intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PT DTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PT DTNT Tỉnh Quảng Trị” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PT DTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. TIẾT THỨ 17: KIỂM TRA GIỮA KỲ HK 1 – GDKT&PL 10 I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Mức độ nhận thức Tổng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT Tiết kiến thức Trắc nghiệm Trắc nghiệm Tự luận Tự luận CH Điểm TG CH Điểm TG CH Điểm TG CH Điểm TG CH Điểm TG TN TL TN TL TN TL Bài 1: Các hoạt động 1 kinh tế cơ 3 3 0,75 2,25 2 0,5 2,5 5 1,25 4,75 bản trong đời sống xã hội 1 2 10 1 2 10 Bài 2: Các 2 chủ thể của 3 3 0,75 2,25 2 0,5 2,5 5 1,25 4,75 nền kinh tế Bài 3: Thị 3 trường 3 3 0,75 2,25 3 0,75 3,75 6 1,5 6 Bài 4: Cơ chế 4 thị trường 3 3 0,75 2,25 3 0,75 3,75 1 1 8 6 1 1,5 1 6 8 Bài 5: Ngân 5 sách nhà 3 4 1 3 2 0,5 2,5 6 1,5 5,5 nước Tổng 15 16 4 12 12 3 15 1 2 10 1 1 8 28 2 7 3 27 18 Tỷ lệ % 40 30 20 10 30 10 45 Tỷ lệ chung 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Nội dung Nhận Thông Vận Vận dụng TT Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá kiến thức biết hiểu dụng cao
  2. - Nhận biết: + Nêu được khái niệm hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Bài 1: Các - Thông hiểu: hoạt động + Chỉ ra được những biểu hiện của hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. kinh tế cơ 3 2 1 + Lý giải được mối liên hệ giữa các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. bản trong - Vận dụng đời sống xã + Chỉ ra được những hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hội đang diễn ra trong thực tiễn. + Xác định được những việc làm cụ thể của bản thân để tham gia hiệu quả vào các hoạt động của nền kinh tế. 1 - Nhận biết: + Nhận biết được các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. - Thông hiểu Bài 2: Các + Chỉ ra được vai trò, vị trí của các chủ thể trong nền kinh tế. 2 chủ thể của 3 2 - Vận dụng nền kinh tế + Xác định được những việc làm cụ thể của bản thân và gia đình khi tham gia vào từng chủ thể của nền kinh tế. + Đánh giá được việc tham gia của các chủ thể trên. - Nhận biết: + Nêu được khái niệm thị trường, + Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường. - Thông hiểu: Bài 3: Thị + Phân tích, lý giải được các yếu tố cấu thành thị trường. Chỉ ra được các 3 3 1 3 căn cứ để phân chia các loại thị trường. trường + Nêu được ví dụ, việc làm thể hiện các chức năng của thị trường cũng như sự vận các chức năng này bằng những hoạt động kinh tế cụ thể. - Vận dụng cao: Vận dụng các chức năng của thị trường để phân tích các hiện tượng kinh tế. - Nhận biết: + Nêu được khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường, khái niệm, chức năng của giá cả thị trường, - Thông hiểu: Bài 4: Cơ + Phân tích, lý giải được tính hai mặt của cơ chế thị trường. 3 3 4 chế thị + Nêu được ví dụ, việc làm thể hiện sự vận dụng ưu điểm và khắc phục hạn trường chế của cơ chế thị trường. + Nêu được một số trường hợp cụ thể mà các chủ thể kinh tế vận dụng các chức năng của giá cả thị trường. - Vận dụng cao:
  3. + Áp dụng được những mặt tích cực của cơ chế thị trường để giải quyết các vấn đề kinh tế đặt ra. Bước đầu có kiến thức vận dụng chức năng của giá cả thị trường vào tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp. + Đề xuất, lựa chọn được một số giải pháp phù hợp để vận dụng cơ chế thị trường trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nhận biết: + Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước. + Nêu được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện ngân sách nhà nước. - Thông hiểu: + Chỉ ra được các khoản thu chi cấu thành ngân sách nhà nước. Bài 5: Ngân + Phân tích được mục đích của việc thu chi ngân sách nhà nước. 5 sách nhà 4 2 + Nêu được một số ví dụ thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc nước thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước. - Vận dụng cao: + Phân tích đánh giá được những việc làm cụ thể của bản thân và người khác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế có liên quan đến vấn đề ngân sách nhà nước. Đề xuất, lựa chọn được một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ 1 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN GDKT&PL - LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ...............................................................Lớp : ................... Mã đề 001 Câu 1: Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường. A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. C. Kích thích đổi mới công nghệ. D. Làm cho môi trường bị suy thoái. Câu 2: Hoạt động phân phối – trao đổi có vai trò gì trong đời sống xã hội?
