intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN GDCD LỚP 10 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu) DE CHINH THUC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 802 I.Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân được gọi là A. Chủ thể tiêu dùng. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể sản xuất. D. Chủ thể nhà nước. Câu 2: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào? A. Chủ thể Nhà nước. B. Chủ thể tiêu dùng C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể sản xuất Câu 3: Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. Nhà đầu tư chứng khoán. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể doanh nghiệp. D. Chủ thể Nhà nước. Câu 4: Đối tượng nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể trung gian? A. Đại lý bán lẻ. B. Người môi giới việc làm. C. Người mua hàng. D. Nhà phân phối. Câu 5: Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất - thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sờ nào? A. Tính chất của các mối quan hệ mua bán, trao đổi. B. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đồi. C. Vai trò của các đối tượng mua bán, trao đổi. D. Đối tượng mua bán, trao đổi. Câu 6: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm thu được nhiều lợi nhuận, các chủ thể sản xuất cần căn cứ vào chức năng nào của thị trường? A. Thực hiện. B. Thông tin. C. Điều tiết. D. Thanh toán. Câu 7: Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng nào sau đây của thị trường? A. Cất trữ. B. Thanh toán. C. Kiểm tra. D. Điều tiết. Câu 8: Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường. A. Làm cho môi trường bị suy thoái. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. C. Thúc đẩy phát triển kinh tế. D. Kích thích đổi mới công nghệ. Câu 9: Khi các chủ thể kinh tế căn cứ vào các thông tin của giá cả thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm thu được lợi nhuận về mình là nói về A. quy luật của giá cả thị trường. B. bản chất của giá cả thị trường. C. khái niệm giá cả thị trường. D. chức năng giá cả thị trường. Câu 10: Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nào đóng vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân? Trang 1/3 - Mã đề 802
  2. A. chủ thể tiêu dùng. B. Chủ thể nhà nước. C. chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian. Câu 11: Chủ thể sản xuất bao gồm các nhà đầu tư, sản xuất và A. Tiêu dùng. B. Kinh doanh. C. Học sinh. D. Buôn bán. Câu 12: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. khai thác cạn kiệt tài nguyên. B. hủy hoại môi trường. C. kích thích đầu cơ găm hàng. D. đổi mới quản lý sản xuất. Câu 13: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên vai trò của đối tượng giao dịch, mua bán A. Thị trường gạo, cà phê, thép. B. Thị trường trong nước và quốc tế. C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường khoa học công nghệ Câu 14: Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước? A. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. B. Môi giới bất động sản. C. Tiếp thị sản phẩm hàng hóa. D. Tìm hiểu giá cả thị trường. Câu 15: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là A. cơ chế phân phối B. cơ chế quan liêu. C. cơ chế bao cấp. D. cơ chế thị trường Câu 16: Tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhật định của nền sản xuất được gọi là A. Cung – cầu. B. Thị trường. C. Cạnh tranh. D. Kinh tế. Câu 17: Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất được gọi là A. Chủ thể nhà nước. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể sản xuất. D. Chủ thể tiêu dùng. Câu 18: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa A. người tiêu dùng với nhau. B. người sản xuất với nhau. C. người phân phối và trao đổi. D. người mua và người bán. Câu 19: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý? A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể nhà nước. C. Chủ thể trung gian. D. chủ thể sản xuất. Câu 20: Việc phân chia các loại thị trường như thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán….là căn cứ vào Trang 2/3 - Mã đề 802
  3. A. vai trò sản phẩm. B. Phạm vi không gian. C. Tính chất vận hành. D. Đối tượng giao dịch, mua bán. Câu 21: Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là A. Chủ thể tiêu dùng. B. Chủ thể sản xuất. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể Nhà nước. II.Phần tự luận (3 điểm) Câu 1: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi: Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, ngành dệt may Việt Nam đã nổ lực cải tiến kĩ thuật, đầu mới hệ thông máy móc hiện đại, nâng cao trình độ người lao động, năng lực tổ chức, quản lí, tạo ra sản phẩm chất lượng tố, mẫu mã đẹp, giá tốt. Yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của ngành dệt may Việt Nam là biết tìm hiểu nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế để tạo ra sản phẩm may mặc có chất liệu thân thiện với con người và môi trường. Nhờ nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế thị trường, ngành dệt may đã trụ vững và ngày càng phát triển. Điều gì đã giúp cho ngành dệt may ngày càng trụ vững và phát triển?(2 điểm) Câu 2: Một công ty cử 2 nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài. Anh A ghi trong báo cáo: “Địa điểm Q là thị trường không có tiềm năng, người dân ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam. Anh B ghi báo cáo : “Địa điểm Q là thị trường có tiềm năng, vì người dân ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam”. Dựa vào kiến thức bài học,em hãy nhận xét về việc làm của anh A và B trong trường hợp trên. (1 điểm) ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 802
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2