intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT Môn: HOÁ HỌC - LỚP 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 3 trang) Mã đề 101 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… Cho nguyên tử khối: Na = 23, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, O = 16, S = 32, C = 12, N = 14, P = 31, Na = 23, K = 39, F = 9, Cl = 35,5 , Br = 80, I = 127, S=32, Fe = 56, Mn = 55, Ag = 108, Al = 27, Zn = 65 Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7 Điểm) Tất cả các thí sinh đều phải làm phần này. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn 01 phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Các em nhớ tô Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu Trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Cho các phản ứng: (a) S + O2 → SO2; (b) S + 3F2  → SF6; (c) Hg + S  → HgS; (d) H2 + S  → H2S. Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất khử là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Cho các cân bằng sau: 0 CaCO3 (s)  CaO (s) + CO2 (g), ∆ r H 298 = 176 kJ (1) 0 2SO2 (g) + O2 (g)  2SO3 (g), ∆ r H 298 = – 198 kJ (2) Khi tăng nhiệt độ, các cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? A. (1) thuận, (2) thuận. B. (1) nghịch, (2) thuận. C. (1) thuận, (2) nghịch. D. (1) nghịch, (2) nghịch. Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. HCl. B. NaCl. C. KOH. D. K2SO4. Câu 4. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau: Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh A. tính tan nhiều trong nước của NH3. B. tính base của NH3. C. tính tan nhiều trong nước và tính base của NH3. D. tính khử của NH3. Câu 5. Ở dạng phân tử, sulfur gồm các nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành mạch vòng. Để đơn giản, người ta dùng kí hiệu S. Số nguyên tử sulfur ở dạng mạch vòng là Mã đề 101 - https://thi247.com/ Trang 1/3
  2. A. 8. B. 2. C. 6. D. 4. Câu 6. Trong tự nhiên, đơn chất nitrogen có nhiều trong A. không khí. B. mỏ khoáng. C. nước biển. D. cơ thể người. Câu 7. Phương trình điện li nào sau đây biểu diễn không đúng? A. NaCl  → Na+ + Cl–. B. NaOH  → Na+ + OH–. C. HF  → H+ + F–. D. CH3COOH   CH3COO– + H+. Câu 8. Cho sơ đồ tổng hợp ammonia trong công nghiệp theo quá trình Haber như sau : Chất Z là A. NH3. B. H2. C. Fe. D. N2. Câu 9. pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất? A. Dung dịch CH3COOH 0,1 M. B. Dung dịch NaOH 0,01 M. C. Dung dịch HCl 0,1 M. D. Dung dịch NaCl 0,1 M. o Câu 10. Cho phản ứng sau 430 C: H2(g) + I2(g)   2HI(g). Nồng độ các chất lúc cân bằng là: [H2] =  [I2] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M. Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC là: A. 5,42. B. 68,65. C. 0,32. D. 53,96. Câu 11. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng? A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc. B. Ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học. C. Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion NH3, N2O4, NH4+ lần lượt là +3, +4, -3. D. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitrogen thể hiện tính khử. Câu 12. Môi trường acid là môi trường có A. pH = 14. B. pH = 7 C. pH < 7. D. pH > 7. Câu 13. Sắp xếp các chất phổ biến trong đời sống theo thứ tự tăng dần giá trị pH? (1) Nước ammonia. (2) Nước cất. (3) Dịch dạ dày. (4) Chất thông cống. A. (3) < (2) < (4) < (1). B. (2) < (3) < (4) < (1). C. (3) < (2) < (1) < (4). D. (4) < (1) < (2) < (3). Câu 14. Theo thuyết của Brønsted – Lowry thì acid là chất A. tan trong nước phân li ra OH-. B. cho proton. C. nhận proton. D. tan trong nước phân li ra H+. Câu 15. Hiện