intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP MÔN HOÁ HỌC - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 301 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM) Câu 1: Ngành nào sau đây không liên quan đến hóa học? A. Dược phẩm. B. Mĩ phẩm. C. Năng lượng. D. Vũ trụ. Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có 16 proton. Cấu hình electron nguyên tử của X là A. 1s2 2s2 2p2 3p2 4p2 5p1. B. 1s2 2s2 2p6 3s1. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s1 Câu 3: Quan sát hình 2. Và cho biết nguyên tố Phosphorus có bao nhiêu proton? Hình 2.27. Ô nguyên tố Phosphorus A. 10. B. 30. C. 15. D. 3. Câu 4: Một nguyên tử có cấu hình electron: 1s 2s 2p4. Nguyên tố này thuộc nhóm 2 2 A. VIIIA. B. VIA. C. IIA. D. IVA. Câu 5: Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử A. không có quy luật. B. tăng. C. giảm. D. không đổi. Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng về đồng vị? A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối. C. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron. Câu 7: Tính kim loại của các nguyên tử 12Mg, 19K và 17Cl giảm dần theo thứ tự là A. K > Cl > Mg. B. K > Mg > Cl. C. Cl > K > Mg. D. Mg > K > Cl. Câu 8: Các nguyên tố trong cùng chu kỳ A. có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của chúng. B. có cùng số lớp electron. C. có tính chất hóa học tương tự nhau. D. có cùng số điện tích hạt nhân. Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố đó là A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Sr. Câu 10: Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, 10 neutron hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là A. 18. B. 28. C. 19. D. 9. Trang 1/3 - Mã đề 301
  2. Câu 11: Phân lớp d chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 6. B. 14. C. 5. D. 10. Câu 12: Mỗi nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron, 7 electron và mp=1,6726.10-27kg; mn= 1,6748.10-27kg; me = 9,1094.10-31kg. Vậy khối lượng của phân tử N2 tính theo đơn vị gam (g) là A. 4,6876.10-23 g. B. 4,6876.10-26 g. C. 5,6866.10-23 g. D. 5,6866.10-26 g. Câu 13: Khẳng định nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước của hạt nhân so với kích thước của nguyên tử? A. Hạt nhân có kích thước bằng một nửa nguyên tử. B. Hạt nhân chiếm gần như toàn bộ kích thước nguyên tử. C. Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với nguyên tử. D. Hạt nhân có kích thước bằng 2/3 kích thước nguyên tử. Câu 14: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1; Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2. Dãy cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố kim loại là A. X, Z, T. B. X, Y, T. C. Y, Z, T. D. X, Y, Z. Câu 15: Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. C. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là electron và neutron. D. Nguyên tử là phần tử mang điện tích. Câu 16: Trong các AO sau, AO nào là AOs ? z z z z x x x x y y y y (a) (b) (c) (d) A. (d). B. (b). C. (c). D. (a). Câu 17: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. proton và neutron. B. proton. C. neutron. D. proton và electron. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hoá học? A. Thành phần, cấu trúc của chất. B. Ứng dụng của chất. C. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. D. Tính chất và sự biến đổi của chất. Câu 19: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra hạt A – là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Đó là Hình 1.27. Thí nghiệm tìm ra hạt A A. thí nghiệm tìm ra neutron. B. thí nghiệm tìm ra hạt nhân. C. thí nghiệm tìm ra electron. D. thí nghiệm tìm ra proton. Câu 20: Chọn phát biểu đúng về orbital nguyên tử (AO)? Trang 2/3 - Mã đề 301
  3. A. Vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động. B. Quỹ đạo chuyển động của electron. C. Bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron. D. Vùng không gian quanh nhân, trong đó có xác suất gặp electron khoảng 90%. Câu 21: Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt neutron là 28? 23 32 39 54 A. 11 Na . B. 15 P . C. 19 K . D. 26 Fe . II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM) Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố sulfur (S) nằm ở ô thứ 16 trong bảng tuần hoàn. a. Viết cấu hình electron và biểu diễn sự phân bố electron trên các AO của nguyên tử S? b. Nguyên tử S có bao nhiêu electron độc thân? Cho biết tính chất hoá học cơ bản của S (tính kim loại, phi kim, khí hiếm). Giải thích? Câu 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. a. Tìm số hạt p, n, e trong nguyên tử X? b. Viết kí hiệu nguyên tử của X (dạng A X )? Viết công thức oxide cao nhất của X với oxygen? Z Câu 3: Trong tự nhiên bromine có 2 đồng vị bền là 79Br chiếm 51% và 81Br. a. Tính nguyên tử khối trung bình của bromine? b. Tính số nguyên tử 79Br có trong 29,745 gam KBr? (Cho biết nguyên tử khối của K =39 và số Avogadro = 6,022.1023). ------ HẾT ------ (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Trang 3/3 - Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2