  4. A. Quan trọng để xã hội tồn tại. B. Trung gian, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. C. Đáp ứng nhu cầu của con người. D. Cơ sở tồn tại của xã hội. Câu 3: Thị trường không có yếu tố nào dưới đây? A. Hàng hóa. B. người truy thu. C. Người mua. D. Tiền tệ. Câu 4: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. B. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội. C. Ngân sách nhà nước là công cụ đề điều tiết thị trường. D. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội. Câu 5: Theo quy định của Luật ngân sách, hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc A. hoàn trả trực tiếp. B. không hoàn trả trực tiếp. C. chi nhưng không thu. D. thu nhưng không chi. Câu 6: Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là: A. Kinh tế thị trường. B. Thị trường. C. Cơ chế thị trường. D. Giá cả thị trường. Câu 7: Lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá, dịch vụ là A. kinh tế. B. sản xuất. C. thị trường. D. chợ. Câu 8: Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định được gọi là A. giá trị thặng dư. B. giá trị sử dụng. C. giá cả cá biệt. D. giá cả thị trường. Câu 9: Vì sao cần tiêu dùng hợp lý, có kế hoạch? A. Tiêu dùng là kết quả của quá trình sản xuất. B. Tiêu dùng là mục đích, động lực thúc đẩy hoạt động phân phối. C. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. D. Tiêu dùng là kết quả của hoạt động phân phối. Câu 10: Chủ thể sản xuất cần tuân thủ A. pháp luật B. văn hóa của đất nước C. nhu cầu hàng hóa D. kinh tế
  5. Câu 11: Hoạt động tiêu dùng đóng vai trò gì trong đời sống xã hội? A. Quyết định mọi hoạt động của xã hội. B. Cơ sở tồn tại xã hội. C. Giúp con người thỏa mãn nhu cầu. D. mục đích của hoạt động sản xuất. Câu 12: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. thừa nhận giá trị hàng hóa. B. biểu hiện bằng giá cả. C. đo lường giá trị hàng hóa. D. làm trung gian trao đổi. Câu 13: Nội dung nào không phải là vai trò của ngân sách nhà nước? A. Công cụ quan trọng để kiềm chế lạm phát. B. Phân phối lại thu nhập cho người dân. C. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế D. Huy động nguồn vốn cho nền kinh tế. Câu 14: Cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội nhằm thu lợi nhuận được gọi là gì? A. Chủ thể tiêu dùng. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể nhà nước. D. Chủ thể sản xuất. Câu 15: Hoạt động kinh tế nào đóng vai trò cơ bản nhất trong các hoạt động của con người? A. Tiêu dùng B. Phân phối C. Trao đổi D. Sản xuất Câu 16: Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người? A. Hoạt động sản xuất. B. hoạt động tiêu dùng. C. Hoạt động trao đổi. D. Hoạt động phân phối. Câu 17: Ý kiến nào dưới đây của ông T không đúng khi nói về đặc điểm của ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì lợi ích chung. B. Ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện. C. Ngân sách nhà nước phải do Quốc hội thông qua và quyết định. D. Ngân sách nhà nước là các khoản thu, chi không được dự toán. Câu 18: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi giảm giá. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá. D. Tư vấn công dụng sản phẩm. Câu 19: Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian là bao lâu?
