intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: GD KTPL 11 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút Họ tên : ............................................................... Số báo danh................... A. TRẮC NGHIỆM: (6.0 ĐIỂM) Câu 1: Khi người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm sẽ gây ra tình trạng A. mất việc làm. B. thất nghiệp. C. thiếu việc làm. D. lạm phát. Câu 2: Thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp A. phát sinh do sự chuyển dịch không ngừng của người lao động. B. gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và thay dổi của công nghệ C. xảy ra do người lao động không muốn làm việc. D. khi người lao động muốn đi làm nhưng không tìm được việc làm. Câu 3: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy A. lao động. B. thị trường. C. lợi nhuận. D. nhiên liệu. Câu 4: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu? A. Cô M dự định khi nào đủ tiền sẽ mua xe ô tô. B. Ông N mua xe đạp điện hết gần 6 triệu đồng. C. Anh K muốn mua xe đua nhưng chưa có tiền. D. Trời nóng nực nên chị P muốn mua điều hòa. Câu 5: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. triệt tiêu lợi nhuận đầu tư. B. hạ giá thành sản phẩm. C. kiểm soát tăng trưởng kinh tế. D. tìm kiếm các hợp đồng có lợi. Câu 6: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp thường có xu hướng A. tăng giá trị cá biệt của hàng hóa. B. mở rộng quy mô sản xuất. C. tăng khối lượng cung hàng hóa D. thu hẹp quy mô sản xuất. Câu 7: Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay đó là nhà nước cần có chính sách phù hợp để A. hoàn thiện thể chế về thị trường lao động. B. hạn chế xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. C. hoàn thiện quy mô doanh nghiệp nhà nước. D. chia đều nguồn thu nhập của người lao động. Câu 8: Sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được giành những ưu thế trong sản xuất, tuê thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa. Đó là nội dung của khái niệm A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh. Câu 9: Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tương ứng với mức giá cả được xác định trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là A. cung. B. cầu. C. lạm phát. D. thất nghiệp. Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra khi trên thị trường lượng cầu giảm xuống? A. Lượng cung giữ nguyên. B. Lượng cung cân bằng. C. Lượng cung tăng. D. Lượng cung giảm. Câu 11: Trong nền kinh tế thị trường, khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã, để bảo toàn giá trị tài sản của mình, người dân có xu hướng
  2. A. Giữ nhiều tiền mặt. B. Tránh giữ tiền mặt. C. Đổi nhiều tiền mặt. D. Cất giữ tiền mặt. Câu 12: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ có biểu hiện nào sau đây? A. Thu hẹp sản xuất. B. Mở rộng sản xuất. C. Giữ nguyên quy mô sản xuất. D. Tái cơ cấu sản xuất. Câu 13: Một người lao động do không hài lòng với công việc được giao nên đã làm đơn xin nghỉ việc và rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp đó thuộc loại thất nghiệp nào sau đây? A. Thất nghiệp cơ cấu. B. Thất nghiệp chu kỳ. C.Thất nghiệp tự nguyện. D. Thất nghiệp không tự nguyện. Câu 14: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bản chất mối quan hệ cung - cầu phản ánh mối quan hệ tác động qua lại giữa A. người sản xuất và người đầu tư. B. người bán và người bán. C. người sản xuất với người tiêu dùng. D. người mua và người mua. Câu 15: Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là trong quá trình sản xuất có sự tăng giá của A. các yếu tố đầu vào. B. các yếu tố đầu ra. C. cung tăng quá nhanh. D. cầu giảm quá nhanh. Câu 16: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp? A. Do cơ sở kinh doanh đóng cửa. B. Mất cân đối cung cầu lao động. C. Thường xuyên đi làm muộn giờ. D. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Câu 17: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về A. quan hệ tài sản. B. giá trị thặng dư. C. điều kiện sản xuất. D. nguồn gốc nhân thân. Câu 18: Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách A. liên tục trong một thời gian nhất định. B. phổ biến trong một thời gian nhất định. C. bất thường trong một thời gian cố định. D. thường xuyên trong thời gian xác định. B. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI: ( 1 điểm) (Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai) Đọc thông tin sau: Anh K, L, G và J cùng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Z với quy mô trang trại hàng nghìn con. Khi giá thịt lợn hơi liên tục giảm thì anh K đã chấp nhận thua lỗ để bán hết cả đàn và chuyển sang nuôi gà khi giá gà trên thị trường đang cao; anh L vẫn nuôi cầm chừng để đợi giá lên cao; anh G bán hết cả đàn rồi lại nuôi tiếp lứa mới còn anh J bán hết cả đàn và để trống chuồng chờ đợi tình hình. a, Anh K đã vận dụng tốt quan hệ cung – cầu. Đ b, Khi giá thịt lợn hơi giảm xuống thì lượng cung thịt lợn trên địa bàn huyện Z tăng lên. S c, Anh J không nên bán hết cả đàn và để trống chuồng vì sẽ ảnh hưởng đến cung thịt lợn trên thị trường. S d, Anh L và anh G đã vận dụng sai quan hệ cung – cầu. Đ C. TỰ LUẬN: ( 3 điểm) Câu 1: ( 2 điểm): Bằng những kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, em hãy làm rõ những nhận định dưới.
  3. a. Cạnh tranh là sự chia sẻ các nguồn lực giữa những người sản xuất kinh doanh. b. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ. Câu 2: ( 1 điểm): Là thanh niên, học sinh, chúng ta cần phải làm gì để không bị thất nghiệp?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2