Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Kon Tum
lượt xem 1
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Kon Tum” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Kon Tum
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH -THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Giáo dục công dân 8 I. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm 50%, tự luận 50% - Cách thức: Kiểm tra trong thời lượng 45 phút. II. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Chủ Nội dung/đơn vị Tổng TT Vận dụng đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng % điểm cao TNKQ TNKQ TL TL TL 1. Tự hào về truyền thống 8 2 45 % dân tộc Việt 1 Nam 4,5 1 2. Tôn trọng sự 15 % đa dạng của 4 2 1,5 các dân tộc. Giáo 3. Lao động 40 % dục cần cù, sáng 4 1 1 4,0 đạo tạo đức Tổng 13 1 5 19 Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% 40 10 Tỉ lệ chung 30 30
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ K I MÔN: GDCD LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT TT Chủ đề Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơn vị kiến Nhận Thông hiểu Vận Vận thức biết dụng dụng cao Nhận biết: Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thông hiểu: 8 2 (TN1,2, - Nhận diện được (TN9,10) Giáo dục 1. Tự hào giá trị của các 3,4,5,6,7 0,5 1 đạo đức về truyền truyền thống dân ,8) 1,0 thống dân tộc Việt Nam. 1 (TL1) tộc Việt 2,0 - Đánh giá được Nam hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc
- thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. 4 Nhận biết: Nêu (TN13,1 được một số biểu 4,15,16) hiện sự đa dạng 1,0 của các dân tộc và các nền văn 2. Tôn hoá trên thế giới. trọng sự đa dạng Thông hiểu: Giải của các thích được ý dân tộc nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Vận dụng: - Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng 2 (TN tộc và văn hoá. - 11,12) Xác định được những lời nói, 0,5 việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới phù 1 (TL hợp với bản thân. 2) 2,0 Vận dụng cao: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện 1 (TL3) thái độ tôn trọng 1,0 sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới phù hợp với bản thân.
- Nhận biết: - Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động. 3. Lao động cần - N êu đư ợc một cù sáng số biểu hiện của tạo cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng: - Trân trọng những 4 (TN thành quả lao động; 17,18,19 quý trọng và học hỏi ,20) những tấm gương cần 1,0 cù, sáng tạo trong lao động. - Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. Số loại câu 16TN 4TN+1TL 2TL Điểm 4,0 3,0 3,0 Tỉ lệ 40% 30% 30%
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÃ ĐỀ: 01 Môn: GDCD -LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Em hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất (Ví dụ: Câu 1: B, Câu 2: A, .., từ câu 1 đến câu 20. Câu 1: Em hãy cho biết đâu không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Tôn sư trọng đạo. B. Nhân nghĩa. C. Truyền thống hiếu thảo. D. Đốt nhiều vàng mã. Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Có thêm kinh nghiệm. B. Có thêm tiền tiết kiệm. C. Có rất nhiều bạn bè. D. Không phải lo về việc làm. Câu 3: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam? A. Bắc bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc. Câu 4: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Yêu nước chống ngoại xâm. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 5: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ? A. Hiếu thảo. B. Hiếu học. C. Cần cù. D. Trung thực. Câu 6: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Câu 7: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao. C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương. D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao. Câu 8: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp dân tộc? A. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. B. Keo kiệt, bủn xỉn. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước. Câu 9: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên. C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 10: Em không đồng ý với nhận định nào dưới đây? A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam. B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam. C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá. Câu 11: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập. B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc. C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập. D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài. Câu 12: Điều gì thể hiện chúng ta tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia? A. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của các dân tộc. B. Miệt thị màu da. C. Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình. D. Cả A và C đều đúng. Câu 13: Tượng nữ thần tự do là một trong những biểu tượng của nước nào? A. Mỹ B. Nhật C. Trung Quốc D. Pháp Câu 14: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì? A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới. B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước. D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia. Câu 15: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào? A. Giáo dục và đào tạo. B. Kinh tế - xã hội. C. Quốc phòng - An ninh. D. Khoa học - Kĩ thuật. Câu 16: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì? A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình. B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế. C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc. D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực. Câu 17: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giá cả tăng B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn Câu 18: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Lao động. B. Lao động tự giác. C. Tự lập. D. Lao động sáng tạo. Câu 19: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền A. học tập. B. dân chủ. C. sáng tạo. D. phát triển. Câu 20: Biểu hiện của lao động sáng tạo là A. tự giác học bài và làm bài. B. cải tiến phương pháp học tập. C. thực hiện đúng nội quy của trường lớp. D. đi học và về đúng giờ quy định. II. Tự luận (5.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước? Hãy kể những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết. Câu 2. (2,0 điểm) Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau: a) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau. b) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời. Câu 3. (1,0 điểm) Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa
- mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình. Lòng tự hào về truyền thống dân tộc biểu hiện của qua việc làm của N trong trường hợp trên như thế nào? -------------HẾT---------------- UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÃ ĐỀ: 02 Môn: GDCD -LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Em hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất (Ví dụ: Câu 1: B, Câu 2: A, .., từ câu 1 đến câu 20. Câu 1: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam? A. Bắc bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc. Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Yêu nước chống ngoại xâm. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 3: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ? A. Hiếu thảo. B. Hiếu học. C. Cần cù. D. Trung thực. Câu 4: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Câu 5: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây? A. Tích cực học tập không kể ngày đêm. B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó. C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập. D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài. Câu 6: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao. C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương. D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao. Câu 7: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp dân tộc? A. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. B. Keo kiệt, bủn xỉn. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước. Câu 8: Em hãy cho biết đâu không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Tôn sư trọng đạo. B. Nhân nghĩa. C. Truyền thống hiếu thảo. D. Đốt nhiều vàng mã. Câu 9: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Có thêm kinh nghiệm. B. Có thêm tiền tiết kiệm. C. Có rất nhiều bạn bè. D. Không phải lo về việc làm.
