intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GHK1 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 10 A,B Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 3 trang) Họ tên : ...................................................................... Lớp: ............ Mã đề 109 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (amu): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM) Câu 1: Đồng vị là những nguyên tử có cùng A. cùng điện tích hạt nhân và số khối. B. số khối nhưng khác điện tích hạt nhân. C. số khối nhưng khác nhau số neutron. D. số proton nhưng khác nhau số neutron. Câu 2: Cho các nguyên tố Li; F; O; Na. Số nguyên tố s là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4 Câu 3: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây? A. Số hiệu nguyên tử. B. Tên nguyên tố. C. Kí hiệu nguyên tố. D. Số khối của hạt nhân. Câu 4: Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Hai nguyên tố X và Y lần lượt là A. Li, Be. B. K, Ca. C. Mg, Al. D. Na, K. Câu 5: Cation M3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số lớp electron của cation M3+ và anion Y2+ bằng nhau. B. Nguyên tố Y ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. C. Cả hai nguyên tố M và Y đều thuộc chu kì 2. D. Nguyên tố M ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA. Câu 6: Hầu hết các nguyên tử được tạo nên từ hạt A. proton và neutron. B. electron và neutron. C. electron và proton. D. electron, proton và neutron. Câu 7: Số thứ tự của nhóm (trừ He của nhóm VIIIA và hai cột 9, 10 của nhóm VIIIB) bằng A. số electron hóa trị. B. số electron 6 lớp ngoài cùng. C. số lớp electron. D. số electron. Câu 8: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số proton, neutron, electron là 18. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 5, chu kì 2, nhóm IIIA. B. ô thứ 6, chu kì 2, nhóm IVA. C. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. D. ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA. Trang 1/3 - Mã Đề 109
  2. Câu 9: Số neutron của các nguyên tử sau: lần lượt là A. 6, 7, 8. B. 6, 8, 7. C. 6, 7, 6. D. 12, 14, 14. Câu 10: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng? A. . B. . C. . D. . Câu 11: Một nguyên tử X có 17 electron và 20 neutron. Kí hiệu của nguyên tử X là A. . B. . C. . D. . Câu 12: Vị trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm VA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm IIB. D. chu kì 4, nhóm VIB. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. B. Vỏ nguyên tử được cấu thành từ các hạt electron. C. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. D. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và số neutron. C. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron. D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. Câu 15: Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là A. 4 electron. B. 2 electron. C. 8 electron. D. 6 electron. Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Số hiệu nguyên tử của R là A. 14. B. 16. C. 15. D. 19. Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học? A. . B. . C. . D. . Câu 18: Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là A. Cl, F, Li, Be. B. F, Cl, Be, Li. C. Be, Li, F, Cl. D. Li, Be, F, Cl. Câu 19: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là A. ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA. B. ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA. C. ô số 11, chu kì 3, nhóm IA. D. ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA. Câu 20: Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có năng lượng cao nhất là 3p4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên tử X? A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron. B. Trong bảng tuần hoàn, X ở nhóm IVA. Trang 2/3 - Mã Đề 109
