intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn HĐTN-HN lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn HĐTN-HN lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn HĐTN-HN lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NĂM HỌC2023 - 2024 NƯỚC OA - BẮC TRÀ MY MÔN HĐHNTN - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ..................................................... Số báo danh : ................... Mỗi câu trả lời đúng được tính 0,33 điểm. 3 câu đúng được làm tròn 1 điểm Từ 5 điểm trở lên được xếp loại Đ, dưới 5 điểm xếp loại CĐ I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Việc xác định đặc điểm riêng của bản thân có ảnh hưởng gì đến nghề nghiệp sau này? A. Định hướng nghề nghiệp theo đam mê và sở trường. B. Loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến công việc tương lai. C. Tìm ra các hướng giải quyết các khó khăn trong công việc tương lai. D. Xác định các trở ngại trong việc hướng nghiệp. Câu 2: Em là một học sinh giỏi giao tiếp tiếng Anh. Để phát huy và phát triển năng lực đó của mình em sẽ làm gì? A. Viết các bài đăng lên mạng xã hội bằng tiếng anh về các bài học tiếng Anh của mình. B. Đọc các bài báo, trang thông tin của nước ngoài bằng tiếng Anh. C. Giao tiếp với khách du lịch nước ngoài bằng tiếng Anh khi có thể. D. Dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ tại địa phương. Câu 3: Mục đích của việc khám phá đặc điểm riêng của bản thân là: A. Thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh. B. Khiến mọi người nể phục, ngưỡng mộ bản thân. C. Hiểu được điểm mạnh từ đó phát triển bản thân hơn nữa. D. Nâng cao giá trị của bản thân trong mắt người khác. Câu 4: Để tuân thủ các nội quy, quy định của nhà trường, em phải làm gì? A. Phản ánh lại sự không hài lòng về các quy định bản thân cho rằng không phù hợp. B. Đưa ra lí do để tránh phải thực hiện các nội quy, quy định. C. Làm chủ suy nghĩ, hành động, chịu trách nhiệm khi vi phạm. D. Đề xuất những quy định mới bản thân cho rằng hợp lí hơn các quy định cũ. Câu 5: Đâu là cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội? A. Đưa ra những bình luận theo phong trào đám đông. B. Tham gia các nhóm kín theo lời mời, giới thiệu của bạn bè mà không cân nhắc về nội dung. C. Kiên định, khéo léo từ chối khi bạn rủ tham gia vào các hành vi phạm pháp. D. Chủ động kết bạn với những người không quen biết. Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng về người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc? A. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân B. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp. C. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường thể hiện cảm xúc thật trong mọi hoàn cảnh. Trang 1/4 - Mã đề 001
  2. D. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường khó có thể nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm. Câu 7: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế naò? A. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia. B. Ủng hộ việc làm của Lan C. Không chơi với bạn Lan nữa. D. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích. Câu 8: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Có chí thì nên"? A. Việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có được thành công. B. Để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại. C. Hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong. D. Con người sống trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng. Câu 9: Đâu là cách để phát triển mối quan hệ với thầy cô? A. Gần gũi, chia sẻ với bạn bè khó khăn trong học tập. B. Cùng bạn thực hiện nhiệm vụ chung được giao. C. Khuyến khích các bạn tham gia các hoạt động tập thể lớp. D. Kính trọng, lễ phép. Câu 10: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía. B. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới. C. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp. D. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp. Câu 11: Đâu không phải là cách phù hợp để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò? A. Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô, bạn bè. B. Cho bạn bè nhiều lời khuyên tích cực. C. Tươi cười, chan hoà với mọi người. D. Nhờ bạn làm bài, trực nhật hộ mình. Câu 12: Đâu là mạng xã hội? A. Facebook B. E-mail. C. Driver google D. Youtube Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là trường hợp cần thay đổi trong cuộc sống? A. Phát huy truyền thống nhà trường. B. Gia đình bất ngờ gặp khó khăn trong cuộc sống. C. Chuyển nhà đến một khu dân cư khác. D. Bước vào ngôi trường mới. Câu 14: Đâu không phải là điều nên làm khi hồi hộp, lo lắng khi tiếp xúc với người lạ? A. Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. B. Suy nghĩ tích cực để trấn an bản thân. C. Tìm các chủ đề chung để trò chuyện D. Mất kiểm soát cảm xúc, lúng túng. Câu 15: Nhận xét nào sau đây là không phải cách để điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi? A. Lập kế hoạch để điều chỉnh những điểm đó Trang 2/4 - Mã đề 001
