intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường TH&THCS Chư Hreng, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường TH&THCS Chư Hreng, Kon Tum’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường TH&THCS Chư Hreng, Kon Tum

  1. UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH -THCS CHƯ HRENG NĂM HỌC 2024-2025 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian 20 phút (không tính thời gian phát đề) Họ tên:........................................................Lớp:................ Mã đề Điểm Lời phê của giáo viên 801 (Đề gồm 2 trang) Mã đề: 01 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm - mỗi lựa chọn đúng 0,25 điểm). Câu 1. Đâu là truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam? A. Yêu nước. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa. Câu 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 3. Truyền thống dân tộc là những giá trị A. vật chất. B. tinh thần. C. của cải. D. tài sản Câu 4. Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình A. phát triển của mỗi cá nhân. B. hội nhập của đất nước. C. duy trì hạnh phúc gia đình. D. thúc đẩy kinh tế - xã hội. Câu 5. Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 6: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. Câu 7: Em hãy cho biết đâu không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Tôn sư trọng đạo. B. Nhân nghĩa. C. Truyền thống hiếu thảo. D. Đốt nhiều vàng mã. Câu 8: Những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ thích dùng hàng ngoại, chê bai hàng của Việt Nam. B. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới. C. Sử dụng tiếng Việt cách tân theo tiếng nước ngoài. D. Bắt chước cách ăn mặc hở hang của một số số nước ở nơi công cộng Câu 9: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao. C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương. D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao. Câu 10: Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi dân tộc khác: A. Chỉ dùng hàng ngoại B. Chê bai hàng nước ngoài C. Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác D. Chê hàng Việt Nam Câu 11: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Giá trị tốt đẹp. B. Mọi hệ giá trị. C. Hủ tục lạc hậu. D. Phong tục lỗi thời.
  2. Câu 12. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. truyền thống của các dân tộc. B. hủ tục của các dân tộc. C. vũ khí của các dân tộc. D. tiền bạc của mỗi dân tộc. Câu 13: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phê phán hành vi nào dưới đây? A. Phân biệt giữa các dân tộc. B. Học hỏi giữa các dân tộc. C. Giao lưu giữa các dân tộc. D. Thi đua giữa các dân tộc. Câu 14: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên. C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 15: Em không đồng ý với nhận định nào dưới đây? A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam. B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam. C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá. Câu 16: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam? A. Bắc bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc. Câu 17: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Yêu nước chống ngoại xâm. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 18. Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là A. làm việc theo thói quen. B. làm việc tự do, cẩu thả. C. làm việc thường xuyên, nỗ lực. D. làm theo mệnh lệnh người khác. Câu 19. Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo? A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân. B. Hoàn thiện và phát triển bản thân. C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc. D. Do áp lực gia đình và bạn bè. Câu 20. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động là đề cập đến hoạt động lao động mang tính A. tự phát. B. tự giác. C. tự do. D. sáng tạo. ------------------HẾT--------------
  3. UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH -THCS CHƯ HRENG NĂM HỌC 2024-2025 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian 25 phút (không tính thời gian phát đề) PHẦN II: TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy trình bày hiểu biết của mình về những việc nên làm và không nên làm để thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và giải thích tại sao? Câu 2. (3,0 điểm) Tình huống: Với mục đích làm cho khuôn viên nhà trường ngày càng sạch đẹp, lớp của Dung đã tổ chức hoạt động lao động tập thể vào ngày chủ nhật. Các bạn trong lớp rất hào hứng tham gia và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lao động. Tuy nhiên, bạn Bình lại không tham gia với lí do còn bận việc nhà. a) Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của các bạn trong lớp Dung và bạn Bình trong tình huống trên. b) Nếu là Dung em sẽ giải thích như thế nào để Bình tích cực tham gia các hoạt động lao động. c) Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào ? ..... Hết .....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2