intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT GIỮA HỌC KỲ --------------***-------------- I (Đề có 2 trang) NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề 301 Họ và tên: ............................................... Số báo danh: ……… Lớp: 11/…. I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1. Phản ứng AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl có phương trình ion thu gọn là A. Na+ + Cl - → NaCl. B. Ag+ + Cl- → AgCl. C. Ag+ + NO3 - → AgNO3. D. Na+ + NO3 - → NaNO3. Câu 2. Một dung dịch có [H+] = 10-2 M thì dung dịch đó có môi trường A. axit. B. lưỡng tính. C. bazơ. D. trung tính. Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. CH3COOH. B. NaCl. C. CuSO4. D. NaOH. Câu 4. Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào là đúng? A. Nitơ không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc. B. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử. C. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O, NH4+, NO3- lần lượt là -3, +1, +3, +5. D. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học. Câu 5. Nhiệt phân KNO3 thu được A. K, NO2, O2. B. KNO2, O2. C. K2O, NO2. D. KNO2, NO2, O2. Câu 6. Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là bazơ? A. K2SO4. B. NH4Cl. C. HNO3. D. NaOH. Câu 7. Cho dung dịch KOH đến dư vào V ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V là A. 50. B. 100. C. 448. D. 224. Câu 8. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Na2CO3. B. H2SO4. C. Zn(OH)2. D. AlCl3. Câu 9. Có 4 lọ đựng 4 dung dịch riêng biệt, mất nhãn là NH4Cl, (NH4)2SO4, MgCl2, NaCl. Nếu chỉ được phép dùng một thuốc thử thì có thể chọn thuốc thử nào sau đây? A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. HCl và vụn đồng. D. BaCl2. Câu 10. Phương trình điện li nào sau đây viết đúng? A. NaCl → Na2+ + Cl2-. B. NaOH → Na+ + OH-. C. C2H5OH → C2H5+ + OH- . D. CH3COOH → CH3COO- + H+. Câu 11. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li xảy ra khi Mã đề 301 Trang 2/3
  2. A. các chất phản ứng phải là các chất dễ tan. B. phản ứng không phải là thuận nghịch. C. các chất phản ứng phải là các chất điện li mạnh. D. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ của chúng. Câu 12. Dung dịch H2SO4 có pH = 2. Vậy nồng độ mol/lít của H2SO4 trong dung dịch đó bằng A. 0,005M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,5M. + + - 2- Câu 13. Dung dịch Y chứa 0,01 mol K ; 0,02 mol Na ; 0,02 mol Cl và x mol SO4 . Cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan (giả sử chỉ có nước bay hơi)? A. 2,52. B. 2,40. C. 2,25. D. 2,04. Câu 14. Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch? A. NH4+; Na+; HCO3-; OH-. B. Fe2+; NH4+; NO3-; SO42-. C. Na+; Ca2+; OH-; CO32-. D. Cu2+; K+; OH-; NO3-. Câu 15. Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là A. Al, Fe. B. Ag, Fe. C. Pb, Ag. D. Mg, Zn. Câu 16. Muối nào sau đây là muối axit? A. NaNO3. B. NH4Cl. C. KHSO3. D. Na2SO4. Câu 17. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử? A. N2 + H2 → B. N2 + Li → C. N2 + O2 → D. N2 + Mg → Câu 18. Trong thực tế, người ta thường dùng muối nào để làm xốp bánh? A. NaCl. B. NH4HCO3. C. HCl. D. Na2CO3. Câu 19. Đốt cháy P trong lượng dư khí oxi thu được sản phẩm là A. PO. B. P2O. C. P2O3. D. P2O5. Câu 20. Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sản phẩm sinh ra có chất khí? A. Al2O3. B. CaO. D. Na2O. C. FeO. Câu 21. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO 3 đặc và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng. - Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai. Cho các phát biểu sau: (1) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh. (2) Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ thoát ra khỏi dung dịch. (3) Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, không hóa nâu thoát ra khỏi dung dịch. (4) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc NO 2 thoát ra khỏi ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau a) BaCl2 + Na2SO4 → b) Zn(OH)2 + KOH → Câu 2 (1,0 điểm): Trộn 100 ml dung dịch KOH 0,1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,15M, sau phản ứng thu được 200 ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
  3. Câu 3 (1,0 điểm): Cho 1,92 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X? (Cho nguyên tử khối: Mg=24; Na=23; K=39;Al=27; Cl=35,5; S=32; N=14;O=16) Học sinh được dùng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. ---------------HẾT --------------- Mã đề 301 Trang 2/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2