intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

  1. KHUNG MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 9 NĂM HỌC: 2024-2025 MA TRẬN TT Chủ đề/Bài Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức Tổng số câu Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu thấp cao TN T TN TL TN TL TN TL TN TL L 1 Bài 1: Sống có lí tưởng 4 1 1 5 1 2 Bài 2: Khoan dung 4 1 1 5 3 Bài 3: Tích cực tham gia 4 1 1 5 1 các hoạt động cộng đồng Tổng số câu 12 3 1 1 1 15 2 Tổng số điểm 4 1 2 2 1 5 5 Tỉ lệ % 40 30 20 10 50 50
  2. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức dung Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh Chủ Vận kiến giá Nhận Thông Vận đề dụng thức biết hiểu dụng cao Nhận biết: 1. Sống - Nêu được khái niệm sống có lí tưởng. GDĐ có lí - Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt 1TN Nam. 4TN 1TL Đ tưởng Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. Nhận biết: - Nêu được khái niệm khoan dung. - Liệt kê được các biểu hiện của khoan dung. 2. Thông hiểu: GDĐ 1TN Khoan Giải thích được giá trị của khoan dung. 4TN 1TL Đ Vận dụng cao: dung Lựa chọn được cách thể hiện khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và thực hiện theo cách đã chọn. Nhận biết: - Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng. - Liệt kê được một số hoạt động cộng đồng. 3. Tích - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng. tham gia Thông hiểu: GDK 1TN các hoạt Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các 4TN NS hoạt động cộng đồng. 1TL động Vận dụng: cộng - Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm đồng với các hoạt động cộng đồng. - Xác định được những hoạt động chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia. Tổng số câu 12 4 1 1 4 3 2 1 Tổng số điểm 40 30 20 10 Tỉ lệ %
  3. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: GDCD – LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau (A hoặc B, C, D), rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là biểu hiện của khái niệm nào dưới đây? A. Sống vì bản thân. B. Sống có lý tưởng. C. Sống vụ lợi. D. Sống tư lợi. Câu 2. Người sống có lý tưởng là người xác định được mục đích sống A. cao đẹp. B. vụ lợi. C. tư lợi. D. cho mình. Câu 3. Nội dung nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay? A. Tích cực học tập và tu dưỡng. B. Chạy theo lối sống hưởng thụ. C. Từ bỏ quá khứ chạy theo đồng tiền. D. Dám từ bỏ tất cả để vụ lợi Câu 4. Sống có lý tưởng giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành A. thủ đoạn của bản thân. B. mục tiêu của bản thân. C. âm mưu của bản thân. D. các thủ đoạn để vụ lợi. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của người sống có lí tưởng? A. Sống có lí tưởng góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. B. Sống có lí tưởng là biết đặt ra mục tiêu sống đúng đắn và quyết tâm thực hiện. C. Sống có lí tưởng là sống buông thả, ham chơi, không đặt mục tiêu đúng đắn cho bản thân. D. Sống có lí tưởng có ý nghĩa lớn giúp nhận ra giá trị bản thân, có động lực vượt qua khó khăn. Câu 6. Người luôn lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến là biểu hiện của A. giản dị. B. trung thực. C. khoan dung. D. khiêm tốn. Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về lòng khoan dung? A. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết. B. Người khoan dung là người không định kiến, hẹp hòi trong mọi việc. C. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị với người khác. D. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người xung quanh. Câu 8. Biểu hiện nào sau đây là khoan dung? A. Hay chấp vặt, thù dai. B. Sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân. C. Định kiến, phân biệt đối xử. D. Tôn trọng cá tính, thói quen của người khác. Câu 9. Câu tục ngữ nào sau đây nói về khoan dung? A. Học thầy không tày học bạn. B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về giá trị của lòng khoan dung? A. Lòng khoan dung là đức tính tốt đẹp của mỗi người. B. Khoan dung mang đến nhiều giá trị nhân văn thiết thực ở trong cuộc sống.
