intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề gồm 03 trang) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM ( 6,0 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi dưới đây (mỗi đáp án đúng được 0,25đ) Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Biết một việc làm là đúng nhưng không ủng hộ và không làm theo. B. Biết việc làm đó sai nhưng vẫn cố gắng hoàn thành. C. Chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông. D. Không quay cóp cho dù không làm được bài kiểm tra. Câu 2: Người "ba phải" là người A. luôn chỉ cho mình là đúng. B. chỉ nhìn thấy cái sai của người khác. C. luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh. D. thường không phân biệt được đúng sai. Câu 3: Bạn Hưng lấy trộm tiền đóng học của bạn Bình và bị em phát hiện, Hưng bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Lấy số tiền mà Hưng cho và im lặng. D. Đe dọa Hưng, yêu cầu Hưng phải đưa hết tiền cho mình. Câu 4: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống A. hám danh, hám lợi. B. không hám danh, hám lợi. C. không quan tâm đến người khác. D. bất cần. Câu 5: Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ làm gì? A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. C. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo. D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. Câu 6: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là A. tôn trọng lẽ phải. B. tiết kiệm. C. lẽ phải. D. khiêm tốn. Câu 7: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết. 1
  2. B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em học sinh đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó. C. Đèo em học sinh đó đến gặp công an. D. Đạp xe thật nhanh về nhà và kể lại cho bố mẹ hay người thân câu chuyện. Câu 8: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì? A. Giữ chữ tín B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch. C. Đức tính cần cù. D.Tôn trọng lẽ phải. Câu 9: Câu nào nói về tính liêm khiết? A. Ăn vóc học hay. B. Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. C. Không tham không giàu. D. Tham sinh úy tử. Câu 10: Biểu hiện nào sau đây là không tôn trọng người khác? A. Tôn trọng ý kiến của mọi người. B. Đặt lợi ích tập thể lên trên. C. Nói xấu người khác. D. Luôn vâng lời thầy, cô. Câu 11: Câu ca dao “Nói chín thì nên làm mười / Nói mười làm chín kẻ cười người chê” thể hiện đức tính gì? A. Liêm khiết B. Giữ chữ tín C. Khiêm tốn D. Giản dị Câu 12: Hành vi nào thể hiện con người không liêm khiết? A. Luôn làm giàu bằng tài năng của mình. B. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích. C. Không nhận hối lộ của người khác. D. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử Câu 13: Tôn trọng người khác thể hiện ở hành vi nào sau đây? A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện B. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. C. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật. D. Bật nhạc to giữa đêm khuya. Câu 14: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng của mọi người xung quanh đối với mình đòi hỏi chúng ta phải luôn A. yêu thương mọi người. B. tin tưởng ở người khác. C. biết giữ chữ tín. D. tôn trọng người khác. Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây trái với đức tính Liêm khiết A. Khoan dung B. Trung thực, siêng năng kiên trì C. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị D. Sống tham lam, ích kỉ, nhỏ nhen Câu 16: Nhiều lần Hà vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, Hà đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Hà cũng nói chuyện và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của Hà thể hiện điều gì? A. Hà là người không giữ chữ tín. B. Hà là người giữ chữ tín. C. Hà là người không tôn trọng người khác. D. Hà là người tôn trọng người khác. Câu 17: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống được gọi là A. bạn bè. B. tình yêu. C. tình bạn. D. tình đồng chí. 2