  6. A. Một quý B. Hai năm. C. Năm năm D. Một năm. Câu 20: Thị trường có mấy mối quan hệ cơ bản? A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 21: Hoạt động trao đổi là hoạt động: A. phù hợp với người tiêu dùng. B. kết nối tiêu dùng với sản xuất C. thực hiện mua bán phù hợp D. đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng Câu 22: Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách A. cấp trung ương. B. trung ương và địa phương. C. trung ương và quốc gia. D. cấp địa phương. Câu 23: Qua quan sát, A biết thị trường đang thiếu mít không hạt để bán. Đều này thể hiện chức năng nào của thị trường? A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. B. Thông tin. C. Định lượng. D. Điều tiết sản xuất. Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường? A. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá B. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. C. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường. D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Câu 25: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cơ chế thị trường? A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Đổi mới công nghệ sản xuất. Câu 26: Nền kinh tế nước ta gồm mấy chủ thể cơ bản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 27: Hoạt động sản xuất là hoạt động A. sinh hoạt hằng ngày trong đời sống. B. học tập, trao đổi, nghiên cứu khoa học. C. làm những điều mình thích. D. tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
  7. Câu 28: Câu tục ngữ "Cá lớn nuốt cá bé" chỉ quy luật kinh tế nào? A. Quy luật giá trị B. Quy luật cạnh tranh C. Quy luật cung – cầu D. Quy luật lưu thông tiền tệ Câu 29: (2,0 điểm) Anh H là một kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp phần mềm tin học cho lĩnh vực giáo dục. Năm nay, công ty đã thực hiện thành công một dự án sản xuất phần mềm cho giáo dục, được thị trường đón nhận. Nhờ thành công này, ngoài tiền lương hằng tháng theo hợp đồng lao động, anh H và những người tham gia dự án còn được hưởng thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện dự án. Kết quả phân phối thu nhập này đã khích lệ các thành viên công ty tích cực, chủ động và sáng tạo hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. a) Từ thông tin trong trường hợp trên, em hãy cho biết anh H và đồng nghiệp nhận được những gì sau quá trình thực hiện dự án tại công ty? b) Kết quả nhận được của người lao động có tác dụng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo? Câu 30: (1,0 điểm) Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Kênh xuất khẩu phần lớn dưới hình thức nguyên liệu thô (cà phê nhân) chiếm đến 95% sản lượng cà phê sản xuất ra. Các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ cà phê nhân để chế biến ra cà phê hoà tan, cà phê hoà tan 3 trong 1,... Những sản phẩm này được xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế giới hoặc tiêu thụ nội địa. Em hãy chỉ ra sự khác biệt về chủ thể tham gia mua đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan. Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường nào? ------ HẾT ------ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN GDKT&PL – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 D A A C 2 B B C C 3 B B B C 4 D C A D 5 B A C B
  8. 6 C B A B 7 C D B A 8 D B C A 9 C D B A 10 A C C D 11 D D D B 12 A C C A 13 B B A A 14 D A A B 15 D A D D 16 A A D B 17 D D A B 18 C D C B 19 D D D A 20 B B C C 21 D D C A 22 B C B B 23 B B A B 24 C D B A 25 A A B D 26 B C D B 27 D D D B 28 B A B B Đáp án phần tự luận: Câu 1: Anh H là một kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp phần mềm tin học cho lĩnh vực giáo dục. Năm nay, công ty đã thực hiện thành công một dự án sản xuất phần mềm cho giáo dục, được thị trường đón nhận. Nhờ thành công này, ngoài tiền lương hằng tháng theo hợp đồng lao động, anh H và những người tham gia dự án còn được hưởng thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện dự án. Kết quả phân phối thu nhập này đã khích lệ các thành viên công ty tích cực, chủ động và sáng tạo hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. a) Từ thông tin trong trường hợp trên, em hãy cho biết anh H và đồng nghiệp nhận được những gì sau quá trình thực hiện dự án tại công ty?
  9. b) Kết quả nhận được của người lao động có tác dụng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo? a) Anh H và đồng nghiệp nhận được tiền lương hằng tháng, thu nhập tăng thêm sau quá trình thực hiện dự án tại công ty. b) Kết quả nhận được của người lao động có tác dụng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng một cách tích cực, chủ động, sáng tạo đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Câu 2: Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Kênh xuất khẩu phần lớn dưới hình thức nguyên liệu thô (cà phê nhân) chiếm đến 95% sản lượng cà phê sản xuất ra. Các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ cà phê nhân để chế biến ra cà phê hoà tan, cà phê hoà tan 3 trong 1,... Những sản phẩm này được xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế giới hoặc tiêu thụ nội địa. Em hãy chỉ ra sự khác biệt về chủ thể tham gia mua đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan. Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường nào? Sự khác biệt về chủ thể tham gia mua đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan là: + Đối với cà phê nhân: chủ thể tham gia mua là các doanh nghiệp. + Đối với cà phê hoà tan: chủ thể tham gia mua là người tiêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới hoặc tiêu thụ nội địa, (chủ thể tham gia bán là các doanh nghiệp) - Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường là: thị trường thế giới hoặc thị trường nội địa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2