điểm) - Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn (0.5) - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm, ...) (0.5) - Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập (0.5) - Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân (0.5) Câu 2 - Tự hào về truyền thống quê hương là sự tự tin, hãnh diện về 1.0 ( 3điểm) những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (1.0) - Những việc làm của em trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp 1.0 của quê hương (Hs ghi được ít nhất 4 việc làm của bản thân, mỗi ý đúng được 0,5). VD: + Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình. + Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. + Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. + Tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của quê hương như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ nghề truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống… + Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. + Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người có công với cách mạng ở địa phương đã chiến đấu vì đất nước...... Tổ trưởng Nhóm trưởng chuyên môn Giáo viên bộ môn Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Lê Thị Xuyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2