intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu) (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 801 I. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng chủ yếu của thị trường là A. trao đổi. B. thông tin. C. môi giới. D. cạnh tranh. Câu 2: Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động A. thiết yếu nhất. B. ít quan trọng. C. bình thường nhất. D. cơ bản nhất. Câu 3: Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt gọi là A. sản xuất. B. phân phối. C. lao động. D. tiêu dùng. Câu 4: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định A. giá cả hàng hóa. B. hoạt động sản xuất kinh doanh. C. giá trị tiêu dùng. D. nhu cầu cạnh tranh lành mạnh. Câu 5: Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là A. thị trường nội địa. B. giá cả thị trường. C. kinh tế thị trường. D. cơ chế thị trường. Câu 6: Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là chủ thể A. phân phối. B. tiêu dùng. C. nhà nước. D. sản xuất. Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là chủ thể trung gian trong nền kinh tế? A. Ngân hàng chính sách xã hội. B. Nhà máy sản xuất phân bón. C. Kho bạc nhà nước các cấp. D. Trung tâm môi giới việc làm. Câu 8: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý? A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể sản xuất. C. chủ thể nhà nước. D. chủ thể trung gian. Câu 9: Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước? A. Tiếp thị sản phẩm hàng hóa. B. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. C. Tìm hiểu giá cả thị trường D. Môi giới bất động sản. Câu 10: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể tiêu dùng thường gắn với việc làm nào dưới đây? A. Mua gạo về ăn. B. Phân phối hàng hóa. C. Sản xuất hàng hóa. D. Giới thiệu việc làm. Câu 11: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là A. giá trị sử dụng. B. tiêu dùng sản phẩm. C. phân phối sản phẩm. D. giá cả hàng hoá. Câu 12: Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò cung cấp thông tin giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. Nhà đầu tư chứng khoán. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể doang nghiệp. D. Chủ thể nhà nước. Câu 13: Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là A. tăng cường đầu cơ tích trữ. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. xuất hiện nhiều hàng giả. D. hủy hoại môi trường sống. Câu 14: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng chủ yếu nào sau đây? Trang 1/2 - Mã đề 801
  2. A. Cung cấp thông tin. B. Điều tiết sản xuất. C. Phương tiện cất trữ. D. Kích thích tiêu dùng. Câu 15: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội. B. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn. C. Tiết kiệm năng lượng. D. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của chủ thể nhà nước? A. Đảm bảo xã hội ổn định. B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi. C. Đảm bảo ổn định chính trị. D. Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của chủ thể kinh tế nhà nước? A. Đảm bảo ổn định chính trị. B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi. C. Đảm bảo xã hội ổn định. D. Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Câu 18: Một trong những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường là A. tiềm ẩn rủi ro,khủng hoảng, suy thoái. B. khai thác tối đa mọi nguồn nhân lực. C. kích thích đổi mới công nghệ. D. thúc đẩy phát triển kinh tế. Câu 19: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất? A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. B. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất. C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế. D. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối. Câu 20: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào? A. Chủ thể tiêu dùng. B. Chủ thể Nhà nước. C. Người sản xuất kinh doanh D. Chủ thể sản xuất. Câu 21: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia các yếu tố sản xuất cho các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi A. tiêu dùng cho sản xuất. B. phân phối cho sản xuất C. trao đổi trong sản xuất. D. sản xuất của cải vật chất. II. Phần trắc nghiệm (3 điểm). Câu 1 (2 diểm). Em hãy đọc và phân tích các thông tin sau để rút ra một số ưu điểm cơ bản của cơ chế thị trường. a. Trong bối cảnh phải cạnh tranh quyết liệt, ngành Dệt may Việt Nam đã nỗ lực cải tiến kĩ thuật, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, nâng cao trình độ người lao động và năng lực tổ chức, quản lí, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lí. b. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của ngành Dệt may Việt Nam là việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế để chuyển hướng tạo ra những sản phầm may mặc có chất liệu thân thiện với con người và môi trường. Nhờ nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế thị trường, ngành Dệt may Việt Nam đã trụ vững và ngày càng phát triển, lợi nhuận không ngừng gia tăng, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế. Câu 2 (1 điểm). Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong những trường hợp sau? a. Một công ty cử hai nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài. Người thứ nhất ghi trong báo cáo: "Địa điểm X là thị trường không có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam”. Người thứ hai báo cáo: "Địa điểm X là thị trường rất có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như chưa được biết đến hoa quả Việt Nam”. b. Để tạo nên thương hiệu cho sản phầm của công ty, lãnh đạo và các nhân viên của Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảọ sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Y đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 801
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2