  3. Câu 18: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ A. ít nhất một phía. B. phía người có địa vị cao hơn. C. cả hai phía. D. phía người có địa vị thấp hơn. Câu 19: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. B. Tình bạn đầy toan tính. C. Tình bạn để vụ lợi. D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ. Câu 20: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn. B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn. C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn. D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn. Câu 21: Thu là một học sinh nữ lớp 8 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi; Bình là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm Thu và Bình lần lượt đứng thứ nhất, thứ nhì của lớp. Tình cảm của Thu và Bình được gọi là gì? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. B. Tình yêu. C. Tình anh em. D. Tình đồng nghiệp. Câu 22: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” khuyên chúng ta điều gì? A. Không chơi với bất kì ai. B. Chỉ nên chơi với người xấu. C. Chỉ nên chơi với những người quen biết. D. Phải biết chọn bạn mà chơi. Câu 23: Trong lúc lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà Hoa mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà Hoa thể hiện điều gì ? A. Coi thường người khác. B. Không tôn trọng người khác. C. Giữ chữ tín. D. Không giữ chữ tín. Câu 24: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là A. liêm khiết. B. công bằng. C. lẽ phải. D. tôn trọng người khác. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 4,0 ĐIỂM) Câu 1(1,0 điểm): Em hãy kể 4 việc làm cụ thể thể hiện sự tôn trọng lẽ phải của bản thân em hoặc của những người xung quanh mà em biết Câu 2(3,0 điểm): Tình huống: Bà Phương mở cửa hàng bán rau sạch, bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà Cúc ngỏ lời bảo bà Phương nhập thêm rau Trung Quốc về trộn vào bán lẫn cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. a. Em đồng tình với việc làm của bà Phương hay bà Cúc? Tại sao? b. Nếu là bà Phương trong tình huống này, em sẽ nói gì với bà Cúc? ___________________ HẾT ___________________ 3
  4. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 4
  5. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 ĐỀ 02 Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề gồm 03 trang) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM ( 6,0 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi dưới đây (mỗi đáp án đúng được 0,25đ) Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện rõ nhất sự không tôn trọng lẽ phải? A. Không chặt phá rừng B. Không phê phán những việc làm sai trái C. Không đánh nhau với bạn D. Không dung túng cho kẻ giết người Câu 2: Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ làm gì? A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. C. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo. D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. Câu 3: Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói đến điều gì ? A. Lòng tôn trọng đối với thầy cô giáo. B. Lòng trung thành đối với thầy cô giáo. C. Lòng tự trọng đối với thầy cô giáo. D. Lòng vị tha đối với thầy cô giáo. Câu 4: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là A. tôn trọng lẽ phải. B. tiết kiệm. C. lẽ phải. D. khiêm tốn. Câu 5: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì? A. Giữ chữ tín B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch. C. Đức tính cần cù. D. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Câu 6: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Vẫn biết việc làm đó là đúng nhưng không ủng hộ và không làm theo. B. Biết việc làm đó là sai trái nhưng vì nể bạn nên vẫn làm. C. Chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông. D. Không chép bài của bạn dù không làm được bài kiểm tra. Câu 7: Người "ba phải" là người A. luôn chỉ cho mình là đúng. B. chỉ nhìn thấy cái sai của người khác. C. luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh. D. thường không phân biệt được đúng sai. Câu 8: Bạn Hưng lấy trộm tiền đóng học của bạn Bình và bị em phát hiện, Hưng bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. 5