  3. B. Xác định những điểm bản thân cần điều chỉnh để thích ứng được với sự thay đổi bằng cách so sánh, đối chiếu đặc điểm của bản thân với những yêu cầu trên. C. Kiên trì rèn luyện theo kế hoạch thay đổi đã lập. D. Thay đổi theo góp ý và nhận định của một người đáng tin cậy. Câu 16: Tình bạn trong sáng có ở giới tính nào? A. Tồn tại ở bất kể giới nào. B. Không tồn tại ở bất kể giới nào. C. Chỉ có ở nam giới. D. Chỉ có ở nữ giới. Câu 17: Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội? A. Chủ động kết thúc mối quan hệ khi cần thiết. B. Chưa có lập trường và thiếu tự tin. C. Làm chủ được cảm xúc, hành động để giải quyết bất hòa. D. Cởi mở, giao tiếp với mọi người. Câu 18: Việc xác định điểm yếu của mỗi người có tác dụng gì? A. Cải thiện, củng cố và khắc phục bản thân. B. Làm nổi bật điểm mạnh của bản thân. C. Che giấu điểm yếu để hoàn thiện bản thân. D. Hoàn thiện điểm mạnh của bản thân. Câu 19: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về yêu cầu để thích ứng được với sự thay đổi? A. Kĩ năng quản lí cảm xúc. B. Lo lắng về các yếu tố khách quan. C. Vượt khó. D. Suy nghĩ tích cực. Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của việc làm chủ trong mối quan hệ đời sống? A. Luôn hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề bản thân gặp phải, giúp đỡ mình trong các hoàn cảnh khó khăn B. Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động chung. C. Bình tĩnh để làm chủ hành vi, cảm xúc trong các mối quan hệ. D. Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ. Câu 21: Học sinh có mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè là người: A. Có thành tích học tập tốt hơn các bạn khác. B. Có kĩ năng giao tiếp, hướng ngoại. C. Có những khó khăn nhất định trong cuộc sống. D. Có sức khỏe và được giao nhiệm vụ của lớp. Câu 22: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào? A. Tình bạn đầy toan tính. B. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ. C. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. D. Tình bạn để vụ lợi. Câu 23: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Người có thể làm chủ luôn hành động theo suy nghĩ, ý thích của mình B. Người có thể làm chủ luôn có cái tôi lớn, không chịu lắng nghe người khác Trang 3/4 - Mã đề 001
  4. C. Người có thể làm chủ có khả năng kiềm chế được những ham muốn của bản thân. D. Người có thể làm chủ luôn cho mình là đúng, không quan tâm đến ý kiến của mọi người. Câu 24: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường. B. Bạn bè với nhau có thể nhờ vả bất cứ chuyện gì, kể cả làm bài tập hộ. C. Không nhất thiết phải thể hiện trách nhiệm chung với lớp mới có thể giữ mối quan hệ bạn bè. D. Một mối quan hệ tốt phải dựa trên sự chân thành, tin tưởng từ cả hai phía. Câu 25: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Mỗi người đều có những đặc điểm riêng bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu. B. Đặc điểm riêng chỉ dựa trên việc xác định điểm mạnh của mỗi người.. C. Đặc điểm riêng của mỗi người chỉ là các điểm yếu của cá nhân đó. D. Đặc điểm riêng của mỗi cá nhân bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau với những người khác. II/ PHẦN TỰ LUẬN Tình huống: Em thích ca hát và thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ. Tuy nhiên bạn bè lại nói cứ thấy em tham gia hát mãi nên cũng thấy nhàm chán. Câu 26: Qua tình huống trên em thấy các bạn đã đóng góp ý kiến tích cực chưa? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 27:Em hãy chia sẻ một suy nghĩ tích cực khi gặp tình huống trên ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tình huống: Bản thân em thường hay buồn ngủ và ít tập trung vào tiết học. Câu 28: Hãy cho biết đó là điểm mạnh hay điểm yếu? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 29: Em cần làm gì để thay đổi bản thân để tập trung vào giờ học hơn? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu30: Hãy đề xuất một ý tưởng hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1