intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A Họ và tên:....................................................; Lớp:............ Phần I. Trắc nghiệm: (5.0điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc? A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa. Câu 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 3. Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình A. duy trì hạnh phúc gia đình. B. duy trì mê tín dị đoan. C. phát triển của mỗi cá nhân. D. thúc đẩy kinh tế - xã hội. Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc. B. Tìm hiểu về truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc. C. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc. D. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc. Câu 5. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình? A. Tự ti về dân tộc mình. B. Tự hào về dân tộc mình. C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc. D. Phê phán mọi dân tộc. Câu 6. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc giúp chúng ta điều gì? A. Được đi du lịch khắp nơi trên thế giới. B. Có cơ hội hiểu biết về các dân tộc, các nền văn hoá trên thế giới. C. Thể hiện được bản thân mình với thế giới. D. Bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Câu 7. Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là A. làm việc theo thói quen. B. làm việc tự do, cẩu thả. C. làm việc thường xuyên, nỗ lực. D. làm theo mệnh lệnh người khác. Câu 8. Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 9. Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam. B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới. C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài. D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật. Câu 10. Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi A. lao động tự giác. B. lao động ép buộc.
  2. C. lao động tự phát. D. lao động sáng tạo. Phần II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? a. Trong mọi ngành nghề, sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả lao động. b. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được. Câu 2 ( 2 điểm) Trong tiết học Giáo dục công dân của lớp 8A, giáo viên tổ chức buổi thảo luận về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá. Học sinh được yêu cầu thảo luận và tranh luận về những việc làm thể hiện sự tôn trọng và giữ gìn văn hoá dân tộc trong quá trình học hỏi từ các nước khác. Trong buổi thảo luận, hai học sinh có những ý kiến trái ngược nhau. Minh: Nhấn mạnh rằng bản sắc văn hoá dân tộc cần được ưu tiên hàng đầu, và chúng ta nên giữ gìn truyền thống, không nên quá mở cửa và tiếp thu nhiều ảnh hưởng từ nước ngoài vì có thể làm mai một văn hoá dân tộc. Kha: Đưa ra ý kiến rằng học hỏi từ các nền văn hoá khác không chỉ không làm mất đi bản sắc dân tộc, mà còn giúp văn hoá nước mình phong phú hơn. Kha tin rằng việc tiếp thu những giá trị tích cực từ các quốc gia khác có thể giúp cải thiện đời sống xã hội và làm cho văn hoá trở nên đa dạng hơn. Câu hỏi: a/ Em có đồng ý kiến của bạn nào? Vì sao? b/ Theo em, làm thế nào để chúng ta có thể vừa học hỏi từ các nước khác, vừa bảo tồn được bản sắc văn hoá riêng? Câu 3 ( 1 điểm): Vận dụng kiến thức đã học hãy cho biết câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống đó? ===== HẾT=====
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B Học sinh làm trên tờ đề này Họ và tên:....................................................; Lớp:............ Phần I. Trắc nghiệm(5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Hành vi nào dưới đây vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam? A. Con cái đánh chửi cha mẹ. B. Con cháu kính trọng ông bà. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau. D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Câu 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 3. Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình A. duy trì hạnh phúc gia đình. B. hội nhập của đất nước. C. phát triển của mỗi cá nhân. D. thúc đẩy kinh tế - xã hội. Câu 4. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc là gì? A. Phê phán những thói quen của dân tộc. B. Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. C. Chỉ trích các phong tục, tập quán cũ của đất nước. D. Không quan tâm đến các di sản văn hóa của quốc gia. Câu 5. Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 6. Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây? A. Kỳ thị giữa các dân tộc. B. Học hỏi giữa các dân tộc. C. Giao lưu giữa các dân tộc. D. Hợp tác giữa các dân tộc. Câu 7. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. truyền thống của các dân tộc. B. hủ tục của các dân tộc. C. vũ khí của các dân tộc. D. tiền bạc của mỗi dân tộc. Câu 8. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? A. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc. B. Phân biệt văn hóa các dân tộc. C. Xúc phạm văn hóa dân tộc khác. D. Chà đạp truyền thống dân tộc khác. Câu 9. Quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động là nói đến hoạt động lao động A. chăm chỉ. B. sáng tạo. C. lười nhát. D. tự nhiên. Câu 10. Một cá nhân lao động cần cù thì trong công việc họ luôn có xu hướng A. chờ đợi kết quả người khác. B. làm việc chăm chỉ, chịu khó. C. sao chép kết quả người khác. D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè.
  4. Phần II.Tự luận: (5,0 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? a. Lao động trí óc đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự sáng tạo hơn lao động chân tay. b. Trong lao động, chăm chỉ là đủ để thành công mà không cần sáng tạo. Câu 2 ( 2 điểm): Trong một tiết học Giáo dục công dân của lớp 8A, các học sinh được chia thành nhóm và thảo luận về việc tôn trọng sự đa dạng văn hoá và dân tộc trên thế giới. Câu hỏi tranh luận được đưa ra: "Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng đối với sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?" Trong quá trình thảo luận, Lan cho rằng: cần chủ động, tích cực giao lưu để tìm hiểu văn hoá các nước khác để hiểu rõ và có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp. Trái ngược với Lan, Bảo cho rằng: không nên học hỏi văn hoá của các nước khác, vì điều này có thể làm cho mỗi quốc gia mất đi bản sắc văn hoá riêng. a) Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao? b) Theo em, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta có nên bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc tuyệt đối hay cần mở cửa đón nhận và học hỏi từ các nền văn hoá khác? Câu 3 ( 1 điểm): Vận dụng kiến thức đã học hãy cho biết câu tục ngữ: “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống đó? ===== HẾT=====
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2