tượng phú dưỡng là sự tích tụ lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm cả hợp chất nguyên tố X và hợp chất nguyên tố Y trong các nguồn nước, do các tác động từ con người. Hệ quả của hiện tượng này là làm cho các sinh vật trong nước như vi khuẩn, rong, rêu, tảo sinh sôi, nảy nở và phát triển mạnh. Hai nguyên tố X và Y lần lượt là A. carbon và oxygen. B. carbon và sulfur. C. nitrogen và phosphorus. D. oxygen và nitrogen. Câu 16. Mưa acid là hiện tượng tượng nước mưa có pH A. > 7. B. > 5,6. C. < 5,6. D. < 7. Câu 17. Trong tự nhiên, đồng vị của sulfur chiếm thành phần nhiều nhất là A. 32S. B. 36S. C. 33S. D. 34S. Câu 18. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. xảy ra giữa hai chất khí. B. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. Mã đề 101 - https://thi247.com/ Trang 2/3
  3. C. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. D. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. Câu 19. Phân tử ammonia có dạng hình học nào sau đây? A. Chữ T. B. Chóp tứ giác. C. Chóp tam giác. D. Tam giác đều. Câu 20. Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là: NaOH, NH4Cl, Na2SO4, (NH4)2SO4. Nếu chỉ được phép sử dụng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch trên, có thể dùng dung dịch A. AgNO3 B. Ba(OH)2. C. BaCl2. D. NaOH. Câu 21. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. KNO3. B. HCl. C. NaOH. D. CH3COOH. Câu 22. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính acid là: A. Fe(OH)3, Na2CO3, NH3. B. CuO, NaOH, FeO, Fe2O3. C. CaCO3, Cu(OH)2, FeO. D. FeS, K2CO3, Cu(OH)2. Câu 23. Xét cân bằng: Fe2O3(s) + 3CO(g)  2Fe(s) + 3CO2(g) Biểu thức hằng số cân bằng của hệ là 3 [ Fe] [CO2 ] . 2 3 CO2  [ Fe2O3 ][CO] 3 [CO] 3 A. KC = B. KC = . C. KC = . D. KC = . [ Fe2O3 ][CO] [ Fe] [CO2 ] [CO2 ] 3 3 2 3 3 CO  Câu 24. Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng thay đổi khi A. thay đổi áp suất. B. thêm chất xúc tác. C. thay đổi nhiệt độ. D. thay đổi nồng độ các chất. Câu 25. Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa là A. +3. B. +4. C. +5. D. -3. Câu 26. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. vt = vn = 0. B. vt = 0,5vn. C. vt = 2vn. D. vt = vn≠ 0. Câu 27. Một mẫu dịch vị dạ dày được đưa đi xác định độ pH, kết quả cho thấy pH của mẫu dịch vị này là 2,3. Nồng độ của ion [ H + ] trong mẫu dịch vị trên là ? A. 0,02M. B. 0,05M. C. 0,5M. D. 0,005M. Câu 28. Theo thuyết Brønsted – Lowry, chất nào dưới đây là base? 2− A. Fe3+. B. CO3 . C. Al3+. D. Cu2+. PHẦN B. TỰ LUẬN (3 Câu = 3 Điểm) Câu 1(1 điểm). Trong công nghiệp, khí hydrogen được điều chế như sau: Cho hơi nước đi qua than nung nóng, thu được hỗn hợp khí CO và H2 (gọi là khí than ướt): C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) ∆ r H 298 = 130 kJ (1) o Trộn khí than ướt với hơi nước, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác Fe2O3: CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g) ∆ r H 298 = - 42 kJ (2) o a) Vận dụng nguyên lí Le Chatelier, hãy cho biết cần tác động yếu tố nhiệt độ như thế nào để các cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều thuận. b) Trong thực tế, ở phản ứng (2), lượng hơi nước được lấy dư nhiều (4 - 5 lần) so với khí carbon monoxide. Giải thích? c) Nếu tăng áp suất, cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích? Câu 2(1 điểm). Viết các phương trình hóa học minh họa quá trình hình thành đạm nitrate trong tự nhiên xuất phát từ nitrogen? Câu 3(1 điểm). Hoà tan hoàn toàn a gam CaO vào nước thu được 500 mL dung dịch nước vôi trong (dung dịch A). Chuẩn độ 5 mL dung dịch A bằng HCl 0,1 M thấy hết 12,1 mL a) Tính nồng độ Ca(OH)2 trong dung dịch nước vôi trong. b) Tính pH của dung dịch nước vôi trong. ----------------HẾT------------------ ( Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Mã đề 101 - https://thi247.com/ Trang 3/3