  6. C. Lấy số tiền mà Hưng cho và im lặng. D. Đe dọa Hưng, yêu cầu Hưng phải đưa hết tiền cho mình. Câu 9: Trong lúc lợn bị dịch tả Châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà Hoa mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà Hoa thể hiện bà Hoa là người A. coi thường người khác. B. không tôn trọng người khác. C. giữ chữ tín. D. không giữ chữ tín. Câu 10: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là A. liêm khiết. B. công bằng. C. lẽ phải. D. tôn trọng người khác. Câu 11: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện điều gì? A. Coi thường người khác. B. Tôn trọng người khác. C. Không tôn trọng người khác. D. Sỉ nhục người khác Câu 12: Câu nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Vàng thật không sợ lửa. B. Gió chiều nào, theo chiều đó. C. Đứng núi này trong núi nọ. D. Ngậm miệng ăn tiền. Câu 13: Trên đường đi học, Phương nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, Phương đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của Phương thể hiện Phương là người như thế nào? A. Là người tiết kiệm. B. Là người không liêm khiết, trong sạch. C. Là người giả tạo. D. Là người liêm khiết, tốt bụng. Câu 14: Câu nào nói về tính liêm khiết? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. C. Không tham không giàu. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 15: Hành vi nào thể hiện con người không liêm khiết? A. Luôn làm giàu bằng tài năng của mình. B. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích. C. Không nhận hối lộ của người khác. D. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử. Câu 16: Câu thành ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” nói về đức tính nào? A. Liêm khiết. B. Trung thực C. Tiết kiệm. D. Cần cù. Câu 17: Biểu hiện nào sau đây là không tôn trọng người khác? A. Giơ tay để phát biểu ý kiến trong giờ học. B. Quát to khi bạn làm sai ý mình. C. Viết đơn xin nghỉ học . D. Luôn vâng lời thầy, cô. Câu 18: Tôn trọng người khác thể hiện ở hành vi nào sau đây? A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện B. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. C. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật. D. Bật nhạc to giữa đêm khuya. 6
  7. Câu 19: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng của mọi người xung quanh đối với mình đòi hỏi chúng ta phải luôn A. quan tâm đến mọi người. B. tin tưởng ở người khác. C. biết giữ chữ tín. D. tôn trọng người khác. Câu 20: Bà Phương mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà Cúc ngỏ lời bảo bà Phương nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà Phương thể hiện điều gì? A. Bà Phương là người giữ lời hứa. B. Bà Phương là người thật thà. C. Bà Phương là người giữ chữ tín. D. Bà Phương là người tốt bụng. Câu 21: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống được gọi là A. bạn bè. B. tình yêu. C. tình bạn. D. tình đồng chí. Câu 22: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ A. ít nhất một phía. B. phía người có địa vị cao hơn. C. cả hai phía. D. phía người có địa vị thấp hơn. Câu 23: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” khuyên chúng ta điều gì? A. Không chơi với bất kì ai vì ai cũng có thể là người xấu. B. Có thể chơi với người xấu, miễn là họ tốt với mình. C. Chỉ nên chơi với những người quen biết. D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt. Câu 24: Dung là bạn thân của Phương, trong giờ kiểm tra 15 phút Phương không học bài cũ nên lén giở sách ra chép. Nếu là Dung em sẽ làm gì ? A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. B. Nhờ bạn Phương cho xem tài liệu cùng. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Dọa bạn nếu không cho mình chép thì sẽ mách cô giáo. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 4,0 ĐIỂM) Câu 1(1, 0 điểm): Em hãy kể bốn việc làm thể hiện sự tôn trọng người khác của bản thân em hoặc của những người xung quanh mà em biết. Câu 2 (3,0 điểm): Nhiều lần Hà vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, Hà đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Hà cũng nói chuyện và bị ghi vào sổ đầu bài, làm lớp bị trừ điểm thi đua. a. Em có nhận xét gì về việc làm của Hà? b. Nếu là bạn của Hà, em sẽ làm gì để giúp bạn? ___________________ HẾT ___________________ 7
  8. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 8