  4. C. Lòng khoan dung giúp cuộc đời luôn tràn ngập niềm vui và sống hạnh phúc. D. Lòng khoan dung sẽ khiến cho con người thù hận và chà đạp lẫn nhau trong cuộc sống. Câu 11. Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân hoặc tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Hoạt động ngoại giao. B. Hoạt động kinh tế. C. Hoạt động cộng đồng. D. Hoạt động khoa học. Câu 12. Việc làm thể hiện học sinh tích cực tham gia hoạt động cộng đồng là A. tham gia quét dọn đường làng. B. chăm chỉ làm bài tập về nhà. C. trồng cây xanh trong vườn nhà. D. cho bạn mượn đồ dùng học tập. Câu 13. Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động cộng đồng? A. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. C. Hoạt động xây dựng chính sách. D. Hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan. Câu 14. Theo em những ý kiến dưới đây, ý kiến nào là sai? A. Học sinh cần động viên người thân, bạn bè cùng tham gia. B. Hưởng ứng phong trào làm Xanh, Sạch, Đẹp đường làng, ngõ xóm. C. Chỉ những cá nhân có điều kiện kinh tế mới tham gia được hoạt động cộng đồng. D. Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng giúp mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân hơn. Câu 15. Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Yêu nước, yêu tập thể. B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. C. Rộng lượng, chân thành. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hưởng ứng phong trào ủng hộ xây trường học cho học sinh ở vùng cao, trường X đã tổ chức giải chạy. Với mỗi học sinh tham gia cuộc thi, nhà trường sẽ đóng góp 20 nghìn đồng để ủng hộ cho phong trào. Thông qua hoạt động này, tổng số tiền ủng hộ là 30 triệu đồng, trong đó có 10 triệu đồng được nhà trường tài trợ từ 500 học sinh tham gia giải chạy và 20 triệu đồng đến từ các nhà hảo tâm. Mỗi bạn học sinh tham gia giải chạy đều cảm thấy việc làm của mình thật ý nghĩa, góp phần phát huy sức mạnh của cộng đồng. a) Hãy cho biết ý nghĩa của hoạt động cộng đồng trong phần thông tin trên? b) Các chủ thể tham gia hoạt động cộng đồng trên sẽ nhận được điều gì? Câu 2 (2,0 điểm) Bạn Nga rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn Nga thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn Nga nữa. a. Nhận xét gì về thái độ và hành vi của bạn Nga? Em sẽ đưa ra lời khuyên gì dành cho bạn? b. Hãy chia sẻ một số việc làm thể hiện sự khoan dung của bản thân em đối với người khác? Câu 3 (1,0 điểm) Những suy nghĩ, hành động, việc làm của chủ thể dưới đây có thể hiện lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay không? Vì sao? Anh K rất say mê nghiên cứu khoa học, anh đã chế tạo một chiếc xe tải cũ thành một thư viện lưu động để mang sách đến cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa. .................... HẾT .....................
  5. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: GDCD – LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau (A hoặc B, C, D), rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Ý nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của người có lí tưởng cao đẹp? A. Luôn có nhiều bạn. B. Sẽ giàu có về tâm hồn. C. Luôn được mọi người tôn trọng. D. Được nhiều người biết đến. Câu 2. Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp? A. Dễ làm, khó bỏ B. Nước đến chân mới nhảy. C. Phận ai người ấy lo. D. Thắng không kiêu, bại không nản Câu 3. Sống có lí tưởng có ý nghĩa gì đối với đất nước? A. Được xã hội công nhận, tôn trọng. B. Góp phần xây dựng dân giàu nước mạnh. C. Giúp con người có động lực phấn đấu. D. Trở thành người có năng lực và bản lĩnh. Câu 4. Đâu không phải là lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay? A. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Nỗ lực học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe. C. Tham gia các tổ chức chống phá Đảng và Nhà nước. D. Tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của người sống có lí tưởng? A. Sống có lí tưởng là sống buông thả, không đặt mục tiêu đúng đắn cho bản thân. B. Sống có lí tưởng là biết đặt ra mục tiêu sống đúng đắn và quyết tâm thực hiện. C. Sống có lí tưởng góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hơn. D. Sống có lí tưởng mang ý nghĩa lớn, có động lực để chúng ta vượt qua khó khăn. Câu 6. Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung? A. Khi T làm sai thì T xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm. B. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình. C. Bạn C thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp. D. Cô M luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em. Câu 7. Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người có đức tính nào sau đây? A. Trung thực. B. Khoan dung. C. Tự trọng. D. Sống giản dị. Câu 8. Điền vào chỗ dấu ba chấm: “Khoan dung là một ... tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. nét đẹp B. truyền thống. C. yếu tố. D. biểu hiện. Câu 9. Lòng khoan dung giúp ích gì trong giao tiếp? A. Tăng cường sự tự tin. B. Tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng. C. Bảo vệ ý kiến cá nhân D. Tạo ra sự tranh cãi và xung đột. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về giá trị của lòng khoan dung? A. Lòng khoan dung là đức tính tốt đẹp của mỗi người, B. Khoan dung mang đến nhiều giá trị nhân văn thiết thực ở trong cuộc sống. C. Lòng khoan dung sẽ hoá giải mọi hận thù, giúp cuộc đời luôn tràn ngập niềm vui. D. Lòng khoan dung sẽ khiến cho con người thù hận và chà đạp lẫn nhau trong cuộc sống.