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: HÓA HỌC LỚP 11 PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (28 Câu = 7 Điểm) Câu MĐ 101 MĐ 102 MĐ 103 MĐ 104 MĐ 105 MĐ 106 MĐ 107 MĐ 108 1 B D D B A B B C 2 C C B C D D D B 3 A C B A B B A D 4 C C C C B D D C 5 A B B C C D B B 6 A A A C D C D B 7 C A B C D A B C 8 C C A B D D A A 9 C A A A C C D A 10 D D B C D D D D 11 B A D C B C A C 12 C A A D C A D C 13 C D A C D B C D 14 B C A A B A A C 15 C B D A C C B C 16 C A A C B B A A 17 A D A C D D D A 18 D C C C A D B D 19 C D C B D D A B 20 B D D C C C D B 21 D C B C D D A A 22 A D C B A C A C 23 B C A D C A B A
  5. 24 C A D A C A B D 25 C D A A A B D C 26 D C A D C C C A 27 D D A A C B C A 28 B D A B C C D B PHẦN B. TỰ LUẬN (3 Câu = 3 Điểm) Mã đề lẻ ( 101, 103, 105, 107): Câu 1 ( 1 điểm): Trong công nghiệp, khí hydrogen được điều chế như sau: Cho hơi nước đi qua than nung nóng, thu được hỗn hợp khí CO và H2 (gọi là khí than ướt): C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) ∆ r H 298 o = 130 kJ (1) Trộn khí than ướt với hơi nước, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác Fe2O3: CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g) ∆ r H 298 o = - 42 kJ (2) a) Vận dụng nguyên lí Le Chatelier, hãy cho biết cần tác động yếu tố nhiệt độ như thế nào để các cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều thuận. b) Trong thực tế, ở phản ứng (2), lượng hơi nước được lấy dư nhiều (4 - 5 lần) so với khí carbon monoxide. Giải thích. c) Nếu tăng áp suất, cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích? a Phản ứng (1) có ∆ r H 298 o > 0, chiều thuận là thu nhiệt, nên để cân bằng chuyển dịch về bên phải thì cần tăng nhiệt độ (thực tế phản ứng được thực hiện ở khoảng 0,5 đ 1.000°C). Phản ứng (2) có ∆ r H 298 o < 0, chiều thuận là toả nhiệt, nên để cân bằng chuyển dịch về bên phải thì cần giảm nhiệt độ (thực tế phản ứng được thực hiện ở khoảng 450°C, nhiệt độ không quả thấp để làm tăng tốc độ phản ứng). b Ở phản ứng (2), người ta lấy lượng hơi nước dư nhiều (thường dư 4 - 5 lần) so với khí carbon monoxide, tức là làm tăng nồng độ của hơi nước, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của hơi nước, tức là theo chiều thuận. 0,25 đ c Nếu tăng áp suất, các cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều số mol khí giảm) 0,25đ Cân bằng (2) không chuyển dịch theo chiều nào vì số mol khí ở cả hai vế bằng nhau.
  6. Câu 2(1 điểm). Viết các phương trình hóa học minh họa quá trình hình thành đạm nitrate trong tự nhiên xuất phát từ nitrogen? Trước tiên, nitrogen monoxide được tạo thành từ nitrogen và oxygen khi có sấm sét.  2NO(g) N2(g) + O2(g)  ∆ r H o298 = 182,6 kJ 0,25đ Sau đó, nitrogen monoxide nhanh chóng bị oxi hoá bởi oxygen trong khí quyển tạo thành nitrogen dioxide (NO2). ∆ r H o298 = −116,2 kJ 0,25đ 2NO(g) + O2(g)  → 2NO2(g) Tiếp theo là quá trình nitrogen dioxide chuyển thành acid trong nước mưa, có thể được mô tả qua phản ứng 4NO2(g) + 2H2O(l) + O2(g)  → 4HNO3(aq) 0,25đ HNO3  → H+ + NO3- Nước mưa với nồng độ acid phù hợp sẽ giúp cung cấp đạm cho đất ở dạng ion nitrate 0,25đ cần thiết cho cây trồng. Câu 3(1 điểm). Hoà tan hoàn toàn a gam CaO vào nước thu được 500 mL dung dịch nước vôi trong (dung dịch A). Chuẩn độ 5 mL dung dịch A bằng HCl 0,1 M thấy hết 12,1 mL a) Tính nồng độ Ca(OH)2 trong dung dịch nước vôi trong. b) Tính pH của dung dịch nước vôi trong. CaO + H2O Ca(OH)2 - Xét 5ml ddA Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O 0,5đ nHCl = 0,1. 0,0121 = 0,00121 mol, nCa(OH)2 = 0,000605 mol - Trong 500ml -----nCa(OH)2 = 0,0605 mol a CM (Ca(OH)2 ) = n/V = 0,0605/ 0,5 = 0,121 mol/l 0,25đ b Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH- 0,121 0,242 pH = -lg[H+ ] = - lg (10-14/0,242 ) = 13,38 0,25đ
