intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ: HÓA HỌC Môn: Hóa học 11 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề: 230 Ngày kiểm tra: 02/11/2023 Họ và tên: ...................................................... Lớp:....................... SBD:........................ I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Học sinh chọn đáp án đúng nhất và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Trong khí quyển nitrogen tồn tại chủ yếu ở dạng A. ion. B. hợp chất hữu cơ. C. đơn chất. D. hợp chất vô cơ. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về NH3 là không đúng? A. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực. B. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước. C. Khí NH3 nặng hơn không khí. D. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai. Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của nitrogen? A. sản xuất phân lân. B. tạo khí quyển trơ. C. bảo quản thực phẩm. D. bảo quản mẫu vật phẩm trong y học. Câu 4: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? A. Dung dịch benzene trong ancol. B. Dung dịch muối ăn. C. Dung dịch đường. D. Dung dịch ancol etylic. Câu 5: Cho dung dịch NaOH dư vào 200mL dung dịch NH4NO3 1M, đun nóng nhẹ, thể tích khí thu được ở đkc là A. 1,2395 lít. B. 4,958 lít. C. 3,7185 lít. D. 2,479 lít. Câu 6: Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen trong hợp chất HNO3? A. +4. B. +5. C. +2. D. -2. Câu 7: Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, A. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi. B. tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần. C. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. D. phản ứng hoá học không xảy ra. Câu 8: Xét phản ứng: xảy ra ở 850oC. Nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [CO2] = 0,2M; [H2] = 0,5M; [CO] = [H2O] = 0,3M. Tính hằng số cân bằng K. A. 1,2 B. 0,9 C. 0,3 D. 0,6 Câu 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. C. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. D. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. Câu 10: Theo thuyết của Bronsted – Lowry thì acid là chất A. tan trong nước phân li ra H+. B. tan trong nước phân li ra OH-. C. cho proton. D. nhận proton. Câu 11: Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng: H2(g) + I2(g) ?2HI(g) là A. B. C. D. Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. H2S. B. CO2. C. H2O. D. NaOH. Câu 13: Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,1M là A. 13. B. 11. C. 1. D. 3. Câu 14: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. B. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. C. xảy ra giữa hai chất khí. Trang 1/3 - Mã Đề 230
  2. D. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. Câu 15: Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. nitrogen có độ âm điện lớn. B. phân tử nitrogen không phân cực. C. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. D. phân tử nitrogen có liên kết ba rất bền. Câu 16: Phản ứng nào sau đây N2 thể hiện tính khử? A. N2 + 3Ca → Ca3N2 B. N3 + 3H2 2NH3 C. N2 + 6Li → 2Li3N D. N2 + O2 → 2NO Câu 17: Tính base của ammonia được thể hiện qua phản ứng nào sau đây? A. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O. B. NH3 + HCl → NH4Cl. C. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O. D. 2NH3+ 3CuO 3Cu + 2N2↑ + 3H2O. Câu 18: Vai trò của NH3 trong phản ứng: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O là A. Chất oxi hóa. B. Acid. C. Chất khử. D. Base. Câu 19: Cho cân bằng hoá học: PCl5(g) ? PCl3(g) + Cl2(g) ; ΔrH 298 > 0. Cân bằng chuyển dịch theo chiều o thuận khi A. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng B. thêm PCl3vào hệ phản ứng C. thêm Cl2vào hệ phản ứng D. tăng áp suất của hệ phản ứng Câu 20: Các dung dịch acid, base, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các A. cation (ion dương). B. anion (ion âm). C. chất. D. ion trái dấu. - Câu 21: Nồng độ mol của ion NO3 trong dung dịch Al(NO3)3 0,05M là A. 0,05M. B. 0,02M. C. 0,1M. D. 0,15M. Câu 22: Các tính chất hoá học của HNO3 là A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. B. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ. C. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. Câu 23: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ mol sau đây, dung dịch nào có độ dẫn điện yếu nhất? A. NaCl. B. KOH. C. CH3COOH. D. HNO3. Câu 24: Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố A. nồng độ. B. chất xúc tác. C. áp suất. D. nhiệt độ. Câu 25: Phản ứng giữa dung dịch HNO3 với chất nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá khử? A. FeO. B. Cu. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4. Câu 26: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. Câu 27: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,050M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ? A. [H+] < 0,050 M B. [H+] > [CH3COO-] C. [H+] = 0,050 M D. [H+] < [CH3COO-] Câu 28: Chất nào sau đây là chất điện li? A. Cl2. B. MgO. C. HNO3. D. CH4. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (1 điểm): Cân bằng của phản ứng N 2 (k) + O 2 (k) 2NO(k) được thực hiện ở toC có hằng số cân bằng là 40. Biết rằng nồng độ ban đầu của N2 và O2 đều bằng 0,01M. a. Nếu bơm thêm khí O2 vào hỗn hợp thì cân bằng sẽ chuyển dịch về phía nào? Giải thích. Trang 2/3 - Mã Đề 230
  3. b. Tính [N2] ở trạng thái cân bằng. Câu 2 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện (nếu có): a. NaOH + HCl b. Đun nóng NH4Cl c. CuO + HNO3 d. NH3 + O2 Câu 3 (0,5 điểm): Trình bày hiện tượng xảy ra khi nhỏ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2, viết phương trình hoá học xảy ra. Câu 4 (0,5 điểm): Cho 1,92 gam kim loại M vào dung dịch nitric acid đặc thu được 1,4874 lít khí NO2 (điều kiện chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). a. Để hạn chế NO2 thoát ra môi trường, người ta dùng bông tẩm dung dịch chất X chặn trên miệng bình chứa. Chọn chất X thích hợp và viết phương trình hoá học minh hoạ. b. Xác định kim loại M. ---------- HẾT ---------- Cho biết NTK của Al = 27 ; Cu = 62 ; Fe = 56 ; Mg = 24 ; N = 14 ; H = 1 ; O =16 (Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Trang 3/3 - Mã Đề 230
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2