  6. Câu 11. Tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm mục đích: A. Để có thêm niềm vui và được mọi người chú ý đến. B. Có cơ hội để thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến C. Góp phần nhỏ bé vào hoạt động chung có ích cho cộng đồng, xã hội. D. Giúp có cơ hội làm bạn với người giàu có để nâng cao đẳng cấp của mình. Câu 12. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng? A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên. B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia. C. Dành cho những người có kinh tế cao. D. Dành cho những người có chức quyền. Câu 13. Việc làm nào của các bạn học sinh dưới đây là tham gia hoạt động cộng đồng? A. Tham gia tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. B. Dọn vệ sinh nhà cửa giúp bố mẹ vào những ngày cuối tuần. C. Chăm chỉ học tập để đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. D. Tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm. Câu 14. Hoạt động nào dưới đây là hoạt động vì cộng đồng? A. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan khu dân cư. B. Khám sức khoẻ định kì sáu tháng một lần để bảo vệ sức khoẻ cho mình. C. Tham gia các tổ chức mua bán, sản xuất, vận chuyển chất cấm để làm giàu. D. Tham gia tập luyện thể dục nhịp điệu cùng mọi người để nâng cao sức khỏe. Câu 15. Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng là gì? A. Làm cho các mối quan hệ xã hội của chúng ta trở nên phức tạp hơn. B. Không phát huy vai trò sức trẻ, không mang lại lợi ích cho cộng đồng. C. Mỗi cá nhân sống không có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và đất nước. D. Giúp mỗi cá nhân được rèn luyện về kĩ năng sống, sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Bích là thành viên tích cực tham gia hoạt động cộng đồng ở trường học. Ngoài thời gian học tập trên lớp, Bích thường cùng với thầy cô và bạn bè tham gia các dự án thiện nguyện, quyên góp, ủng hộ sách vở cho các bạn học sinh khó khăn trên khắp mọi miền của đất nước. Khi tham gia vào các dự án vì cộng đồng, Bích và các bạn luôn cố gắng hết mình, tôn trọng, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. Bích luôn tâm niệm rằng cho đi là còn mãi, chia sẻ yêu thương với những người có hoàn cảnh khó khăn là đang ươm mầm hạnh phúc. Khi thấy Bích dành nhiều tâm huyết tham gia hoạt động cộng đồng, bạn thân của Bích khuyên Bích không nên tham gia hoạt động này để tránh ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp. a) Hãy cho biết ý nghĩa của hoạt động cộng đồng trong phần thông tin trên? b) Các chủ thể tham gia hoạt động cộng đồng trên sẽ nhận được điều gì? Câu 2 (2,0 điểm) Bạn Khánh rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn Khánh thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn Khánh nữa. a. Nhận xét gì về thái độ và hành vi của bạn Khánh? Em sẽ đưa ra lời khuyên gì dành cho bạn? b. Hãy chia sẻ một số việc làm thể hiện sự khoan dung của bản thân em đối với người khác? Câu 3 (1,0 điểm) Những suy nghĩ, hành động, việc làm của chủ thể dưới đây có thể hiện lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay không? Vì sao? Bạn P rất thích tham gia các hoạt động tình nguyện và từ thiện. P đã thành lập câu lạc bộ “Những người bạn nhỏ” để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. .................... HẾT .....................
