intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)

  1.      SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI GIỮA KỲ LỚP 12­BAN CƠ BẢN     TRƯỜNG THPT GIO LINH  NĂM HỌC: 2021 ­ 2022 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ (Khóa thi: Ngày 05 tháng 11 năm 2021) ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HÓA HỌC (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề  Mã đề thi: 002 Họ và tên học sinh…………………………. SBD……………….. Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; Na=23; K=39;   Mg=24; Ca=40; Ba=137; Al=27; Fe=56; Ni=59; Cu=64; Ag=108. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Có 28 câu trắc nghiệm, từ câu 1 đến câu 28) Câu 1: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol? A. Glyxin. B. Metyl axetat. C. Tripanmitin. D. Glucozơ. Câu 2: Chất béo là thành phần chính trong dầu thực vật và mỡ động vật. Trong số các chất sau đây,  chất nào là chất béo? A. (C15H31COO)2C3H5. B. (C17H33COO)2C2H4. C. (C17H35COO)3C3H5. D. CH3COOC6H5. Câu 3: Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là A. 12. B. 6. C. 11. D. 22. Câu 4: Phản ứng đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit H2SO4 đặc làm xúc tác còn  được gọi là phản ứng A. trùng hợp. B. este hóa. C. xà phòng hóa. D. trao đổi ion. Câu 5: Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t )?o A. Tristearin. B. Glucozơ. C. Trilinolein. D. Vinyl axetat. Câu 6: Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô  cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 5,3. B. 4,9. C. 4,1. D. 5,2. Câu 7: Chất X ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị và không tan trong nước. Thủy phân hoàn toàn  chất X, thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. Tên gọi  của X và Y lần lượt là A. Tinh bột và glucozơ. B. Xenlulozơ và glucozơ. C. Saccarozơ và fructozơ. D. Xenlulozơ và  fructozơ. Câu 8: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Ancol etylic. D. Fructozơ. Câu 9: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. anđehit. B. xeton. C. axit. D. ancol. Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 11: Este nào sau đây có mùi chuối chín là? A. Benzyl axetat. B. Etyl butirat. C. Geranyl axetat. D. Isoamyl axetat. Câu 12: Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit? A. Fructozơ. B. Glixerol. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ. Câu 13: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức  cấu tạo của X là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOC2H5. Câu 14: Trilinolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức của trilinolein là A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H31COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5. Câu 15: Ở điều kiện thích hợp, phản ứng của tinh bột với chất nào sau đây tạo thành dung dịch màu  xanh tím? Trang 1/2 – Mã đề 002
  2. A. I2. B. H2O (to, H+). C. H2 (to, Ni). D. O2 (to). Câu 16: Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh A. saccarozơ. B. tinh bột. C. glucozơ. D. fructozơ. Câu 17: Este X được tạo bởi ancol metylic và axit fomic. Công thức của X là A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3. Câu 18: Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu  được 0,92 gam glixerol và 9,58 gam hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và axit oleic. Giá trị của a  là A. 8,82. B. 9,91. C. 10,90. D. 8,92. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este, thu được 19,8 gam CO2 và 0,45 mol H2O. Công thức phân  tử este là A. C4H8O2. B. C3H4O2. C. C3H6O2. D. C5H10O2. Câu 20: Glucozơ phản ứng được với chất nào tạo thành sobitol? A. O2 (to). B. H2 (to, Ni). C. AgNO3/NH3 (to). D. Cu(OH)2. Câu 21: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat,  natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất  trên? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 22: Công thức axit stearic là A. C17H35COOH. B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 23: Thuỷ phân tripanmitin có công thức (C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH thu được  glixerol và muối X. Công thức của X là A. CH3COONa. B. HCOONa. C. C17H33COONa. D. C15H31COONa. Câu 24: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. propyl axetat. B. etyl axetat. C. metyl propionat. D. metyl axetat. Câu 25: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch  AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là A. etyl axetat. B. glucozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. Câu 26: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia  phản ứng thủy phân là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 27: Cho 0,9 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu  được m gam Ag. Giá trị của m là A. 0,54. B. 1,08. C. 2,16. D. 1,62. Câu 28: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 câu tự luận)     Câu 1 (1 điểm): Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu  được chất Y có công thức phân tử C3H5O2Na. Hãy xác định công thức của X và gọi tên X? Câu 2 (1 điểm): Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Viết phương trình phản  ứng xảy ra và tính m? Câu 3 (1 điểm): Khi lên men m gam glucozơ thì thu được 0,15 mol C2H5OH. Mặt khác, m gam  glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 0,2 mol Ag. Viết các  phương trình phản ứng xảy ra và tính hiệu suất của quá trình lên men? ­­­­­­HẾT­­­­­­ Trang 2/2 – Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2