intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - THCS Đức Giang’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học: 2022- 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 MÃ ĐỀ 118 Năm học 2022 - 2023 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào phiếu bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? A . A dua, đua đòi với người khác. B. Chỉ làm những việc mình thích. C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện. D. Phê phán gay gắt những ý kiến trái với quan điểm của mình. Câu 2. Ý kiến nào sau đây là đúng nhất về Giữ chữ tín? A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. B. Chỉ cần đảm bảo tốt nhất với những hợp đồng quan trọng. C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. D. Có thể không giữ lời hứa với những khách hành nhỏ. Câu 3: Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bò ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi gì? A. Bà A coi thường người khác B. Bà A giữ chữ tín C. Bà không tôn trọng người khác D. Bà A không giữ chữ tín Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là không đúng về giữ chữ tín? A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình B. Làm việc qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm của mình C. Học tập và noi gương những người giữ chữ tín D. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín, đâu là hành vi không giữ chữ tín Câu 5: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải A. yêu thương mọi người. B. tin tưởng người khác. C. biết giữ chữ tín. D. tôn trọng người khác. Câu 6. Ý kiến nào sau đây em cho là đúng về Tình bạn?
  2. A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía. B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp. C. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa 2 người khác giới. D. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở. Câu 7. Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được A. sự đoàn kết tập thể. B. lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. C. lòng tự tôn dân tộc thái quá. D. một số truyền thống sẵn có của dân tộc mà mình thích. Câu 8. Hành vi nào em cho là đúng nhất về Tôn trọng lẽ phải? A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được. B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình. C. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông D. Lắng nghe ý kiến của mọi người và tìm ra điều hợp lí. Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình B. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai C. Chỉ làm những việc mình thích D. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải Câu 10: Người “ba phải” là người A. luôn chỉ cho mình là đúng. B. chỉ nhìn thấy cái sai của người khác. C. luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh. D. thường không phân biệt được đúng sai. Câu 11: Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết? A. Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của mình. B. Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi. C. Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác. D. Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân. Câu 12: Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết?
  3. A.Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng. B.Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng. C.Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm. D.Bớt xén công quỹ làm của riêng. Câu 13: Nội dung nào không thể hiện ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh. B. Tôn vinh những quan điểm trái chiều. C. Thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. D. Giúp con người có cách ứng xử phù hợp. Câu 14: Bạn A là học sinh lớp 8, trên đường đi học về có nhặt được ví tiền của người tham gia giao thông. Bạn A đã mang đến đồn công an trả lại cho người đánh rơi. Việc làm của bạn A thể hiện phẩm chất nào dưới đây? A. Liêm khiết. B. Tự lập. C. Tôn trọng người khác. D. Kỉ luật. Câu 15: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Mặc kệ. B. Mở nhạc to hơn nhà hàng xóm. C. Sang chửi nhà hàng xóm. D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ. Câu 16: Chúng ta phải học hỏi các dân tộc khác như thế nào? A.Chỉ học hỏi những thành tựu tiên tiến nhất của nước khác. B. Học hỏi có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh, truyền thống của nước ta. C. Thấy cái gì đẹp của nước khác là chúng ta làm theo. D. Bắt chước, làm theo các nước khác một cách giống như in.
  4. Câu 17: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào? A. Đức tính liêm khiết B. Đức tính trung thực C. Đức tính cần cù D. Đức tính khiêm tốn Câu 18: Trong giờ sinh hoạt theo chủ đề, các bạn A và B được giao nhiệm vụ thuyết trình về bản sắc của một dân tộc. Bạn C cho rằng mình không cần học tập các dân tộc đó vì họ lạc hậu hơn mình. Bạn D ủng hộ bạn C và cả hai đồng tình quan điểm không nên du nhập văn hóa của các dân tộc khác vào trường học và địa phương mình. Theo em, bạn nào đã hiểu không đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Bạn A và B. B. Bạn C và D. C. Bạn C. D. Bạn D. Câu 19: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì? A. Không chơi với bất kì ai. B. Chỉ nên chơi với người xấu. C. Chỉ nên chơi với những người quen biết. D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt. Câu 20: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì? A. B là người không giữ chữ tín. B. B là người giữ chữ tín. C. B là người không tôn trọng người khác. D. B là người tôn trọng người khác. II. Tự luận: (5 điểm) Câu 1: 3 điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việc gì đã hứa thì phải làm cho kì được, không làm được thì đừng có hứa.”
  5. Câu nói đó muốn nhắc đến phẩm chất đạo đức nào? Dựa vào kiến thức đã học trong chương trình GDCD 8, hãy nêu hiểu biết của em về phẩm chất đạo đức đó. Câu 2: 2 điểm. Cho tình huống: Hoa là học sinh lớp 8H, học lực khá, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động lại xinh gái nên được nhiều bạn ngưỡng mộ. Biết được ưu thế của mình nên Hoa tỏ ra kiêu kì, có phần xem thường các bạn gái khác. Có lần, Lan mặc một chiếc áo mới đến lớp, các bạn nữ xúm lại khen đẹp, Hoa bĩu môi: “Đẹp gì mà đẹp, da đã đen như than lại đi mặc cái màu ấy.”, làm Lan xấu hổ đỏ mặt. a. Em hãy nhận xét về cách ứng xử của Hoa? b. Nếu là bạn cùng lớp với Hoa, em sẽ góp ý cho bạn như thế nào?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2