  7. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 9 MÃ ĐỀ A I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (Mỗi câu đúng 0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A A B C C A D D D C A C C B II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Ý nghĩa của hoạt động: Giải chạy để quyên góp ủng hộ học sinh 0,25 vùng cao + Đối với xã hội: Góp phần giúp các trẻ em vùng cao có điều kiện 0,5 học tập và tiếp cận tri thức để vươn lên. Qua hoạt động này góp Câu 1 phần thực hiện quyền bình đẳng xã hội (2,0 điểm) + Đối với cá nhân. Thể hiện tình thương thân thương ái giúp đỡ lẫn 0,5 nhau trong cuộc sống - Các chủ thể tham gia vào hoạt động cộng đồng sẽ góp phần tạo 0,75 cơ hội để mỗi cá nhân được giao lưu, học hỏi và rèn luyện, mở rộng hiểu biết và nâng cao giá trị bản thân, a.- Nhận xét: Bạn Nga có hành vi và việc làm thể hiện sự thiếu 0,5 khoan dung, khi bạn Nga thường xuyên chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. - Đưa ra lời khuyên: Em sẽ khuyên bạn Nga cần lắng nghe và tôn 0,5 trọng ý kiến của các bạn trong lớp. Câu 2 c. Một số việc làm thể hiện sự khoan dung của bản thân em là: (2,0 điểm) - Bỏ qua lỗi nhỏ của một bạn trong lớp đối xử không tốt với mình. 0,5 - Thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa lỗi lầm mà bạn gây ra cho 0,5 mình. - Suy nghĩ, hành động, việc làm thể hiện lý tưởng sống đúng đắn Câu 3 + Đam mê nghiên cứu khoa học 0,25 (1,0 điểm) + Không ngững tìm tòi và chế tạo thành công thư viện lưu động để 0,25 giúp người dân tiếp cận tri thức mới - Giải thích. Những hành động và việc làm trên đã mang lại giá trị 0,5 to lớn cho cộng đồng và xã hội đó là góp phần giúp người dân vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận với các tri thức
  8. MÃ ĐỀ B I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (Mỗi câu đúng 0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C D B C A D B B B D C B D A D II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Ý nghĩa Hoạt động: Tham gia dự án thiện nguyện, quyên góp, 0,25 ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn + Đối với xã hội: Góp phần giúp các bạn có hoàn cảnh khó có 0,5 điều kiện học tập và tiếp cận tri thức để vươn lên. Qua hoạt Câu 1 động này góp phần thực hiện quyền bình đẳng xã hội (2,0 điểm) + Đối với cá nhân. Thể hiện tình thương thân thương ái giúp đỡ 0,5 lẫn nhau trong cuộc sống - Các chủ thể tham gia vào hoạt động cộng đồng sẽ góp phần 0,75 tạo cơ hội để mỗi cá nhân được giáo lưu, học hỏi và rèn luyện, mở rộng hiểu biết và nâng cao giá trị bản thân. a. - Nhận xét: Bạn Khánh có hành vi và việc làm thể hiện sự thiếu khoan dung, khi bạn Khánh thường xuyên chỉ trích những 0,5 Câu 2 điều thiếu sót của các thành viên khác. - Đưa ra lời khuyên: Em sẽ khuyên bạn Khánh cần lắng nghe (2,0 điểm) 0,5 và tôn trọng ý kiến của các bạn trong lớp. b. Một số việc làm thể hiện sự khoan dung của bản thân em là: - Bỏ qua lỗi nhỏ của một bạn trong lớp đối xử không tốt với 0,5 mình. - Thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa lỗi lầm mà bạn gây ra 0,5 cho mình. Câu 1 - Suy nghĩ, hành động, việc làm thể hiện lý tưởng sống đúng (1,0 điểm) đắn: + Tham gia hoạt động tình nguyện và từ thiện là việc làm đúng 0,25 đắn và cao đẹp. + Thành lập câu lạc bộ “Những người bạn nhỏ” để giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đây là hành động nhân văn và có 0,25 ý nghĩa lớn. - Giải thích. Những hành động và việc làm trên đã mang lại giá 0,5 trị to lớn cho cộng đồng và xã hội đó giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt những khó khăn của cuộc sống, vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng.
  9. *Lưu ý: Các câu hỏi phần tự luận, học sinh có thể có cách giải thích, diễn đạt khác, miễn là hợp lí, dựa vào phần trả lời của học sinh giáo viên ghi điểm. Ghi chú: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT: Học sinh khuyết tật trả lời Phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 15 (mỗi câu đúng 0,5 điểm) và phần Tự luận câu 1 (đúng được 2,5 điểm) DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ TPCM Lê Thị Bích Hạnh Nguyễn Thị Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
55=>1