  3. C. Trong bảng tuần hoàn, X ở chu kì 3. D. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton. Câu 21: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VA, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p5. Câu 22: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự ô nguyên tố bằng A. số electron hóa trị. B. số hiệu nguyên tử. C. số neutron. D. số khối. Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X có 10 proton. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3 và nhóm VA. B. chu kì 2 và nhóm VIIIA. C. chu kì 2 và nhóm VA. D. chu kì 3 và nhóm VIIA. Câu 24: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử tăng và độ âm điện giảm. D. bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng. Câu 25: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố ở chu kì 6 có số lớp electron là A. 5. B. 6. C. 7. D. 3. Câu 26: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, có tổng số cột là A. 18. B. 20. C. 8. D. 16. Câu 27: Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng A. số electron ở lớp ngoài cùng. B. số electron. C. số lớp electron. D. số electron hóa trị. Câu 28: Dãy gồm các nguyên tử cấu hình electron lớp ngoài có cùng dạng …ns2np6 là A. Na, K. B. Ne, Ar. C. Ne, Na. D. F, Cl. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM) Câu 1 (1đ). Cho nguyên tử X(Z=13) a) Viết cấu hình electron của X? b) Cho biết X là kim loại hay phi kim? Vì sao? Câu 2 (1đ). Hợp chất khí của nguyên tố R với hydrogen có công thức RH4. Oxide cao nhất của nó có 72,73% oxygen về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R? Câu 3 (1đ). Khi cho 2,34 gam một kim loại M thuộc nhóm IA tác dụng hết với 50 gam nước thì thu được 0,7437 lít khí H2 ở điều kiện chuẩn (250C, 1 bar). a) Xác định tên kim loại M? b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành? ---------- HẾT ---------- Ghi chú: - Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn. - Giáo viên coi kiểm tra không được giải thích gì thêm. Xem đề và đáp án các môn kiểm tra tập trung trên website của nhà trường (http://phanngochien.edu.vn/) Trang 3/3 - Mã Đề 109
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GHK1 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 10A,B Thời gian làm bài : 45 Phút CÂU 109 208 307 406 1 D A C C 2 C B D B 3 D C B A 4 C D C B 5 C B C B 6 D B B D 7 A D C A 8 B B B B 9 A B B A 10 C C D B 11 A A D D 12 A D B A 13 A C C A 14 B A C B 15 C B C A 16 D B D B 17 A A D A 18 B C D C 19 C D A B 20 B D B A 21 B D B A 22 B D A C 23 B D D A 24 D D B D 25 B A A C 26 A C D C 27 D A A B 28 B C C C ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) ĐỀ 109&307 Câu 1. Cho nguyên tử X(Z=13) a) Cấu hình electron của X (Z=13): 1s22s22p63s23p1 (0,5 đ) b) X là nguyên tố kim loại. Vì nguyên tử có 3 electron ở lớp ngoài cùng. (0,5 đ) Câu 2. Vì nguyên tố R tạo với hydrogen hợp chất có công thức RH4 nên R thuộc nhóm IVA. Oxide cao nhất của nó dạng RO2 và có 72,73% oxygen về khối lượng. (0,5 đ) Nên ta có: (0,25 đ) Vậy R là nguyên tố Carbon (C) (0,25 đ) 1
  5. Câu 3: Khi cho 2,34 gam một kim loại M thuộc nhóm IA tác dụng hết với 50 gam nước thì thu được 0,7437 lít khí H2 (ở đkc). a) Ta có: Pthh: 2M + 2H2O → 2MOH + H2 ↑ (0,25 đ)  nM =2nH2 =0,06.   Vậy M là potassium (K) (0,25 đ) b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành?  (0,25 đ)  (0,25 đ) Lưu ý: Học sinh giải theo phương pháp khác cho kết quả đúng cũng đạt điểm tối đa của câu đó. ĐỀ 208&406 Câu 1. Cho nguyên tử X(Z=15) c) Cấu hình electron của X (Z=13): 1s22s22p63s23p3 (0,5 đ) d) X là nguyên tố phi kim. Vì nguyên tử có 5 electron ở lớp ngoài cùng. (0,5 đ) Câu 2. Vì Oxide cao nhất của nguyên tố R là RO2 nên R thuộc nhóm IVA. Công thức hợp chất khí với hidrogen có dạng RH4 và có 25% hidrogen về khối lượng. (0,5 đ) Nên ta có: (0,25 đ) Vậy R là nguyên tố Carbon (C) (0,25 đ) Câu 3: Khi cho 1,84 gam một kim loại M thuộc nhóm IA tác dụng hết với 50gam nước thì thu được 0,9916 lít khí H2 (ở đkc). c) Ta có: Pthh: 2M + 2H2O → 2MOH + H2 ↑ (0,25 đ)  nM =2nH2 =0,08.   Vậy M là Sodium (Na) (0,25 đ) d) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành?  (0,25 đ)  (0,25 đ) 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2