  9. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ 1 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Hướng dẫn chấm gồm 01 trang PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 6 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A B C A B B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B C B B A C C A Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án C C A A A D D D PHẦN II: TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM) Câu 1: ( 1 điểm) HS kể 4 việc làm cụ thể thể hiện sự tôn trọng lẽ phải: mỗi biểu hiện đúng được 0,25 điểm Câu 2: Tình huống: a. ( 1,5 điểm)- HS bày tỏ sự đồng tình với việc làm của bà Phương, đó là biểu hiện của việc giữ chữ tín, không trộn rau Trung Quốc kém chất lượng vào cùng rau sạch dù sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. - Không đồng tình với lời nói và suy nghĩ của bà Cúc vì bà khuyên người khác làm ăn gian dối, có hại cho người tiêu dùng b. ( 1,5 điểm) HS nêu cách xử sự: - Nói rõ cho bà Cúc hiểu bà suy nghĩ như vậy là không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người mua phải rau kém chất lượng. Đồng thời, sẽ làm mất uy tín, danh dự của bản thân. Ta không thể làm những việc có hại cho người khác và cần giữ uy tín của mình. 9
  10. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ 2 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Hướng dẫn chấm gồm 01 trang PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 6 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A A B D D A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D D A A D B B A Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B A C A C C D A PHẦN II: TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM) Câu 1: (1,0 điểm) HS kể 4 việc làm cụ thể thể hiện sự tôn trọng người khác: mỗi biểu hiện đúng được 0,25 điểm Câu 2: Tình huống: a. Nhận xét về việc làm của Hà: Hà là người không giữ chữ tín, đã hứa nhiều lần nhưng không sửa chữa những vi phạm của bản thân. Hơn nữa bạn còn thường xuyên vi phạm kỉ luật ( nói chuyện trong giờ học) làm ảnh hưởng đến thầy cô và các bạn trong lớp, làm lớp bị trừ điểm thi đua trong sổ ghi đầu bài ( 1,5 điểm) b. Em cần giải thích cho bạn hiểu ( 1,5 điểm): - Bạn đang không giữ chữ tín, lại có những hành vi vi phạm ảnh hưởng đến thầy cô và các bạn trong lớp, nếu cứ như vậy, mọi người sẽ không có lòng tin ở Hà nữa. - Việc bạn tái phạm lỗi nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp loại hạnh kiểm của bạn. - Bạn nói chuyện, không nghe giảng sẽ khiến không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 10
  11. MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Tên bài Nêu và nhận - Hiểu được ý - Giải quyết tình - Vận dụng để Bài 1: biết được khái nghĩa, việc huống, đưa ra đưa ra cách ứng Tôn niệm, biểu hiện làm và lựa cách ứng xử phù xử phù hợp trọng lẽ hành vi thể chọn câu hợp. trong tình phải. hiện việc tôn thành ngữ phù huống cụ thể. trọng lẽ phải. hợp. Số câu 2 câu 2 câu 2 câu 1 câu 7 câu Số điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 1,75đ Tỉ lệ % 5% 5% 5% 2,5% 17,5% Bài 2: Nhận biết biểu - Hiểu được ý - Giải quyết tình Liêm hiện, khái nghĩa và lựa huống, đưa ra khiết. niệm. chọn câu cách ứng xử phù thành ngữ phù hợp. hợp. Số câu 4 câu 2 câu 2 câu 8 câu Số điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2đ Tỉ lệ % 10% 5% 5% 20% Bài 3: Nhận biết biểu - Hiểu được ý Tôn hiện, khái nghĩa trọng niệm. người khác Số câu 2 câu 2 câu 4 câu Số điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm Tỉ lệ % 5% 5% 10% Bài 4: - Nhận biết Hiểu về hành vi Tình huống thể - Vận dụng để Giữ chữ biểu hiện. nhiều lần thất hiện hành vi giữ đưa ra cách ứng tín. hứa, không giữ chữ tín. xử phù hợp chữ tín. trong tình huống cụ thể. Số câu 2 câu 1 câu 2 câu 1 câu 6 câu Số điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 1,25 điểm Tỉ lệ % 5% 2,5% 5% 2,5% 12,5% Bài 6: Nhận biết biểu - Hiểu được ý - Giải quyết tình - Vận dụng để XD tình hiện, khái nghĩa và lựa huống, đưa ra đưa ra cách ứng bạn niệm, hành vi chọn câu cách ứng xử phù xử phù hợp trong của một tình thành ngữ phù hợp. trong tình sáng, bạn trong hợp. huống cụ thể. lành sáng, lành mạnh. mạnh. Số câu 3 câu 2 câu 1 câu 2 câu 8 câu 11
  12. Số điểm 0,75 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 2 điểm Tỉ lệ % 7,5% 5% 2,5% 5% 20% Bài 8: Nêu và nhận - Hiểu được ý - Giải quyết tình Tôn biết được khái nghĩa, việc huống, đưa ra trọng và niệm, biểu hiện làm và lựa cách ứng xử phù học hỏi hành vi thể chọn câu hợp. các dân hiện việc tôn thành ngữ phù tộc khác. trọng và học hợp. hỏi các dân tộc khác Số câu 3 câu 3 câu 1 câu 7 câu Số điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,25 điểm 1,75 Tỉ lệ % 7,5% 5% 2,5% điểm 17,5% T.Số câu 16 câu 11 câu 8 câu 4 câu 40 câu T.Số điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 điểm T.Tỉ lệ % 40 % 30 % 20% 10% 100% 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2