  7. Mã đề chẵn( 102, 104, 106, 108): Câu 1 ( 1 điểm): Trong công nghiệp, khí hydrogen được điều chế như sau: Cho hơi nước đi qua than nung nóng, thu được hỗn hợp khí CO và H2 (gọi là khí than ướt): C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) ∆ r H 298 o = 130 kJ (1) Trộn khí than ướt với hơi nước, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác Fe2O3: CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g) ∆ r H 298 o = - 42 kJ (2) a) Vận dụng nguyên lí Le Chatelier, hãy cho biết cần tác động yếu tố nhiệt độ như thế nào để các cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều thuận. b) Trong thực tế, ở phản ứng (2), lượng hơi nước được lấy dư nhiều (4 - 5 lần) so với khí carbon monoxide. Giải thích. c) Nếu tăng áp suất, cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích? a Phản ứng (1) có ∆ r H 298 o > 0, chiều thuận là thu nhiệt, nên để cân bằng chuyển dịch về bên phải thì cần tăng nhiệt độ (thực tế phản ứng được thực hiện ở khoảng 1.000°C). Phản ứng (2) có ∆ r H 298 o < 0, chiều thuận là toả nhiệt, nên để cân bằng chuyển dịch 0,5 đ về bên phải thì cần giảm nhiệt độ (thực tế phản ứng được thực hiện ở khoảng 450°C, nhiệt độ không quả thấp để làm tăng tốc độ phản ứng). b Ở phản ứng (2), người ta lấy lượng hơi nước dư nhiều (thường dư 4 - 5 lần) so với khí carbon monoxide, tức là làm tăng nồng độ của hơi nước, cân bằng chuyển 0,25 đ dịch theo chiều làm giảm nồng độ của hơi nước, tức là theo chiều thuận. c Nếu tăng áp suất, các cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều số mol khí giảm) 0,25đ Cân bằng (2) không chuyển dịch theo chiều nào vì số mol khí ở cả hai vế bằng nhau. Câu 2(1 điểm). Sử dụng kiến thức hóa học để giải thích câu ca dao sau: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. Trước tiên, nitrogen monoxide được tạo thành từ nitrogen và oxygen khi có sấm sét.  2NO(g) ∆ r H o298 = 182,6 kJ 0,25đ N2(g) + O2(g)  Sau đó, nitrogen monoxide nhanh chóng bị oxi hoá bởi oxygen trong khí quyển tạo thành nitrogen dioxide (NO2). 0,25đ 2NO(g) + O2(g)  → 2NO2(g) ∆ r H o298 = −116,2 kJ Tiếp theo là quá trình nitrogen dioxide chuyển thành acid trong nước mưa, có thể được mô tả qua phản ứng 0,25đ 4NO2(g) + 2H2O(l) + O2(g)  → 4HNO3(aq)
  8. HNO3  → H+ + NO3- Nước mưa với nồng độ acid phù hợp sẽ giúp cung cấp đạm cho đất ở dạng ion nitrate cần thiết cho cây trồng. 0,25đ Câu 3(1 điểm). Hoà tan hoàn toàn a gam CaO vào nước thu được 500 mL dung dịch nước vôi trong (dung dịch A). Chuẩn độ 10 mL dung dịch A bằng HCl 0,1 M thấy hết 24,2 mL. a) Tính nồng độ Ca(OH)2 trong dung dịch nước vôi trong. b) Tính pH của dung dịch nước vôi trong. CaO + H2O Ca(OH)2 - Xét 10ml ddA Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O 0,5đ nHCl = 0,1. 0,0242 = 0,00242 mol, nCa(OH)2 = 0,00121 mol - Trong 500ml ----- nCa(OH)2 = 0,0605 mol a CM (Ca(OH)2 ) = n/V = 0,0605 / 0,5 = 0,121 mol/l 0,25đ b Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH- 0, 121 0,242 pH = -lg[H+ ] = - lg (10-14/0,242 ) = 13,38 0,25đ Chú ý : Học sinh giải thích, làm bài theo cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa. ----------------HẾT------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1