- Câu 10: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên. C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 11: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền A. học tập. B. dân chủ. C. sáng tạo. D. phát triển. Câu 12: Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần tránh biểu hiện nào sau đây? A. Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc, máy móc. B. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. C. Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, tình huống từ nhiều góc độ khác nhau. D. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Câu 13: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập. B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc. C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập. D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài. Câu 14: Điều gì thể hiện chúng ta tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia? A. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của các dân tộc. B. Miệt thị màu da. C. Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình. D. Cả A và C đều đúng. Câu 15: Tượng nữ thần tự do là một trong những biểu tượng của nước nào? A. Mỹ B. Nhật C. Trung Quốc D. Pháp Câu 16: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì? A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới. B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước. D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia. Câu 17: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giá cả tăng B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn Câu 18: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Lao động. B. Lao động tự giác. C. Tự lập. D. Lao động sáng tạo. Câu 19: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền A. học tập. B. dân chủ. C. sáng tạo. D. phát triển. Câu 20: Biểu hiện của lao động sáng tạo là A. tự giác học bài và làm bài. B. cải tiến phương pháp học tập. C. thực hiện đúng nội quy của trường lớp. D. đi học và về đúng giờ quy định. II. Tự luận (5.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước? Hãy kể những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết.
- Câu 2. (2,0 điểm) Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau: a) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau. b) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời. Câu 3. (1,0 điểm) Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình. Lòng tự hào về truyền thống dân tộc biểu hiện của qua việc làm của N trong trường hợp trên như thế nào? UBND THÀNH PHỐ KON TUM HƯỚNG DẪN, ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH -THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2024-2025 Môn:GDCD-Lớp: 8 (Bản hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu hoặc ý đúng được 0,25 điểm 2. Phần tự luận: - Tổng điểm của mỗi phần không làm tròn; điểm tổng của toàn bài kiểm tra được làm tròn đến 01 chữ số thập phân.(0,25đ → 0,3đ; 0,75đ → 0,8đ). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: 1. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 học sinh chọn đúng đáp án, mỗi câu đúng được 0,25 điểm (5,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Mã D A C D A A D B D D B D A B A A B B C B Đề 1 Mã C D A A C D B D A D C A B D A B B B C B Đề 2 2. Phần tự luận: (5,0 điểm) Học sinh cần nêu được những nội dung sau: (cả hai mã đề 01,02) Câu Nội dung đáp án Điểm Truyền thống của dân tộc Việt Nam là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc; là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ 0,5 quốc; Câu 1 là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn trong cộng (2,0) đồng, xã hội. 0,5 Lòng tự hòa về truyền thống được thể hiện thông qua lời nói, hành động, thái độ, cảm xúc,… 0,5 và được biểu hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội như: Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; tích cực, sáng 0,5 tạo trong học tập, lao động và sản xuất. - Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ở một vùng nói riêng và trên thế giới nói 1,0 Câu 2 chung, có sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa (2,0) và cách biểu đạt văn hóa,… Mỗi nền văn hóa ấy lại có những nét đặc trưng, nét đẹp riêng đáng để chúng ta tiếp thu, học hỏi.
- - Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: việc sử dụng pha trộn, lạm dụng 1,0 nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp sẽ làm mất đi nét đẹp, sự trong sáng của ngôn ngữ; đồng thời, cũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với ngôn ngữ bản địa. Bạn N trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam; 1,0 Câu 3 dù là du học sinh, đang học tập tại nước ngoài, nhưng N vẫn cùng (1,0) nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người. BGH DUYỆT TCM DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ Trần Thị Nhung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn